6. Bố cục của đề tài
1.3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TỪNG BƯỚC KHÔI PHỤC VÀ
CỦNG CÓ LẠI CÁC KHU CĂN CỨ CŨ (TỪ THÁNG 7-1954 ĐẾN 1958)
Vấn đề xây dựng và củng cố lại các khu căn cứ địa sau kháng chiến đã được Trung ương Đảng chú ý. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu (khóa II) họp từ ngày 15-7 đến 18-7-1954 về chuyển hướng công tác ở miền Nam đã đề ra các công tác cụ thể đó là: “củng cố vùng tự do cũ” [47, tr.24].
21
Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới của cách mạng miền Nam (ngày 5-9-1954) có đề ra phương châm công tác đó là: “Đẩy mạnh công tác thành thị, giữ vững và phát triển cơ sở nông thôn, đặc biệt là cơ sở vùng căn cứ du kích và du kích cũ” [47, tr.37].
Nghị quyết của Bộ Chính trị về tính chất, phương châm và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam (ngày 8-6-2954) đã vạch rõ: “xây dựng căn cứ làm chỗ dựa; xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển lực lượng vũ trang” [47, tr.111].
Nghị quyết số 6 của Bộ Chính trị tháng 12 năm 1956 xác định: "Con đường tất yếu của cách mạng miền Nam là bạo lực, chủ trương tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ rừng núi" [61, tr.298]. Nghị quyết số 6 của Bộ Chính trị đã đánh dấu việc chính thức tái lập lực lượng vũ trang và các căn cứ địa kháng chiến ở Nam Bộ nói riêng và toàn miền Nam nói chung.
- Các khu căn cứ từng bước được khôi phục
* Chiến khu Đ
Chiến khu Đ với rừng rậm trùng điệp chỉ cách thành phố Sài Gòn 30km về hướng đông, nối liền với nam Tây Nguyên, đây là địa bàn lý tưởng để xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, một bàn đạp tiến công vào các cơ quan đầu náo của Mỹ ngụy ở Sài Gòn và miền Đông Nam Bộ
Miền Đông Nam Bộ là một địa bàn chiến lược quan trọng ở Nam Bộ, có đường thủy, đường bộ, đưỡng sắt nối liền Nam - Bắc vào Sài Gòn. Miền Đông lại có trục tam giác Sài Gòn - Biên Hòa - Vũng Tàu, là khu vực hậu cần chiến lược chủ yếu của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Ngay từ đầu khi bắt dầu thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhận thức ngay rằng chiến khu Đ là một căn cứ địa của cách mạng uy hiếp trực tiếp các cơ quan đầu não của chúng ở miền Đông và Sài Gòn. Do vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu
22
cửa Mỹ ngụy là triệt phá và chia cắt chiến khu Đ cùng với các căn cứ quan trọng khác ở miền Đông.
Sau Hiệp định Giơnevơ, lực lượng vũ trang ta vừa rút khỏi căn cứ về điểm tập kết ở Hàm Tân - Xuyên Mộc, địch lập tức tràn vào chiến khu. Chúng nhanh chóng xây dựng bộ máy tề ngụy, xây đồn bót, tổ chức các đội bảo an, dân vệ để kìm kẹp nhân dân.
Tiếp đó trong hai năm 1954-1955, Mỹ ngụy đã cưỡng bức hơn 150.000 đồng bào theo đạo Thiên chúa từ miền Bắc vào bố trí dọc lộ 1, 15, 20 cửa ngõ Sài Gòn và ngoại vi chiến khu Đ. Ngay trong căn cứ, Diệm bố trí gần 1 vạn đồng bào Thiên chúa giáo di cư thành lập xã Thái Hưng (thuộc xã Lộc An, huyện Tân Uyên - trung tâm chiến khu Đ). Hàng loạt dinh điền được địch lập lên ở Khánh Vân, Sình, Bà Đã, Váng Hương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng … Có thể thấy, âm mưu của Mỹ Diệm là nhằm xây dựng một lực lượng chính trị làm hậu thuẫn cho chính sách thực dân mới, tạo ra mâu thuẫn giữa dân trong địa bàn chiến khu và đồng bào công giáo. Ở phía nam chiến khu Đ, địch cho bọn tư sản và công chức cao cấp lập nhiều trại be với danh nghĩa khai thác lâm sản, nhưng mục đích chính là phá rừng, ủi đường để xẻ ngang, cắt dọc chiến khu Đ phục vụ yêu cầu kiểm soát đánh phá vùng căn cứ kháng chiến.
