ĐẢNG LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG CÁC KHU CĂN CỨ

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 40 - 50)

6. Bố cục của đề tài

2.2.ĐẢNG LÃNH ĐẠO MỞ RỘNG CÁC KHU CĂN CỨ

Bước sang năm 1958, yêu cầu xây dựng căn cứ địa cách mạng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tháng 12-1958, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương xây dựng các khu căn cứ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ và Đồng Tháp Mười.

Ngày 21-1-1959, Xứ ủy Nam Bộ ra kế hoạch công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng trên phạm vi toàn miền, đặc biệt là các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Tháp Mười. Trong đó có nếu rõ “Hoạt động xây dựng căn cứ địa phải bí mật, vững chắc là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần giành thắng lợi quyết định ở chiến trường miền Nam” [47, tr. 174-175].

Bức điện Ban Bí thư Trung ương Đảng gưi Xứ ủy Nam Bộ (ngày 7-5- 1959) về chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị, củng cố tực lực đối phó với kẻ thù có nêu rõ phương hướng công tác cụ thể là: “Nam Bộ có thể và cần phải xây dựng căn cứ địa cách mạng để đáu tranh lâu dài” [47, tr.178] và “Cần chú trọng xây dựng căn cứ miền Đông, đồng thời chú trọng xây dựng các khu căn cứ khác ở miền Tây và miền Trung Nam Bộ” [47, tr. 178]. Bức điện đã nêu rõ cần đẩy mạnh xây dựng các khu căn cứ để tạo ra cơ sở cho lực lượng vũ trang được củng cố và phát triển.

Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác trước mắt của Đảng bộ miền Nam (ngày 12-2-1960) và bức điện Trung ương Đảng gửi Xứ ủy Nam Bộ về đánh giá tình hình và xác định phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam (7-1960) đã đề cấp đến vấn đề xây dựng căn cứ địa ở các vùng rừng núi.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Nam Bộ, các khu căn cứ địa tại Nam Bộ đã được mở rộng để đáp ứng yêu cầu của cách mạng:

36

* Chiến khu Đ

Việc xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung hoạt động trên địa bàn rừng núi ở miền Đông Nam Bộ đã mở ra nhiều khả năng và yêu cầu mới trong vấn đề xây dựng, mở rộng căn cứ làm chỗ dựa cho lực lượng cách mạng.

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng căn cứ, tháng 3 năm 1958, Xứ ủy thành lập Ban quân sự và Đảng ủy lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, Ủy viên quân sự của Xứ ủy được phân công kiêm nhiệm truởng ban quân sự miền Đông. Đảng ủy lực lượng vũ trang gồm các đồng chí Mai Chí Thọ, Nguyễn Việt Hồng, Ba Trọng Nhân.

Từ năm 1958, Ngô Đình Diệm càng đẩy mạnh hơn chiến dịch “tố cộng, diệt cộng", đàn áp phong trào cách mạng ngày càng khốc liệt. Trước tình hình đó, Ban quân sự và Đảng ủy lực lượng vũ trang miền Đông, được Xứ ủy đồng ý, đã qụyết định tổ chức một trận đánh lớn gây rối loạn tinh thần địch, hỗ trợ cho phong trào dấu tranh chính trị; đồng thời, giải quyết vấn đề tài chính, lương thực cho lực lượng trong căn cứ. Và Dầu Tiếng được chọn làm mục tiêu của trận đánh.

Tham gia trận đánh Dầu Tiếng gồm các đại đội C60, C80, C90 và các đơn vị vũ trang địa phương các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến làm chỉ huy trưởng. Chiến khu Đ là địa bàn tập kết quân, huấn luyện và chuẩn bị hậu cần cho các lực lượng tham gia trận đánh.

Ta diệt tại chỗ khoảng 300 tên, bắt sống 200 tên giáo dục và tha tại chỗ. Vũ khí thu được gồm 650 súng, 12 tấn đạn, nhiều quân trang, 5 xe, 1.500.000 tiền ngụy và 500 đô-la [30, tr.186]. Chiến thắng Dầu Tiếng gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Ta khai thông được liên lạc giữa căn cứ Đông và Tây, đồng thời tạo điều kiện để Xứ ủy về đứng chân ở căn cứ miền Đông để chỉ đạo cách mạng miền Nam.

Sau thắng lợi ở Dầu Tiếng, vị trí, vai trò quan trọng của căn cứ địa càng được khẳng định. Ban quân sự và Đảng ủy quân sự miền Đông đã thành lập

37

một đơn vị vũ trang phát triển hoạt động về hướng đông căn cứ chiến khu Đ với nhiệm vụ: giữ dân (nhất là đồng bào dân tộc), giữ đất, tạo địa bàn đứng chân lâu dài cho lực lượng cách mạng và cơ quan lãnh đạo miền Đồng. Đại đội này mang phiên hiệu C50 do đồng chí Ba Viên làm đội trưởng, đồng chí Hồng Sơn đội phó, đồng chí Bảy Tâm chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ, đồng chí Vũ Hùng chính trị viên phó.

