trường mầm non Trưng Nhị
3.1.5.1. Thực trạng dạy học và thực hiện nội dung chương trình trong giờ chính khóa
GDTC cho trẻ là quá trình tác động vào cơ thể trẻ một lượng vận động hợp lý thông qua phương tiện GDTC nhằm hình thành và hoàn thiện cấu trúc và chức năng sinh học của trẻ đảm bảo cho cơ thể trẻ phát triển toàn diện và cân đối. Do đó, GDTC cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong các trường mầm non. Vì vậy, nhiệm vụ GDTC cho trẻ luôn được quan tâm, lưu ý và thực hiện đầy đủ chất lượng GDTC cho trẻ không ngừng được nâng cao.
Qua tìm hiểu thực trạng GDTC cho trẻ ở trường mầm non Trưng Nhị, tôi thấy nhà trường thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GDTC, nội dung GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá tình thực hiện vẫn còn 1 số hạn chế nhất định, tỷ lệ trẻ thấp còi còn chiếm tỷ lệ cao, kỹ năng vận động của trẻ ở một số lớp còn chưa đạt được như kết quả mong đợi theo lứa tuổi.
Chương trình môn học GDTC trong giờ học chính khóa trong trường mầm non Trưng Nhị được thực hiện theo quy định chung của Bộ GD&ĐT với thời lượng 1 tiết/ 1 tuần. Nội dung dạy là thể dục cơ bản (TDCB), kỹ năng vận động cơ bản (KNVĐCB) và trò chơi vận động (TCVĐ). Cấu trúc một tiết học cũng đảm bảo ba phần theo yêu cầu đó là phần chuẩn bị, phần cơ bản và hồi tĩnh. Ngoài tiết học chính khóa ra trẻ còn được thực hiện thể dục sáng sau
giờ đón trẻ và các giờ học mang tính chất tích hợp chủ đề và chủ điểm như giờ học âm nhạc kết hợp với kỹ năng vận động cơ bản.
Để đánh giá năng lực sử dụng phương tiện bài tập thể chất tôi tiến hành phân tích kế hoạch giảng dạy hiện tại của khối 5 - 6 tuổi của nhà trường.
Bảng 3.12: Kế hoạch hoạt động GDTC của trẻ 5 -6 tuổi trường mầm non Trưng Nhị
Chủ đề Tuần Nội dung các hoạt động
Trường mầm non 1 TDCB: TCVĐ “chuyển bao cát”
2 Bật chụm, tách chân: TCVĐ “thỏ nhảy vào chuồng”
3 TDCB: Chạy nâng cao đùi
Bản thân 1 Chạy đá sau: TCVĐ “ai nhanh hơn” 2 TDCB: TCVĐ “ bật khép tách chân” Gia đình 1 Bật xa 45cm và ném xa bằng 1 tay
2 TDCB: TCVĐ “ rồng rằn lên mây” 3 Ném xa: TCVĐ “nhảy tiếp sức”. Nghề nghiệp 1 TDCB: TCVĐ “ai nhanh hơn”
2 Ném xa bằng 1 tay và bật xa 50cm 3 Chạy nhanh 15m: TCVĐ “cáo và thỏ” 4 TDCB: TCVĐ “kéo co”
Thế giới động vật
1 Ném xa và nhảy lò cò
2 Chạy nhấc cao đùi: TCVĐ “tìm về đúng nhà” 3 TDCB: TCVĐ “lăn bóng bằng 2 tay va đi theo
bóng”
4 Ném xa bằng 1 tay: TCVĐ “về đúng nhà” Thế giới thực vật 1 Bật xa 45cm: TCVĐ “thỏ nhảy vào chuồng”
2 TDCB: TCVĐ “ai nhanh hơn”
3 Ném xa bằng 1 tay : TCVĐ “bắt bướm” Phương tiện giao
thong
1 TDCB: TCVĐ: “chuyển bao cát” 2 Nhảy khép, tách chân
Qua kế hoạch này cho ta thấy vấn đề nổi cộm xảy ra đó là việc phân bố nội dung và thời gian trong một tiết học giữa các lớp có sự khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất trong dạy học.