Về quân sự, ngày 23 tháng 9 năm 1959, Diệm thành lập tỉnh Phước Thành. Phước Thành cùng với các chi khu, tiểu khu Chơn Thành, Bình Long, Phước Long, Đồng Xoài, Lộc Ninh... tạo thành một hệ thống cứ điểm quân sự liên hoàn bao vây chia cắt chiến khu Đ với chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu Đ với nam Tây Nguyên; đồng thời tạo thành tuyến phòng thủ về hướng đông và đông bắc Sài Gòn.
Thắng 4 năm 1955, toàn bộ quận viễn chinh Pháp rút về nước. Để biến quân ngụy tay sai Pháp thành quân ngụy tay sai Mỹ, Diệm ra sức mua chuộc,
23
dụ dỗ, đi đến trấn áp, tiêu diệt các lực lượng giáo phái thân Pháp chống đối Diệm.
Cuối tháng 9 năm 1955, 200 quân Bình Xuyên do trung tá Võ Văn Môn chỉ huy, được cán bộ ta hướng dẫn, đã rút ra vùng căn cứ Bàu Lâm (Xuyên Mộc, Bà Rịa). Sau đó Xứ ủy cử 2 đoàn cán bộ do Phạm Văn Thuận (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa) cùng Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh đưa lực lượng này về chiến khu Đ.
Tháng 7 năm 1956, Diệm mở chiến dịch Trương Tấn Bửu nhằm tiêu diệt những đảng viên Cộng sản, những người yêu nước và kháng chiến trở về. Ở chiến khu Đ, nhiều đảng viên đã lánh vào các phum, sóc của đồng bào dân tộc Stiêng, Chơro, Mạ... ở Bù Cháp, Lý Lịch, Bo Xompo để làm địa bàn hoạt động. Đồng chí Chín Quỳ - một đảng viên cũ được bố trí ở lại miền Nam, hiểu rành rừng núi chiến khu - trước hành động khủng bố của Mỹ-Diệm đá quy tụ một số anh em kháng chiến cũ vào rừng chiến khu, tổ chức sản xuất, cướp súng địch tự vũ trang, bí mật diệt ác ôn.
Ngày 20 tháng 10 năm 1956, với danh nghĩa “Bình Xuyên”, lực lượng ta đánh sân bay Bến Củi thu nhiều vũ khí, thu 5 xe vận tải gạo và 1,7 triệu đồng ngụy. Sau đó, lực lượng ta tiến công vào sở cao su Dầu Tiếng, nhưng chỉ thu được 15 súng [30, tr.180].
Tháng 12 năm 1956, Xứ ủy triển khai các chủ trương về đấu tranh cho các địa phương mua súng xây dựng lực lượng vũ trang. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến được Xứ ủy cử về miền Đông để thực hiện nhiệm vụ thống nhất các lực lượng vũ trang. Hai đồng chí Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh phụ trách việc xây dựng căn cứ trên địa bài miền Đông Nam Bộ.
Đến năm 1957, miền Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng căn cứ lớn: Căn cứ Đông Bắc gồm chiến khu Đ (cũ) được mở rộng lên giáp biên giới Việt Nam - Campuchia, sau gọi là chiến khu A. Vùng căn cứ Tây Bắc gồm căn cứ
24
Dương Minh Châu (cũ) và rừng núi tỉnh Tây Ninh sau gọi là khu B. Khu căn cứ Thị Tính, Long Nguyên (Bến Cát) gọi là khu C. Các căn cứ núi Mây Tàu, Hắc Dịch, rừng Sác sông La Ngà là khu E. Từ chiến khu Đ (khu A) đường liên lạc bộ được nối thông với các căn cứ. Xứ ủy đã cử nhiều cán bộ quân sự ở miền Tây Nam Bộ về tăng cường cho miền Đông, trong đó có các đồng chí Lê Thành Công (Sáu Thịnh), Đặng Văn Huấn (Sáu Huấn), Võ Cương (Mười Năng)… [30, tr.181-182].
Đầu năm 1957, một số cán bộ, đảng viên ở Biên Hòa bị địch khủng bố đã về chiến khu Đ kết hợp với đội vũ trang của đồng chí Chín Quỳ hình thành đội vũ trang lấy phiên hiệu C250. Đây là một trong những đơn vị tiền thân quan trọng của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ sau này.
Lực lượng cách mạng của ta càng phát triển, vấn đề đảm bảo hậu cần nhất là lương thực càng gặp khổ khăn trước sự đánh phá và kiểm soát của địch. Trước tình hình đó, Đảng ủy (lực lượng Bình Xuyên) quyết định lấy danh nghĩa Bình Xuyên đưa lực lượng đánh vào các đồn điền cao su của tư bản Pháp để giải quyết hậu cần. Thay mặt Xứ ủy, đồng chí Tám Kiến Quốc đã đưa 2 trung đội vũ trang từ miền Tây Nam Bộ lên miền Đồng để tăng cường lực lượng.