Đơn vị đã chọn vùng đất thuộc hai xã Bù Cháp, Lý Lịch làm nơi đứng chân, xây dựng căn cứ. Đây là vùng rừng núi trung tâm của khu A (tức chiến khu Đ mở rộng).

Tháng 10 năm 1958, Đảng ủy, Ban quân sự miền Đông và một trung đội vũ trang (C9) từ căn cứ phía tây đã chuyển về phía đông chiến khu Đ và đóng căn cứ tại ngọn suối Sà Mách (giữa Bù Cháp và Lý Lịch). Hai đơn vị bảo vệ Đảng ủy và xây dựng căn cứ đã sáp nhập lại thành đại đội 59 (C59) gồm ba trung đội.

Phát hiện được hoạt động của ta trong rừng sâu, tháng 12 năm 1958, sư đoàn 5 ngụy mở liên tiếp nhiều cuộc càn quét vào căn cứ. Đầu tháng 2 năm 1959, do bọn dầu hàng khai báo, sư đoàn 5 ngụy tiếp tục mở nhiều đợt càn quét vào căn cứ.

Các đơn vị vũ trang có nhiệm vụ bám lại đánh địch gặp khó khăn về lương thực. Nhưng tất cả đều chiến đấu quyết liệt không để địch lấn sâu vào căn cứ. Cơ quan Đảng ủy và Ban quân sự miền Đông sau đó đã chuyển về đồi Bằng Lăng. Đảng ủy đã chia lực lượng vũ trang làm ba bộ phận. Bộ phận thứ nhất chuyên lo việc quy hoạch vùng có củ chụp để đào và chế biến làm lương thực dự trữ. Bộ phận thứ hai vượt rừng lên An Linh, Phước Sang hoặc vượt sông về Biên Hòa mua muối tải bộ về căn cứ cung cấp cho các lực lượng ở Sà Mách, Mã Đà, Bàu Phụng. Bộ phận thứ ba thì học tập văn hóa, chính trị, huấn luyện sử dụng vũ khí, kỹ thuật, chiến thuật. Từng thời gian, ba bộ phận này thay đổi nhau. Đến tháng 9-1959, chương trình học tập cơ bản hoàn thành.

38

Tháng 5 năm 1959, Diệm ban hành luật 10/59 lê máy chém đi nhiều nơi giết hại cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước hòng dìm cách mạng miền Nam trong bể máu.

Cuối năm 1959, kẻ thù càng tăng cường đánh phá phong trào cách mạng, cán bộ, đảng viên, nhân dân đều sục sôi căm thù. Đáng ủy và Ban quân sự miền Đông chủ trương tiến hành vũ trang tuyên truyền diệt ác vừa hạn chế hành động tội ác của giặc, đồng thời vừa thúc đẩy phong trào trong chiến khu và các vùng ven căn cứ. Phong trào phát triển mạnh tại Tân Uyên và Vĩnh Cửu.

Đầu tháng 11 năm 1959, Xứ ủy Nam Bộ triệu tập một cuộc họp gồm các Bí thư Tỉnh ủy tại Trảng Chiên (Rùm Đuôn Tây Ninh) để quán triệt tinh thần Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau đó, Xứ ủy đã tổ chức một cuộc họp bàn về công tác vũ trang. Xứ ủy quyết định tổ chức một trận đánh lớn nhằm thúc đẩy phong trào kết hợp vũ trang trong toàn miền. Theo đề nghị của Ban quân sự miền Đông Xứ ủy nhất trí chọn Tua Hai (Toure 2) làm điểm.

Đêm 25 rạng sáng 26 tháng 1 năm 1960, kết hợp với nội tuyến bên trong, bộ đội miền Đông bất ngờ tiến công các mục tiêu trong Tua Hai. Trận đánh diễn ra nhanh gọn theo đúng kế hoạch. Ta phá được kho súng, thu nhiều vũ khí và rút lui an toàn. Cánh quân rút về chiến khu Đ mang theo 1500 khẩu súng tịch thu của địch.

Phối hợp với trận Tua Hai, ngày 28 tháng 1 năm 1960, một trung đội của C59 và C250 do đồng chí Nguyễn Việt Hồng chỉ huy đã bất ngờ tiến công dồn Đồng Xoài (lộ 14). Quân ta đã chiếm đồn, thu được chiến lợi phẩm. Sau đó toàn lực lượng rút về căn cứ để vào đợt huấn luyện mới.

