II. Thực trạng về cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo & PTNT
2. Một số giải pháp thực hiện
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, sử dụng công cụ lãi xuất huy động vốn linh hoạt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. đầu tư vào những dự án có hiệu quả để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển.
- Tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay, thực hiện kiểm tra 100% những món nợ vay có mức dư nợ trên 10 triệu đồng, phát hiện, sử lý kịp thời những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích.
- Thành lập các tổ công tác tập trung sử lý các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ có vấn đề đặc biệt là ở các địa bàn có chất lượng tín dụng kém nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, làm trong sạch môi trường kinh doanh.
2.2. Giải pháp lâu dài:
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ qua có thẩm quyền định hướng cho chác thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư vào những ngành nghề được ưu tiên phát triển, những ngành nghề được coi là thế mạnh của địa phương, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển làm tiền đề cho việc thành lập các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã. v.v... xoá bỏ dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ phân tán, thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Chú trọng đầu tư cho những mô hình kinh tế mới, mô hình kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho họ vay vốn, giúp họ làm quen với cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh lớn, nhân rộng những mô hình kinh tế mới hoạt động có hiệu quả thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, tạo ra môi trường kinh doanh tín dụng nhằm mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn, tạo điều kiện cho khách hàng có điều kiện đổi mới trang thiết bị nâng
cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, xoá bỏ những thủ tục vay vốn rườm rà gây khó khăn cho người vay vốn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhất.
- Tổ chức học tập rút kinh nghiệm, có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức. v.v... bởi chất lượng tín dụng cao hay thấp, tín dụng dược mở rộng hay bị thu hẹp phụ thuộc rất lớn vào khả năng tác nghiệp và năng lực của cán bộ tín dụng.