Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phương pháp này để kiểm tra và đánh giá mức độ sử dụng phương tiện GDTC cho trẻ. Nhằm đánh
giá quá trình giảng dạy của giáo viên với trẻ trong việc học tập môn GDTC để phát triển cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên
2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11, năm 2013 đến tháng 5, năm 2014 và được chia thành 3 giai đoạn:
Giai
đoạn Nội dung
Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc Sản phẩm thu được I - Xác định tên đề tài - Xây dựng đề cương - Bảo vệ đề cương 11/2013 1/2014 Đề cương nghiên cứu khoa học
- Thu nhập tài liệu có liên quan
- Hoàn thành tổng quan đề tài
- Thông tin số liệu về học sinh lớp 5-6 tuổi trường mầm non Trưng Nhị - Tổng quan đề tài
II - Điều tra đánh giá năng lực sử dụng các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Trưng Nhị
- Đề ra những giải pháp để tổ chức hoạt động GDTC - Đưa ra những giải pháp
nâng cao phương tiện
- Thực trạng về năng lực sử dụng các phương tiện GDTC trong hoạt động GDTC cho trẻ trường mầm non Trưng Nhị. - Hệ thống các phương tiện GDTC trong tổ chức hoạt
động GDTC.
- Kết quả của việc đề ra những giải pháp tổ chức hoạt động GDTC và đưa ra những giải pháp nâng cao sử dụng phương tiện trong hoạt động GDTC.
III - - Hoàn thành khoá luận và bảo vệ khóa luận
4/2013 5/2013 Khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực sử dụng các phương tiện GDTC tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2- Xuân Hòa - Phúc Yên- Vĩnh Phúc - Trường mầm non Trưng Nhị- Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục thể chất và năng lực sử dụng phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non Trưng Nhị
3.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất cuả Nhà trường
Trường mầm non Trưng Nhị thành lập vào tháng 6 năm 2006, đến năm 2008 trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Trường có diện tích là 1600m2 . Trường được đặt tại trung tâm thị xã Phúc Yên. Trường gồm có 10
nhóm lớp và có 360 trẻ. Trong đó, nhóm lớp 2 - 3 tuổi có 3 lớp, nhóm lớp 3 - 4 tuổi có 2 lớp, nhóm lớp 4 - 5 tuổi có 2 lớp, nhóm lớp 5 - 6 tuổi có 3 lớp. Phòng chức năng có 3 phòng và khu nhà bếp riêng.
Qua quan sát thực tế tôi thấy nhà trường xây dựng khang trang và sạch sẽ, đồ dùng và đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi, phòng học thoáng mát, có cổng, có biển trường, trường có vườn cổ tích trồng nhiều cây xanh và thường xuyên được chăm sóc, bố trí phù hợp, an toàn cho trẻ.
Thiết bị đồ dùng: Trường trang bị đầy đủ hệ thống quạt điện, hệ thống mành rèm, đèn điện,…100% các nhóm lớp có ti vi, đầu đĩa phục vụ cho tác giảng dạy của giáo viên và học tập cua trẻ.
Đồ chơi, đồ dùng học tập: Đồ dùng học tập của trẻ đúng theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo. Trường thường xuyên trang bị, bổ sung và thay thế các đồ chơi ngoài trời, trong lớp, đồ dùng học tập của trẻ để đảm bảo cho quá trình giảng dạy của giáo viên, học tập và vui chơi của trẻ.
Qua thực tế tìm hiểu và qua phỏng vấn các giáo viên trong nhà trường tôi được biết, do còn hạn chế về nguồn kinh phí nên các thiết bị phục vụ cho tiết học GDTC không đủ về số lượng cho toàn bộ trẻ.
3.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của trường mầm non Trưng Nhị
Qua bảng thống kê về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên - nhân viên trong trường mầm non Trưng Nhị.
Bảng 3.1: Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên trường mầm non Trưng Nhị
Tên trường Số lượng giáo viên Trình độ Đại học Trình độ Cao đẳng Trình độ Trung cấp Mầm non Trưng Nhị 30 4/30 (13.3%) 17/30 (56.7%) 9/30 (30%)
Qua bảng kết quả cho thấy 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo quy định của nhà nước đối với giáo viên mầm non. Trong đó số giáo viên đạt trình độ đại học là 4/30 chiếm 13.3%, như vậy thấy được tỉ lệ giáo viên có trình độ đại học còn thấp và chủ yếu là đại học tại chức không có hệ đại học chính quy, tỉ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm tỉ lệ nhiều hơn đó là có 17/30 giáo viên chiếm 56.7%. Trình độ giáo viên có trình độ trung cấp là 9/30 giáo viên chiếm tới 30%. Ở nhóm lớp 5- 6 tuổi có 7 giáo viên chia đều trong 3 lớp, trong đó có 1 giáo viên đạt trình độ đại học, 3 giáo viên đạt trình độ cao đẳng, trung cấp có 3 giáo viên.