Chiến thắng Tua Hai là sự kiện có ý nghĩa chiến lược về quân sự và chính trị trong toàn miền Nam. Nó thúc đẩy phong trào Đồng Khởi toàn Miền, cung cấp nhiều vũ khí cho nhiều chiến trường (kể cả khu 6).

39

Sau tiếng súng Tây Ninh, phong trào quần chúng nổi dậy kết hợp vũ trang diệt ác phá kiềm ở chiến khu Đ phát triển mạnh. Trên cả hai hướng tây và tây nam căn cứ, lực lượng vũ trang huyện Phú Giáo, Tân Uyên phối hợp với nhân dân truy lùng trừng trị bọn ác ôn, tiến công vào các trụ sở tề xá, ấp làm tan rã bộ máy tay sai của địch ở cơ sở.

Hàng trăm thanh niên yêu nước phần lớn ở Sài Gòn và các vùng nông thôn miền Đông đã thoát ly gia đình vào căn cứ xin đầu quân. Xứ ủy cử hơn 500 tân binh từ miền Trung và miền Tây Nam Bộ chủ yếu của Bến Tre và Trà Vinh để tăng cường thêm lực lượng, chuẩn bị cho việc hình thành bộ đội tập trung Miền. Để đảm bảo lương thực nuôi quân, Đảng ủy và Ban quân sự miền Đông quyết định dùng lực lượng C200 làm chủ công đánh vào quận lỵ Đức Phong (Bù Đăng, Sa Ray).

Ngày 26 tháng 6 năm 1960, từ chiến khu Đ, quân ta hành quân vượt dốc tam cấp, băng rừng hướng về mục tiêu. Ngày 28 tháng 6, lực lượng ta chiếm lĩnh trận địa. Cùng thời gian, lực lượng tân binh đã tiến vào dinh điền Vĩnh Thiện, chiếm kho gạo và kho thực phẩm. Trong lúc ta đang thu dọn chiến trưởng thì lực lượng tăng viện của địch theo lộ 14 lên ứng cứu. Cánh quân chận viện tại cây số 38 tuy lực lượng ít đã chận đánh địch quyết liệt buộc địch rút lui không ứng cứu đượe cho quận lỵ Đức Phong. Đồng chí Vũ Hùng đã anh dũng hy sinh tại mặt trận chận viện. Lực lượng ta đã rút về căn cứ an toàn, thu gần 18 tấn gạo, cùng 20 khẩu súng các loại, trong đó có 2 khẩu trung liên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo chỉ đạo của Đảng ủy và Ban quân sự miền Đông mở rộng căn cứ về phía Đông và Đông Bắc, trong bai tháng 6 và 7 năm 1960, lực lượng vũ trang miền Đông và bộ đội địa phương tỉnh Phước Long tổ chức tiến cống giải tán các dinh điền của địch nằm dọc lộ 14, diệt tác chốt của địch cắm sâu trong cán cứ (như chốt Bà Điển, chốt cầu Cây nằm trên đường ủi Cây Gáo đi Đồng Xoài, chốt Lý Lịch...). Các tuyến đường liên lạc trong căn cứ được nối thông.

40

Tháng 7 năm 1960, Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Đông (quân khu miền Đông) và Khu ủy miền Đông (Tl) được chính thức thành lập đặt cơ quan lãnh đạo, chỉ huy tại suối Linh (gọi là căn cứ 820) thuộc chiến khu Đ. Khu ủy miền Đông do đồng chí Mai Chí Thọ (Tám Cao) làm bí thư. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến được cử làm chỉ huy trưởng, Lâm Quốc Đăng (Tư Thược) làm chỉ huy phó.

Từ giữa năm 1959, Trung uơng Đảng đã lần lượt cử các đoàn cán bộ gồm các đồng chí miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 xoi đường vào Nam để liên lạc với Xứ ủy Nam Bộ.

Nhận được điện của Trung ương, Xứ ủy, Khu ủy miền Đông đã cử hai đội vũ trang từ chiến khu Đ cắt rừng về hai hướng Bắc và Đông Bắc để đón các đồng chí soi đường từ miền Bắc vào, đồng thời nối thông hành lang từ chiến khu Đ ra nam Tây Nguyên.

Ngày 30 tháng 10 năm 1960, lúc 16 giờ, qua ám hiệu được điện báo từ trước, hai đoàn cán bộ của Trung ương và Khu miền Đông đã gặp nhau tại vàm suối Đạt Rờ Tì (ngang với địa điểm Sania).

Trong lúc đó, ở hướng bắc vào tháng 12-1960, đội vũ trang tuyên truyền của Xứ ủy đá bắt được liên lạc với đoàn soi đường của Trung ương vào tại km 5 quốc lộ 14B.