Trong tiết học, phần cơ bản giáo viên chủ yếu đi sâu vào dạy TDCB và tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ với mục tiêu tạo hứng thú cho giờ học, việc tạo ra hứng thú cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng để nâng cao tính tích cực vận động của trẻ nhưng một thách thức đặt ra đó là vấn đề thiếu quan tâm đến KNVĐCB, trong giảng dạy KNVĐCB giáo viên chưa chú ý nhiều tới hướng dẫn trẻ mà đa số trẻ vận động theo thói quen và ý thích là chủ yếu, theo đó trẻ thiếu hẳn đi sự cân đối trong nội dung và phát triển vận động của trẻ, thực tiễn GDTC cho trẻ kỹ năng vận động cơ bản là những kỹ năng vận động rất cần thiết trong đời sống hàng ngày giúp trẻ thích ứng nhanh với điều kiện vận động của môi trường sống hàng ngày và khả năng điều chỉnh uốn nắn những sai lệch trong tư thế.
Các giờ học tích hợp chủ điểm âm nhạc và chủ đề vận động cơ bản, với giờ học như vậy có thể kết hợp nghe nhạc với rèn luyện một số KNVĐCB nhưng thực tế giáo viên vẫn còn nặng về hình thức dạy học nên chú ý đến phần chủ điểm âm nhạc nhiều hơn nên quá trình vận động của trẻ gần như là tự vận động, giáo viên thiếu quan tâm đến nhắc nhở và sửa sai về phần vận động cơ bản.
3.1.5.2. Thực trạng dạy học và thực hiện nội dung chương trình trong giờ học ngoài trời
Ngoài giờ học chính khóa và các giờ học tích hợp ra thì hoạt động ngoài trời cũng là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Các hoạt động ngoài trời có thể tiến hành dưới hình thức tiết học thể dục ngoài trời nếu thời tiết thuận lợi hoặc các hoạt động chơi ngoài trời.
Các hoạt động ngoài trời nói chung và tiết học thể dục ngoài trời nói riêng có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường phát triển thể chất cho trẻ rất cao ngoài ra chúng còn củng cố sức khoẻ và nâng cao khả năng làm việc, tạo sự sảng khoái và hưng phấn cho trẻ. Giáo viên tiến hành các hoạt động ngoài trời
cho trẻ chơi, trẻ được tiếp xúc với các yếu tố của môi trường tự nhiên như ánh sáng, không khí. Trong đó ánh sáng, không khí và nước là những yếu tố của phương tiện GDTC cho trẻ. Sử dụng yếu tố thiên nhiên trong GDTC cho trẻ ngoài ý nghĩa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả các bài tập TDTT và để rèn luyện cơ thể thì yếu tố thiên nhiên còn có vai trò trong sự phát triển về mặt hình thái và chức năng sinh học của trẻ như:
- Ánh sáng mặt trời là nguồn sáng giúp cho việc rèn luyện sức khoẻ, làm giảm một số bệnh nhất là một số bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp và làm tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, giúp cho xương phát triển tốt, tăng khả năng làm việc của não.
- Không khí, trẻ cần nhiều ôxy hơn người lớn nhưng đường hô hấp của trẻ em tương đối hẹp, niêm mạc đường hố hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ em nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi kém. Thở nông làm cho thông khí phổi chưa ổn định, tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời nơi không khí thoáng mát. Không khí trong sạch có chứa những hợp chất đặc biệt, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tăng lượng máu nhờ hấp thụ ôxy ảnh hưởng tốt đến cơ thể. Không khí có tác dụng rèn luyện cơ thể, bởi vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh rất lớn.
