Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của GDTC và sử dụng phương tiện GDTC cho

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực sử dụng phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non trưng nhị phúc yên (Trang 31 - 33)

dụng phương tiện GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Trưng Nhị

3.1.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của GDTC cho trẻ.

Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết cuả GDTC cho trẻ mẫu giáo

Số lượng phiếu Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

30 19/30

(63.3%)

11/30 (36.7%)

0

Qua bảng kết quả cho thấy giáo viên có nhận thức đúng về sự cần thiết của GDTC cho trẻ mầm non. Có 63.3 % giáo viên cho rằng GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là rất cần thiết. Có 36.7% giáo viên cho rằng GDTC

trong trường mầm non cho trẻ mẫu giáo là cần thiết. Không có ý kiến nào cho rằng GDTC cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non là không cần thiết.

3.1.3.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về GDTC cho trẻ

Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Nhận thức của giáo viên về tổ chức GDTC cho trẻ vận động

Số lượng phiếu Lượng vận động và thời gian phù hợp với trẻ (củng số sức khỏe) Hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động cho trẻ Đảm bảo an toàn cho trẻ 30 28/30 (93.3%) 22/30 (73.3%) 30/30 (100%) Qua kết quả điều tra và thực tế cho thấy, khi giáo viên cho trẻ tham gia hoạt động thì dường như vấn đề đảm bảo an toàn của trẻ được đảm bảo một cách tuyệt đối. Giáo viên luôn quan sát, chú ý cho trẻ khi tham gia vận động. Trong đó 100% giáo viên thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia vận động. 93.3% giáo viên thực hiện lượng vận động phù hợp với trẻ.

Nhưng trong thực tế quan sát thì hầu như giáo viên chưa làm được điều đó. Môn GDTC chưa thực sự được giáo viên quan tâm, điều đánh giá về vai trò và ý nghĩa của GDTC mới chỉ ở trên lí thuyết vẫn chưa được các cô thực hành nhiều với trẻ. Vì vậy, giáo viên nên coi trọng nhiều hơn, nên thực hành nhiều hơn cho trẻ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của GDTC đặc biệt là đối với trẻ mầm non 5 - 6 tuổi.

3.1.3.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của yếu tố thiên nhiên đối với sự phát triển cơ thể trẻ

Để đánh giá thực trạng này tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên ở các lớp học, kết quả thu được trình bày ở bảng 3.4:

đối với sự phát triển của trẻ

Số lượng phiếu Quan trọng Bình thường Không quan trọng

30 21/30

(70%)

9/30 (30%)

0

Qua bảng kết quả trên tôi thấy 70% giáo viên trong trường có nhận thức đúng đắn về yếu tố thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, còn lại 30% có nhận thức chưa đúng về vai trò của yếu tố thiên nhiên với sự phát triển thể chất của trẻ.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực sử dụng phương tiện giáo dục thể chất trong tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non trưng nhị phúc yên (Trang 31 - 33)