Ngày 10 tháng 8 năm 1957, lực lượng vũ trang ở chiến khu Đ và chiến khu Dương Minh Châu do đồng chí Lâm Quốc Đăng chỉ huy với danh nghĩa "quân giáo phái ly khai” tiến công địch ở đồn điền cao su Minh Thạnh. Đồn điền này nằm án ngứ giữa 2 khu căn cứ cách mạng. Sau 30 phút chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ sở, thu nhiều lương thực và 4 trệu đồng (tiền ngụy) [30, tr. 182].
Tiếp đó, ngày 18 thắng 9 năm 1957, các đội vũ trang trong chiến khu đã tổ chức tập kích vào trại Be Biên Hòa. Đây là cơ sở khai thác gỗ rừng của Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đinh Nhu) vừa để khai thác kinh tế, vừa mang tính chất quân sự án ngữ phía nam chiến khu Đ, từ đây chúng mở các đường ủi để
25
chia cắt căn cứ đông bắc của miền Đông thành từng ô cô lập nhau. Trại Be Biên Hòa do một đại đội bảo an canh giữ.
Với quyết tâm dập tan âm mưu phá rừng, phá căn cứ của địch, đại đội C250 kết hợp cùng lực lượng vũ trang Bình Xuyên (danh nghĩa) đã bất ngờ tập kích tiêu diệt đại đội bảo an này. Ta thu 80 xe cơ giới và nhiều vũ khí, quân trang. Sự chỉ đạo đúng của Đảng ủy và thắng lợi của lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ, đánh đấu một bước phát triển của lực lượng vũ trang cách mạng trên địa bàn chiến khu, bước đầu phá vỡ âm mưu của địch hòng bao vây, chia cắt địa bàn căn cứ chiến khu Đ, góp phần giải quyết khó khăn lương thực cho lực lượng.
Tháng 10 năm 1957, Xứ ủy cử đồng chí Lê Thành Công (Sáu Thịnh) tập hợp những đồng chí cốt cán của ta kết hợp với lực lượng địa phương củaa Tây Ninh thành tập đại đội vũ trang (gồm có 4 trung đội), lấy phiên hiệu C60 ở Bàu Rã (chiến khu Đ). Đây là một trong những đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ.
Đến cuối năm 1957, chiến khu Đ bước đầu khôi phục, là địa bàn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Xứ, là nơi đứng chân hoạt động của nhiều đơn vị vũ trang tập trung: C50, C70, C80, C250...
* Căn cứ U Minh
Trong khi nhiều nơi đã bắt tay ngay vào khác phục hậu quả chiến tranh thì căn cứ địa U Minh lại đứng trước thử thách mới, gánh vác một nhiệm vụ quan trọng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt của cách mạng, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Đó là xây dựng khu tập kết 200 ngày và chuẩn bị thế trận hậu phương cho một cuộc chiến đấu mới, khi đối phương phá bỏ hiệp định đã ký kết.
Tại U Minh, chính quyển Ngô Đình Diệm đã đưa hơn 60.000 giáo dân di cư về đây thành lập các khu dinh điền. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Bán cán sự Cà Mau Bắc, nhân dân địa phương đã kiên quyết không rời bỏ làng,
26
khéo léo biết kết hợp giữa đấu tranh tuyên truyền vận động bà con giáo dân, thuyết phục vận động bà con giáo dân. Kết quả là phần lớn giáo dân đã rời U Minh sang Tân Hiệp - Rạch Giá, số còn lại phân tán sông xen lẫn trong các xóm, ấp cùng với dân địa phương.
Tháng 10 năm 1954, Xứ ủy Nam Bộ họp phiên đầu tiên tại Chắc Băng - một địa điểm nằm trong rừng tràm U Minh. Hội nghị đã quyết định thay đổi tên gọi Phân liên khu thành Liên tỉnh ủy và điều chỉnh lại địa bàn cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Theo đó, căn cứ địa U Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên tỉnh ủy miền Tây. Tại căn cứ địa U Minh, Liên tỉnh ủy đã chọn được 400 cán bộ dân sự cùng với 200 cán bộ quân sự từ các đơn vị chủ lực các tỉnh, các cơ quan; tổ chức bố trí cho số cán bộ này ở lại bám trụ địa bàn.