Con đường chiến lược Trung ương - Nam Bộ từ Trường Sơn vào miền Đông Nam Bộ đã được khai thông, chiến khu Đ trở thành trạm trung chuyển, nơi đón nhận cán bộ, bộ đội, khí tài, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường Nam Bộ.

Việc mở rộng chiến khu Đ, hình thành Đảng ủy chiến khu là một bước phát triển mới trong vấn đề xây dựng và phát triển căn cứ địa. Từ đây, chiến khu Đ ngày càng phát triển toàn diện nối liền với hậu phương lớn miền Bắc qua đường Trường Sơn, cùng với vùng căn cứ các tỉnh phía đông tạo thành thế căn cứ liên hoàn một hậu phương chiến lược ở miền Đông Nam Bộ.

41

* Căn cứ U Minh

Vào năn 1958, do sự khủng bố trắng của địch, nhiều chi bộ, chi ủy giải tán, phải lập đi, lập lại đôi ba lần. Một bộ phận Đảng viên không bám được quần chúng. Những cán bộ bất hợp pháp tập trung thành từng nhóm, ban ngày ẩn náu trong các khu rừng tràm, đêm đến lại trở về các thôn ấp móc nối, liên hệ với cơ sở để hoạt động và tiếp nhận lương thực, thực phẩm.

Thời kỳ này, tại U Minh Hạ, một số gia đình có người đi tập kết đang bị địch gom ở sát đồn bốt hay trong các khu tập trung, do không chịu nổi sự khủng bố gắt gao của địch đã lần lượt bỏ trốn, kéo vào các khu rừng tràm, rừng đưốc tập hợp quây quần nhau lại hình thành nên những xóm làng mới mà dân địa phương thường quen gọi là “làng rừng”. Trước sự hình thành làng rừng một cách tự phát như vậy, Tĩnh ủy Cà Mau đã quyết định thành lập một ban chuyên trách về tổ chức xây dựng “làng rừng”. Nguyên Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển là Trần Văn Yến (Năm Kim) - người có nhiều kinh nghiệm xây dựng căn cứ đã được điều về phụ trách xây dựng “làng rừng”.

15 làng rừng chính thức với 20 vạn dân cùng với hàng chục làng khác trong các lõm, rừng độc lập được lập nên trong các khu rừng tràm và rừng đước kéo dài từ U Minh xuống tận Năm Căn. Trong số đó, vùng căn cứ U Minh có các “làng rừng” Biển Bạch, Trí Phải, Tân Lộc, Đồng Sậy, Mã Ông Sô, Ông Điểm (Thói Đinh), Nguyễn Phích, Khánh An, Khánh Bình Đông, Khánh Rình Tây, Phong Lạc, Khánh Lâm (Trần Văn Thời).

Hiện tượng làng rừng phản ánh sự phản kháng mãnh liệt của lực lượng quần chúng không chấp nhận chế độ độc tài phát xít của Mỹ - Diệm. Những khó khăn, tổn thất của phong trào cách mạng tại căn cứ địa U Minh trong những năm 1955-1958 không phải là do quần chúng bị khuất phục mà chủ yếu là do trong chỉ đạo đấu tranh của cấc cấp ủy Đảng, của cán bộ lãnh đạo chưa tìm ra được phương pháp và hình thức đấu tranh thích hợp để định hướng cho quần chúng chống trả địch một cách có hiệu quả.

42

Làng rừng ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thế và lực mới cho phong trào cách mạng ở bán đảo Cà Mau, tiến tới Đồng khởi. Làng rừng không những bảo vệ được dân; quy tụ, tập hợp được những cán bộ nòng cốt đang phiêu tán, ẩn dật khắp nơi mà còn là môi trường để ổn định tư tưởng, định hướng cho quần chúng đấu tranh. Chỉ trong 2 năm (1958-1959) đã có gần 2 vạn dân và 300 cán bộ, du kích từ khắp nơi tìm vào các làng rừng để tránh sự khủng bố gắt gao của kẻ địch. Nhờ có làng rừng mà căn cứ địa, U Minh cũng như phong trào cách mạng ở bán đảo Cà Mau vượt qua được thử thách khắc nghiệt do chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm gây ra.

Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra kế hoạch công tác xây dựng căn cứ địa, trong đó xác định rõ yêu cầu chung của xây dựng, củng cố; mở rộng các vùng căn cứ là: “Củng cố địa bàn đứng chân hiện có và lập nhiều vùng căn cứ đứng chân khác. Ở các căn cứ, quần chúng phải được giác ngộ, có tổ chức và đoàn kết chặt chẽ; trật tự an ninh được bảo đam, có lực lượng vũ trang và bán vũ trang; chống được biệt kích phá hoại. Những hoạt động cụ thể trong xây dựng căn cứ địa bao gồm các mặt như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA TẠI NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC THỜI KÌ 1954 - 1960 (Trang 40 - 50)