3.1.4.1. Thực trạng kỹ năng truyền đạt kiến thức môn giáo dục thể chất.
Để đánh giá đúng năng lực truyền đạt của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá của các tiêu chí (điểm) và thang đánh giá theo các mức (giỏi, khá, trung bình, kém). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tiêu chí đánh giá năng lực truyền đạt kiến thức của giáo viên
STT Tiêu trí đánh giá Điểm (tổng 10 điểm)
1 Đúng kiến thức 2
2 Dễ hiểu 3
3 Gây hứng thú cho trẻ 3
4 Khả năng khắc sâu kiến thức 2 Đánh giá:
- Giỏi: 8 -10 điểm - Khá: 6,5 - 8 điểm - Trung bình: 5 - 6 điểm - Kém: Dưới 5 điểm
Trong quá trình thực tập thông qua dự giờ 7 tiết ở 3 lớp mẫu giáo lớn của 7 giáo viên, đánh giá theo tiêu chí trên thu được kết quả: 1 giáo viên có kỹ
năng truyền đạt ở mức giỏi, 2 giáo viên có kết quả khá và 4 giáo viên bị đánh giá có kỹ năng truyền đạt ở mức trung bình.
Cùng với đó tôi đối chiếu với kết quả dự giờ của cán bộ quả lý của nhà về năng lực truyền đạt của giáo viên thu được kết quả ở bảng 3.6:
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về năng lực truyền đạt của giáo viên. Số lượng giáo viên Giỏi Khá Trung bình Kém 7 1 (14.2%) 3 (42.9%) 3 (42.9%) 0
Qua kết quả đánh giá của CBQL và hiệu trưởng nhà trường, đánh giá về năng lực của giáo viên thông qua kỹ năng truyền đạt, có 1 giáo viên xếp loại giỏi về kỹ năng truyền đạt chiếm 14.3%, 42.9% giáo viên xếp loại khá, 42.9% giáo viên xếp loại trung bình và không có giáo viên nào xếp loại kém về kỹ năng truyền đạt. So sánh với kết quả đánh giá của CBQL thì có sự chênh lệch nhau không đáng kể.
3.1.4.2. Thực trạng kỹ năng làm mẫu môn GDTC
Để đánh giá đúng năng lực làm mẫu của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá của các tiêu chí (điểm) và thang đánh giá theo các mức (giỏi, khá, trung bình, kém). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá năng lực làm mẫu kiến thức của giáo viên
STT Tiêu trí đánh giá Điểm (tổng 10 điểm)
1 Đúng kỹ thuật 4
2 Làm mẫu đẹp 3
3 Kích thích được sự hứng thú của trẻ 3 Đánh giá:
- Giỏi: 8 -10 điểm - Khá: 6,5 - 8 điểm - Trung bình: 5 - 6 điểm - Kém: Dưới 5 điểm
Qua hai đợt thực tập tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên. Được dự giờ 7 tiết ở cả 3 lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi của 7 giáo viên. Để đánh giá theo tiêu chí trên thu được kết quả: 2 giáo viên có kỹ năng làm mẫu ở mức giỏi, 4 giáo viên đạt mức khá và có 1 giáo viên đạt ở mức trung bình.
Qua tiêu chí đặt ra đồng thời tôi đối chiếu với kết quả dự giờ của cán bộ quả lý của nhà trường về kỹ năng làm mẫu của giáo viên thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng làm mẫu của giáo viên
Số lượng giáo viên Giỏi Khá Trung bình Kém
7 3 (42.9%) 3 (42.9%) 1 (14.2%) 0
Qua kết quả đánh giá của CBQL nhà trường, đánh giá về năng lực của giáo viên thông qua kỹ năng làm mẫu trong tiết học. Trong đó có 42.9% giáo viên xếp loại giỏi về kỹ năng truyền đạt, 42.9% giáo viên xếp loại khá, 14.2% giáo viên xếp loại trung bình và không có giáo viên nào xếp loại kém về kỹ năng làm mẫu. Như vậy, thông qua tiêu chí về năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên và đối chiếu với kết quả của đánh giá của CBQL nhà trường thì có sự chênh lệch không đáng kể về đánh giá năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên.
Qua thực tế quan sát thì CBQL nhà trường đánh giá về năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên tương đối chính xác. Kỹ năng làm mẫu của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên phần lớn là tốt. Qua kỹ năng làm mẫu của giáo viên, hầu hết trẻ đã làm tốt theo cô.
Để đánh giá được sự hứng thú của trẻ với kỹ năng làm mẫu của giáo viên, ngoài việc quan sát thái độ của trẻ thì chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 trẻ với nội dung câu hỏi và ghi lại ý kiến cuả trẻ như sau:
Câu hỏi: Con có thích làm theo cô không? * Rất thích
* Không thích
Nếu như con đồng ý là rất thích thì con làm theo cô, còn con không thích thì con sẽ không thực hiện.
Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn trẻ về kỹ năng làm mẫu của giáo viên
Số lượng trẻ Rất thích Không thích
30 18
(60%)
12 (40%)
Qua bảng kết quả thu được của giáo viên nhà trường được thí nghiệm trên 30 trẻ ở cả 3 lớp 5 - 6 tuổi cho ta thấy được có tới 60% trẻ thích tham gia làm mẫu theo cô, như vậy cũng có nghĩa là kỹ năng làm mẫu của cô chưa thực sự được tốt, mà trong đó có 40% số lượng trẻ là không thích làm mẫu theo cô. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu thấy được kỹ năng làm mẫu của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên chưa gây được hứng thú cho trẻ tham gia.