Tại căn cứ địa U Minh đã có hơn 20 hầm bí mật cất giấu vũ khí, chưa kể số hầm cất giấu 6 tấn súng đạn mà ta cho ghe, xuồng chuyền từ tàu Xtaprôpôn của Liên Xô neo đậu ngoài cửa sông Ông Đốc vào.
Ngày 8 tháng 7 năm 1954, quân đội Pháp cùng toàn bộ chính quyền tay sai bắt đầu rút khỏi U Minh và ngày 23 tháng 8, chúng bàn giao lại cho ta tiếp quản. lực lượng vũ trang, các cơ quan ban ngành của các tỉnh miền Tây cũng bắt đầu tập kết về U Minh để xuống tàu ra Bắc. Lúc này, Xứ ủy đang đứng chân ở các kinh 11, 13, 14 nên việc chỉ đạo Khu tập kết 200 ngày rất chặt chẽ và kịp thời. Cấp ủy đảng, các cơ quan, ban ngành và nhân dân U Minh được giao nhiệm vụ quan trọng là bảo đảm an toàn cho cơ quan lãnh đạo và các lực lượng trong thời gian chuyển quân tập kết. Đồng thời, phải khẩn trương tích cực chuẩn bị mọi mặt, nhất là về tư tưởng để bước vào cuộc đấu trạnh mới chống đế quốc Mỹ và tay sai của chúng.
Ba ngày sau khi quân Pháp rút (11-8), tại U Minh Thượng, ta tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng lớn kéo dài tới 3 ngày đêm với hơn 15.000 người tham dự. Sau đó, ta huy động trên 10.000 lượt người tổ chức phá dỡ cản
27
đất ở vàm kệnh xáng Chắc Băng và cản cây ở bến Luông để khai thông luồng lạch cho tàu ra vào và xây dựng địa điểm đưa đón các lực lượng đi tập kết.
Nhiệm vụ cấp bách lúc này đối vối căn cứ địa U Minh là phải tổ chức sắp xếp lại lực lượng và chuyển hướng đấu tranh cho phù hợp với tình hình, và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Đó là tranh thủ thời gian tập kết 200 ngày, khẩn trương xây dựng vùng căn cứ, nhất là khu vực tập kết do ta quản lý thành vùng tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hoá. Đáng lưu ý là Xứ ủy và Liên tinh ủy miền Tây đã khẩn ttương trực tiếp chỉ đạo việc tạo thế, tạo lực cho căn cứ địa U Minh thông qua việc bố trí, sắp xếp lại lực lượng một cách hợp lý, phân công cho số cán bộ vượt ngục từ Côn Đảo về và từ Thái Lan qua; định hướng hoạt động cho một số tổ chức quần chúng, cài cắm lực lượng vào hàng ngũ địch ...
Tranh thù thời gian 200 ngày, Liên Tỉnh ủy miền Tây, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Khu 9 đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị nhành chóng củng cố, xây dựng căn cứ địa U Minh phát triển về mọi mặt. Chính quyền cách mạng đã cứu trợ hàng chục tấn gạo, hàng trăm ngàn đồng bạc cho những gia đình nghèo đói, hỗ trợ một phần cho dân dựng lại hàng trăm ngôi nhà đổ nát. Chỉ trong vòng 6 tháng, tại căn cứ địa U Minh đã có thêm 20 trường học được xây mới, 75% số người không biết đọc, không biết viết đã được xoá mù, hàng trăm cán bộ y tế, giáo dục được đào tạo gấp rút. Ngày 31 tháng 1 năm 1955, công việc hành chính ở Khu tập kết 200 ngày được giao lại cho đối phương quản lý.
Nhận thấy vai trò, vị trí chiến lược của U Minh và đặc biệt là ảnh hưỏng của Khu tập kết 200 ngày trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương nên sau khi vừa nhận bàn giao xong, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho thiết lập ngay đặc khu An Phước. Cùng với đặc khu là một tiểu khu quân sự cũng được hình thành. Dưới đặc khu có các phân quận Cà Mau Bắc, Thới Bình, Phước Long và An Biên, dưới tiểu khu là các
28
chi khu. Cuối tháng 4 năm 1955, đặc khu An Phước được tổ chức hoàn chỉnh. Đích thân Ngô Đình Diệm đã xuống dự lễ khánh thành đặc khu này.
Ở miền Tây Nam Bộ, địch mở liên tiếp 2 chiến dịch mang tên Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Huệ (kéo dài từ 6 - 5 - 1955 đến 31 - 5 - 1956) nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang của Hoà Hảo. Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Bộ dã có điện gửi Liên tỉnh ủy miền Tây về chủ trương tranh thủ hợp tác với giáo