Nhưng trên thực tế quan sát và tìm hiểu thực trạng cho thấy ở các lớp 5 - 6 tuổi giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời 2 buổi/1 tuần, mỗi buổi 25 đến 30 phút so chế độ sinh hoạt của chương trình GDTC mầm non của Bộ thì đây là thời lượng quá ít về cả số lượng và thời gian của từng buổi. Qua điều đó cho thấy giáo viên chưa hiểu hết được vị trí và ý nghĩa của các yếu tố thiên nhiên với sự phát triển của trẻ.
Trong các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên chủ yếu cho trẻ chơi với đồ chơi và tự chơi là chính chứ chưa chú ý tới các giờ học thể dục ngoài trời hay tổ chức trò chơi vận động cho trẻ, nếu tiến hành được các giờ học thể dục ngoài trời thì hiệu quả phát triển thể chất của trẻ rất cao cả về mặt lý luận hay thực tiễn do tích hợp sử dụng tác động của nhiều phương tiện giáo dục có lợi lên cơ thể trẻ.
Qua kết quả thu được về thực trạng nhận thức của giáo viên về vị trí của phương tiện GDTC và sử dụng nội dung chương trình (phương tiện GDTC) tôi rút ra nhận xét sau:
- Giáo viên có nhận thức chưa đầy đủ về các vị trí và vai trò của các phương tiện GDTC với sự phát triển cơ thể trẻ.
- Các phương tiện GDTC đang sử dụng chưa hợp lý về thời lượng, giáo viên tập trung vào nội dung TDCB và TCVĐ là chủ yếu, còn KNVĐCB giáo viên chú trọng chưa nhiều, phương tiện thiên nhiên còn sử dụng ở mức rất hạn chế.
Qua bảng kế hoạch hoạt động GDTC trong năm của trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên. Nhìn chung nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể về các hoạt động GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, trong các bài tập hoạt động GDTC nhà trường vẫn chưa chú ý tới các TCVĐ kết hợp với các bài tập thể chất, để củng cố bài tập cho trẻ. Như vậy khả năng phát triển thể chất của trẻ sẽ không được phát triển toàn diện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận:
- Điều kiện không gian, cơ sở vật chất là điều không thể thiếu được đối với trẻ mầm non trong hoạt động GDTC. Tuy nhiên trang thiết bị của trường mầm non Trưng Nhị vẫn còn thiếu và chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.
- Các giáo viên đã có những kiến thức và hiểu về vai trò, ý nghĩa của phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, phần lớn các giáo viên mới chỉ hiểu và thực hiện trên lí thuyết, còn phần thực hành thì chưa thực sự được chú trọng.
- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.
- Các kỹ năng truyền đạt, làm mẫu và tổ chức giờ dạy GDTC cho trẻ của giáo viên hiệu quả còn chưa được cao, chưa phát huy được tích cực của trẻ trong giờ học và các hoạt động.
Việc sử dụng phương tiện GDTC của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị chưa hợp lí về thời lượng, giáo viên chủ yếu tập trung vào nội dung TDCB và TCVĐ, còn KNVĐCB giáo viên chú trọng chưa nhiều, phương tiện thiên nhiên còn sử dụng ở mức rất hạn chế.
Qua thời gian nghiên cứu, đánh giá năng lực sử dụng phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên. Chúng tôi đã lựa chọn và kiểm định của các tác giả bằng các phương pháp khoa học đáng tin cậy, sẽ góp phần làm cho giờ học giáo dục thể chất của trẻ được hiệu quả hơn.
Sau khi nghiên cứu đề tài: “đánh giá năng lực sử dụng các phương tiện GDTC trong hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Trưng Nhị- Phúc Yên” tôi thấy rằng để thấy được sự cần thiết của việc sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ thì nhà trường
cũng như đội ngũ giáo viên cần sử dụng tốt và triệt để yếu tố của phương tiện GDTC đó là: yếu tố vệ sinh, yếu tố thiên nhiên và các bài tập thể chất. những yếu tố này chúng có liên quan đến nhau thành một hệ thống, nếu như các giáo viên nhận thức được sự cần thiết của chúng và sử dụng các phương tiện này tốt thì sẽ nâng cao chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Kiến nghị
Để nâng cao GDTC thì Đảng và nhà nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa, có chính sách đầu tư nhiều hơn nữa về mọi mặt cho GDMN, xây dựng hạ tầng, tăng kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, quan tâm nhiều hơn cho GVMN, cho cuộc sống của GVMN được đảm bảo hơn, các cô có thể chuyên tâm hơn về chuyên môn của mình trong sự nghiệp trồng người.