Như vậy, giáo viên nhà trường cũng cần chú ý hơn, cần trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhiều hơn nữa, cần chú ý cách làm mẫu tốt hơn để tất cả trẻ đều hứng thú với nội dung bài học.
3.1.4.2. Thực trạng năng lực kỹ năng tổ chức giờ dạy môn GDTC
Hoạt động dạy học ở trường mẫu giáo là hoạt động có mục đích, kế hoạch, là hoạt động tương tác giữa giáo viên và trẻ. Giáo viên chính là người trực tiếp hướng dẫn trẻ giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển năng lực nhận thức, góp phần hình thành toàn vẹn nhân cách cho trẻ em. Tác động sư phạm của GVMN phải luôn thay đổi, phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn của trẻ. Giáo viên cần tận dụng triệt để những điều kiện và phương tiện cần thiết, thích hợp để giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt trong giờ dạy học GDTC cho trẻ.
Trong lớp học GVMN trở thành người “tổ chức”, “cố vấn”, “trọng tài” và “kích thích” trẻ tích cực nhận thức, tham gia các hoạt động, giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân và được chia sẻ những hiểu biết hay những cảm xúc của mình với mọi người xung quanh.
Do vậy, việc tổ chức giờ học của giáo viên một cách khoa học, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giờ học và hiệu quả tác động của nội dung học tập đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để đánh giá đúng năng lực kỹ năng tổ chức giờ dạy học của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá của các tiêu chí (điểm) và thang đánh giá theo các mức (giỏi, khá, trung bình, kém). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Tiêu chí đánh giá năng lực kỹ năng tổ chức giờ học
STT Tiêu trí đánh giá Điểm (tổng 10 điểm) 1 Tổ chức đội hình tập luyện khoa học 3
2 Mật độ vận động hợp lí 3 3 Phương pháp sửa sai cho trẻ 2 4 Sử dụng các hình thức dạy học hoa học 2 Đánh giá: - Giỏi: 8 -10 điểm - Khá: 6,5 - 8 điểm - Trung bình: 5 - 6 điểm - Kém: Dưới 5 điểm
Trong quá trình thực tập thông qua dự giờ 7 tiết ở 3 lớp mẫu giáo lớn của 7 giáo viên, đánh giá theo tiêu chí trên thu được kết quả: 1 giáo viên có kỹ năng truyền đạt ở mức giỏi, 3 giáo viên có kết quả khá và 3 giáo viên bị đánh giá có kỹ năng tổ chức giờ dạy học ở mức trung bình.
Qua tiêu chí đặt ra và đối chiếu với kết quả dự giờ của cán bộ quản lý của nhà trường về kỹ năng tổ chức giờ học của giáo viên thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng tổ chức giờ dạy học của giáo viên.
Số lượng giáo viên Giỏi Khá Trung bình Kém
7 1 (14.3%) 3 (42.8%) 3 (42.8%) 0
Qua kết quả đánh giá của CBQL nhà trường, đánh giá về năng lực của giáo viên thông qua kỹ năng tổ chức giờ học. Trong đó có 1 giáo viên tức là chiếm 14.3% giáo viên xếp loại giỏi về kỹ năng truyền đạt, 3 giáo viên xếp loại khá, 3 giáo viên xếp loại trung bình và không có giáo viên nào xếp loại kém về kỹ năng tổ chức giờ học. Thông qua tiêu chí về năng lực kỹ năng tổ chức giờ học, thông qua tiết học của giáo viên và đối chiếu với kết quả đánh giá của CBQL nhà trường thì không có sự chênh lệch nào về kết quả đánh giá. Qua hai đợt thực tập tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên. Được dự các tiết giảng của 7 giáo viên trong cả 3 lớp 5 - 6 tuổi, thì hầu hết các giáo viên đã biết tổ chức giờ học GDTC cho trẻ. Tuy nhiên, theo các tiêu chí đặt ra để đánh giá về tiết tổ chức giờ học của giáo viên về các kỹ năng truyền đạt, kỹ năng làm mẫu, kỹ năng tổ chức giờ học, thì tôi thấy các cô chưa được đánh giá cao về các kỹ năng. Trong đó, giáo viên xếp loại giỏi về các kỹ năng còn ít, song giáo viên xếp loại trung bình vẫn còn chiếm tỉ lệ cao hơn giỏi và khá. Trong đó chủ yếu là giáo viên trẻ, đội ngũ giáo viên này có ưu điểm là năng
động, nhiệt tình. Nhưng hạn chế đó là kinh nghiệm trong giảng dạy còn chưa có nhiều. Hơn nữa giáo viên chủ yếu là trình độ trung cấp, cao đẳng do vậy mà kỹ năng giảng dạy, và phương pháp lí luận còn hạn chế. Vì vậy giáo viên nên nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, học hỏi nhiều hơn nữa, để giúp cho trẻ có điều kiện phát triển toàn diện và đó cũng chính là hành trang cần thiết để giúp trẻ bước vào cấp học mới.