3.1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của GDTC và sử dụng phương tiện GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non dụng phương tiện GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trưng Nhị
3.1.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của GDTC cho trẻ.
Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết cuả GDTC cho trẻ mẫu giáo
Số lượng phiếu Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
30 19/30
(63.3%)
11/30 (36.7%)
0
Qua bảng kết quả cho thấy giáo viên có nhận thức đúng về sự cần thiết của GDTC cho trẻ mầm non. Có 63.3 % giáo viên cho rằng GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là rất cần thiết. Có 36.7% giáo viên cho rằng GDTC
trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo là cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là không cần thiết.
3.1.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về GDTC cho trẻ
Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Nhận thức của giáo viên về tổ chức GDTC cho trẻ vận động
Số lượng phiếu Lượng vận động và thời gian phù hợp với trẻ (củng số sức khỏe) Hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động cho trẻ Đảm bảo an toàn cho trẻ 30 28/30 (93.3%) 22/30 (73.3%) 30/30 (100%) Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy, khi giáo viên cho trẻ tham gia hoạt động thì dường như vấn đề đảm bảo an toàn của trẻ được đảm bảo một cách tuyệt đối. Giáo viên luôn quan sát, chú ý cho trẻ khi tham gia vận động. Trong đó 100% giáo viên thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia vận động. 93.3% giáo viên thực hiện lượng vận động phù hợp với trẻ.
Nhưng trong thực tế quan sát thì hầu như giáo viên chưa làm được điều đó. Môn GDTC chưa thực sự được giáo viên quan tâm, điều đánh giá về vai trò và ý nghĩa của GDTC mới chỉ ở trên lí thuyết vẫn chưa được các cô thực hành nhiều với trẻ. Vì vậy, giáo viên nên coi trọng nhiều hơn, nên thực hành nhiều hơn cho trẻ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của GDTC đặc biệt là đối với trẻ mầm non 5 - 6 tuổi.
3.1.3.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của yếu tố thiên nhiên đối với sự phát triển cơ thể trẻ
Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4:
đối với sự phát triển của trẻ
Số lượng phiếu Quan trọng Bình thường Không quan trọng
30 21/30
(70%)
9/30 (30%)
0
Qua bảng kết quả trên tôi thấy 70% giáo viên trong trường có nhận thức đúng đắn về yếu tố thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, còn lại 30% có nhận thức chưa đúng về vai trò của yếu tố thiên nhiên với sự phát triển thể chất của trẻ.
3.1.4. Thực trạng năng lực giáo viên trong tổ chức dạy học môn GDTC
3.1.4.1. Thực trạng kỹ năng truyền đạt kiến thức môn giáo dục thể chất.
Để đánh giá đúng năng lực truyền đạt của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá của các tiêu chí (điểm) và thang đánh giá theo các mức (giỏi, khá, trung bình, kém). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tiêu chí đánh giá năng lực truyền đạt kiến thức của giáo viên
STT Tiêu trí đánh giá Điểm (tổng 10 điểm)
1 Đúng kiến thức 2
2 Dễ hiểu 3
3 Gây hứng thú cho trẻ 3
4 Khả năng khắc sâu kiến thức 2 Đánh giá:
- Giỏi: 8 -10 điểm - Khá: 6,5 - 8 điểm - Trung bình: 5 - 6 điểm - Kém: Dưới 5 điểm
Trong quá trình thực tập thông qua dự giờ 7 tiết ở 3 lớp mẫu giáo lớn của 7 giáo viên, đánh giá theo tiêu chí trên thu được kết quả: 1 giáo viên có kỹ
năng truyền đạt ở mức giỏi, 2 giáo viên có kết quả khá và 4 giáo viên bị đánh giá có kỹ năng truyền đạt ở mức trung bình.
Cùng với đó tôi đối chiếu với kết quả dự giờ của cán bộ quả lý của nhà về năng lực truyền đạt của giáo viên thu được kết quả ở bảng 3.6:
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về năng lực truyền đạt của giáo viên. Số lượng giáo viên Giỏi Khá Trung bình Kém 7 1 (14.2%) 3 (42.9%) 3 (42.9%) 0
Qua kết quả đánh giá của CBQL và hiệu trưởng nhà trường, đánh giá về năng lực của giáo viên thông qua kỹ năng truyền đạt, có 1 giáo viên xếp loại giỏi về kỹ năng truyền đạt chiếm 14.3%, 42.9% giáo viên xếp loại khá, 42.9% giáo viên xếp loại trung bình và không có giáo viên nào xếp loại kém về kỹ năng truyền đạt. So sánh với kết quả đánh giá của CBQL thì có sự chênh lệch nhau không đáng kể.