Bên cạnh đó nhà trường cần đầu tư đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi cho quá trình giảng dạy để cô và trẻ có thể thực hiện tốt hơn trong việc tập luyện. Nhà trường cần chú trọng hơn về môn GDTC cho trẻ, để cơ thể trẻ có thể phát triển và khỏe mạnh thông qua vận động trong các buổi học.
Nhà trường cần có có kế hoạch nâng cao trình độ giáo viên, thông qua công tác cử cán bộ đi học hoàn thiện hệ đại học và các trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài ra nhà trường cử cán bộ đi tập huấn chuyên môn, tổ chức các chuyên đề như: GDTC với cuộc sống của trẻ; phương tiện GDTC có ý nghĩa và vai trò gì đối với sự phát triển của trẻ; GDTC người bạn của trẻ; …..vv.
Giáo viên cần tự nâng cao chuyên môn của mình nhiều hơn nữa. Cần hiểu được vai trò, ý nghĩa quan trọng của các phương tiện trong dạy học cho trẻ đặc biệt là phương tiện GDTC.
Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh trong xã hội về tầm quan trọng của GDTC nói riêng và sự phát triển của GDMN nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
Nhà nước cần quan tâm sâu sắc đến chính sách phát triển thể dục thể thao trường học: Sức khỏe thể chất là nền tảng sức khỏe và trí tuệ con người. Vì vậy phát triển thể chất trong trường học nhằm nâng cao sức khỏe thể chất cho trẻ em được coi là một trong những hướng ưu tiên của công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và trong chiến lược phát triển thể chất nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (2004), Giáo dục học mầm non, tập I, II, III, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Bộ GD & ĐT, Trường cao đẳng Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo (1999), Kỷ yếu hội thảo khoa học
3. Bộ GD & ĐT (2008), chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT ngày 22 - 1 - 2008, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Bưởi (2009), Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
5. Hà Đình Lâm (1996), giáo trình trò chơi, NXBTDTT Hà Nội.
6.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị Quốc gia.
7. Lê Trường Sơn Trấn Hải, giáo trình GDTC lứa tuổi mầm non, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
8. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG. H 1995, tập 4.
9. Đinh Văn Lâm - Đào Bá Trì (1999), giáo trình trò chơi vận động, NXB TDTT.
10. Nghị quyết Trung ương 2 khó VIII về GD&ĐT và khoa học công nghệ 11. Đặng Hồng Phương (2008), Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non, Đại học sư phạm.
12. Phạm Vĩnh Thông (1996), Trò chơi vận động và trò chơi vui chơi giải trí.
13.Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2010), hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non mẫu giáo lớn, Nxb Giáo dục Việt Nam
14. Nguyễn Đức Văn (1987), phương pháp thống kê TDTT, NXB TDTD Hà Nội.
15. Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng 2003.
Kính gửi thầy (cô ) ... Chức vụ... Nơi công tác...
Để góp phần nâng cao hiệu quả, giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu “ Đánh giá năng lực sử dụng phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” chúng tôi xin ý kiến của cô về một số vấn đề sau: Để đề tài đạt được hiệu quả, kính mong các cô giáo nghiên cứu các câu hỏi của chúng tôi sau đây và trả lời.
Cách trả lời: Nếu đồng ý với ý kiến nào thì cô đánh dấu (X) còn không đồng ý thì để nguyên.
Câu 1: Các phương tiện GDTC có vai trò quan trọng trong tổ chức hoạt động