Thường xuyên điều tra phân tích nợ, đánh giá tình hình sử dụng vốn của khách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Vấn đề cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phục Hoà - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 34 - 35)

II Một số kiến nghị

4. Thường xuyên điều tra phân tích nợ, đánh giá tình hình sử dụng vốn của khách

trước thời hạn, chấm dứt quan hệ tín dụng, cần thiết có thể khởi kiện trước cơ quan pháp luật.

Đối với khách hàng có tín nhiệm, tức là thường xuyên có quan hệ vay vốn, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng của Ngân hàng, Ngân hàng phải tạo mọi điều kiện cho họ vay vốn khi họ có nhu cầu, bởi loại khách hàng này Ngân hàng có thể giảm bớt được chi phí thu thập thông tin, sàng lọc dễ dàng hơn, tránh được rủi ro đạo đức từ phái khách hàng. Với loại khách hàng này nếu Ngân hàng để cho họ đi vay tại các tổ chức tín dụng khác thì Ngân hàng mất đi người bạn hàng tin tưởng, mất đi cơ hội kinh doanh của mình.

Đối với khách hàng có quan hệ vay vốn lần đầu phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ vay vốn nhằm tránh những suy nghĩ sai lệch của họ về Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện cho họ vay vốn phải trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn của Ngân hàng.

Việc thực hiện phân loại khách hàng là cơ sở cho việc đầu tư tín dụng, tránh được hiện tượng cho vay tràn lan dẫn đến thất thoát vốn.

4. Thường xuyên điều tra phân tích nợ, đánh giá tình hình sử dụng vốn của khách hàng: hàng:

Qua công tác phân tích nợ đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như mức độ rủi ro xảy ra đối với những khoản vay của khách hàng, từ đó xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ có nhiều khả năng không thu hồi được. Như đã đề cập trong chương II, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tương đối cao (năm 1999 là 6%, đến tháng 9/2000 là 8%), do đó NHNo & PTNT Phục Hoà phải sớm đưa ra các biện pháp tích cực để cải thiện tình hình đó.

Công tác điều tra phân tích được thực hiện dưới các hình thức :

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất tại cơ sở của khách hàng, đánh giá tình trạng và giá trị của tài sản thế chấp tại thời điểm kiểm tra. So sánh với giá trị khoản vay để đánh giá mức độ đảm bảo của khoản vay.

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bởi khoản vay có khả năng thu hồi nợ hay không phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, khách hàng có khả năng trả nợ, còn ngược lại, tình hình sản xuất trì trệ, kinh doanh thua lỗ kéo dài thì đó là biểu hiện khoản vay này có thể khó thu hồi nợ.

- Ngoài ra thông qua các thông tin thu thập được từ nhiều phía khác nhau để phân tích đánh giá tránh tình trạng chỉ phân tích nợ dựa vào thông tin một chiều từ phía khách hàng, như vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng kém chính xác, không phản ánh đúng khả năng trả nợ của khách hàng.

Việc phân tích nợ của khách hàng phải được tiến hành một cách thống nhất, thường xuyên và có hệ thống theo nội dung đã được quy định trong chế độ thể lệ tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Vấn đề cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phục Hoà - Thực trạng và giải pháp docx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)