3.1.4.2. Thực trạng kỹ năng làm mẫu môn GDTC
Để đánh giá đúng năng lực làm mẫu của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá của các tiêu chí (điểm) và thang đánh giá theo các mức (giỏi, khá, trung bình, kém). Kết quả phỏng vấn lựa chọn được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá năng lực làm mẫu kiến thức của giáo viên
STT Tiêu trí đánh giá Điểm (tổng 10 điểm)
1 Đúng kỹ thuật 4
2 Làm mẫu đẹp 3
3 Kích thích được sự hứng thú của trẻ 3 Đánh giá:
- Giỏi: 8 -10 điểm - Khá: 6,5 - 8 điểm - Trung bình: 5 - 6 điểm - Kém: Dưới 5 điểm
Qua hai đợt thực tập tại trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên. Được dự giờ 7 tiết ở cả 3 lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi của 7 giáo viên. Để đánh giá theo tiêu chí trên thu được kết quả: 2 giáo viên có kỹ năng làm mẫu ở mức giỏi, 4 giáo viên đạt mức khá và có 1 giáo viên đạt ở mức trung bình.
Qua tiêu chí đặt ra đồng thời tôi đối chiếu với kết quả dự giờ của cán bộ quả lý của nhà trường về kỹ năng làm mẫu của giáo viên thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về kỹ năng làm mẫu của giáo viên
Số lượng giáo viên Giỏi Khá Trung bình Kém
7 3 (42.9%) 3 (42.9%) 1 (14.2%) 0
Qua kết quả đánh giá của CBQL nhà trường, đánh giá về năng lực của giáo viên thông qua kỹ năng làm mẫu trong tiết học. Trong đó có 42.9% giáo viên xếp loại giỏi về kỹ năng truyền đạt, 42.9% giáo viên xếp loại khá, 14.2% giáo viên xếp loại trung bình và không có giáo viên nào xếp loại kém về kỹ năng làm mẫu. Như vậy, thông qua tiêu chí về năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên và đối chiếu với kết quả của đánh giá của CBQL nhà trường thì có sự chênh lệch không đáng kể về đánh giá năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên.
Qua thực tế quan sát thì CBQL nhà trường đánh giá về năng lực kỹ năng làm mẫu của giáo viên tương đối chính xác. Kỹ năng làm mẫu của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên phần lớn là tốt. Qua kỹ năng làm mẫu của giáo viên, hầu hết trẻ đã làm tốt theo cô.
Để đánh giá được sự hứng thú của trẻ với kỹ năng làm mẫu của giáo viên, ngoài việc quan sát thái độ của trẻ thì chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 trẻ với nội dung câu hỏi và ghi lại ý kiến cuả trẻ như sau:
Câu hỏi: Con có thích làm theo cô không? * Rất thích
* Không thích
Nếu như con đồng ý là rất thích thì con làm theo cô, còn con không thích thì con sẽ không thực hiện.
Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn trẻ về kỹ năng làm mẫu của giáo viên
Số lượng trẻ Rất thích Không thích
30 18
(60%)
12 (40%)
Qua bảng kết quả thu được của giáo viên nhà trường được thí nghiệm trên 30 trẻ ở cả 3 lớp 5 - 6 tuổi cho ta thấy được có tới 60% trẻ thích tham gia làm mẫu theo cô, như vậy cũng có nghĩa là kỹ năng làm mẫu của cô chưa thực sự được tốt, mà trong đó có 40% số lượng trẻ là không thích làm mẫu theo cô. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu thấy được kỹ năng làm mẫu của giáo viên trường mầm non Trưng Nhị - Phúc Yên chưa gây được hứng thú cho trẻ tham gia.
Như vậy, giáo viên nhà trường cũng cần chú ý hơn, cần trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhiều hơn nữa, cần chú ý cách làm mẫu tốt hơn để tất cả trẻ đều hứng thú với nội dung bài học.
3.1.4.2. Thực trạng năng lực kỹ năng tổ chức giờ dạy môn GDTC
Hoạt động dạy học ở trường mẫu giáo là hoạt động có mục đích, kế hoạch, là hoạt động tương tác giữa giáo viên và trẻ. Giáo viên chính là người trực tiếp hướng dẫn trẻ giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển năng lực nhận thức, góp phần hình thành toàn vẹn nhân cách cho trẻ em. Tác động sư phạm của GVMN phải luôn thay đổi, phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn của trẻ. Giáo viên cần tận dụng triệt để những điều kiện và phương tiện cần thiết, thích hợp để giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt trong giờ dạy học GDTC cho trẻ.
Trong lớp học GVMN trở thành người “tổ chức”, “cố vấn”, “trọng tài” và “kích thích” trẻ tích cực nhận thức, tham gia các hoạt động, giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân và được chia sẻ những hiểu biết hay những cảm xúc của mình với mọi người xung quanh.
Do vậy, việc tổ chức giờ học của giáo viên một cách khoa học, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giờ học và hiệu quả tác động của nội dung học tập đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Để đánh giá đúng năng lực kỹ năng tổ chức giờ dạy học của giáo viên tôi tiến hành phỏng vấn những giáo viên có kinh nghiệm dạy học và cán bộ quản lý của nhà trường về việc lựa chọn tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá