Dư nợ CVTD theo hình thức bảo đảm

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động CVTD tại HDBank - PGD Lái Thiêu (Trang 29 - 34)

Bảng 2.4: Hoạt động CVTD theo hình thức bảo đảm.

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/1011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay tín chấp 138 3,89% 284 3,33% 331 3,22% 146 105,79% 47 16.55% Cho vay có TSBĐ 3412 96,11% 8.246 96,67% 9.954 96,78% 4.834 141.67% 1.708 21,59% Dư nợ cho vay 3.550 100% 8.530 100% 10.285 100% 4.980 140,28% 1.755 20,57%

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu CVTD theo hình thức đảm bảo.

Nguồn: Báo cáo CVTD của PGD

Đối với một NH khi cho vay đều mong muốn thu hồi khoản vay khi đến hạn vì có như thế nó có thể bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Tại HDBank - PGD Lái Thiêu quy định cho vay tín chấp còn gọi là cho vay không có TSBĐ. Đối với hình thức này, đối tượng được vay vốn là cán bộ đang làm việc tại những công ty, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín. Tuy nhiên, tại PGD chủ yếu là cho vay hỗ trợ tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên trong phòng với mức lãi suất ưu đãi, còn các đối tượng KH có nhu cầu vay tại PGD yêu cầu phải có TSBĐ. Nhìn vào bảng hoạt động CVTD theo hình thức bảo đảm, ta có nhận xét:

Cho vay tín chấp từ năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là 138 triệu, 284 triệu, 331 triệu. Tỷ trọng cho vay tín chấp trong cơ cấu CVTD chiếm tỷ lệ khá nhỏ, điều này cho thấy cán bộ, công nhân viên PGD có nhu cầu vay không nhiều. Đối với hình thức cho vay bằng TSBĐ, dư nợ cho vay năm 2011 là 3.412 triệu, chiếm tỷ trọng 96,11%, năm 2012 dư nợ cho vay là 8.246 triệu, tăng 4.834 triệu so với năm 2011 và tỷ lệ tăng tương ứng là 141,67%. Năm 2013, dư nợ cho vay theo hình thức này là 9.954 triệu, tăng 1.708 triệu so với năm 2012 và tỷ lệ tăng tương ứng là 21,59%. Mặt khác, tương quan về tỷ trọng cho vay có TSBĐ và cho vay tín chấp chênh lệch nhau khá lớn trong cơ cấu cho vay. Đó là, tỷ trọng của hình thức cho vay có TSBĐ trong cơ cấu cho vay cũng tăng nhanh qua các năm. Điều này có thể giải

thích việc tăng quy mô cho vay theo hình thức TSBĐ là nhằm bảo đảm an toàn tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi.

2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI HDBANK - PGD LÁI THIÊU. 2.4.1 Những kết quả đạt được

Thuận lợi: Hoạt động CVTD tại HDBank - PGD Lái Thiêu trong thời gian

qua đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó có sự đóng góp từ hoạt động tiêu dùng, cụ thể:

Các chính sách tín dụng và chương trình ưu đãi của NH quy định mỗi năm phù hợp cho mọi đối tượng KH, là cơ sở vững chắc để nhân viên NH áp dụng trong quá trình làm việc, được toàn thể nhân viên của PGD nỗ lực phấn đấu thực hiện. Từ đó, làm dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm thông qua đó thấy được sự thành công trong quá trình chiếm lĩnh thị trường KH tại khu vực này. Khả năng phát triển còn rất lớn khi lượng KH ngày càng đông đảo, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn cho NH những năm tiếp theo.

Các quy trình, quy chế cho vay tiêu dùng của NH từng bước được cải thiện tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai tín dụng được an toàn, hiệu quả.

Chính sách lãi suất cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân của NH hấp dẫn, thu hút được nhiều người, cạnh tranh được với các Ngân hàng trên cùng địa bàn.

Chất lượng CVTD ngày càng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng giảm là do phần lớn KH trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và đạo đức nhằm phục vụ KH một cách tốt nhất, phục vụ KH tốt hôm nay sẽ nhận được các nguồn thu tốt hơn trong tương lai từ việc KH luôn đồng hành và sử dụng dịch vụ của NH. Từ đó, nâng cao uy tín của HDBank - PGD Lái Thiêu trong khu vực và khu vực lân cận.

Góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt cho người dân trong khu vực, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển, tăng sức mua cho nền kinh tế.

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù hoạt động cho vay hiệu quả trong những năm qua nhưng vẫn còn những mặt tồn tại và nguyên nhân cụ thể như sau:

2.4.2.1 Nguyên nhân từ NH

Cơ bản khách hàng PGD chủ yếu có nhu cầu nhỏ trong các phương án vay vốn; chất lượng tài chính của KH thấp CVQHKH phải sàng lọc kỹ KH có khả năng tài chính tốt đáp ứng điều kiện vay vốn, đời sống trong khu vực tương đối ổn định do đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm do HDBANK cung cấp không cao, nên tính thời điểm hiện tại mặc dù HDBANK đã tung ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về tính năng, ưu đãi về lãi suất nhưng nhu cầu của KH không cao, sự sàng lọc KH quá lớn dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của PGD chưa có sự phát triển vượt bậc, tương xứng với năng lực của HDBANK và đội ngũ nhân viên tại phòng.

Quy chế cho vay tiêu dùng của PGD tuy đã từng bước được cải thiện, nhưng còn chịu giới hạn trong khung quy định của HDBANK, chúng vẫn còn tồn đọng những điều khoản hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, như về mức cho vay, thời hạn vay, loại vay, thủ tục vay, chứng minh nguồn trả nợ cần nhiều chứng từ gây trở ngại khách hàng, việc định giá giá trị tài sản đảm bảo còn thấp so với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.

Công tác tiếp thị trong vài năm trở lại đây của PGD được quan tâm triển khai, tuy nhiên tính tổ chức nghiệp vụ tiếp thị, quảng cáo của NH còn yếu, chưa hiệu quả, do kinh nghiệm không cao và đầu tư chưa đúng mức.

Nhân sự của Phòng thường xuyên bị biến động, phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm nên còn lúng túng trong tư vấn, hướng dẫn khách hàng. NH cần có chương trình đào tạo cán bộ mới nhằm nâng cao kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm tăng dư nợ, hạn chế rủi ro.

Do PGD tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay nên đối với những KH có thu nhập cao và TSBĐ tốt có nhu cầu vay lớn như mua nhà, đất… cũng chỉ được cấp tối đa 70% giá trị TSBĐ.

2.4.2.2 Nguyên nhân từ phía KH.

Phần lớn các khoản vay của PGD chủ yếu phải có TSBĐ, điều này là do khu vực kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, khó xác định được chính xác nguồn thu để trả nợ. Mặt khác là do nhiều KH có thể có thu nhập cao và ổn định nhưng không chứng minh được. Đối với đối tượng KH làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài có nguồn thu nhập cao đảm bảo theo điều kiện cấp tín dụng là không nhiều. Vì vậy, có những ảnh hưởng không tích cực đến việc phát triển KH của PGD.

Do người dân sống tại khu vực này đang quen với việc sử dụng tiền mặt, chưa sử dụng nhiều với hình thức thanh toán qua thẻ nên việc giải ngân bằng tiền mặt làm NH không kiểm soát hết được mục đích sử dụng vốn của KH.

2.4.2.3 Nguyên nhân khác

Tình hình kinh tế biến động trong những năm vừa qua cũng gây ảnh hường không nhỏ đến hoạt động của PGD. Kinh tế biến động làm cho đời sống của người dân khó khăn hơn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm NH ít đi.

Lĩnh vực tài chính – Ngân hàng hiện nay phát triển hết sức nhanh chóng và giữa các NH có sự cạnh tranh gay gắt về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Các NH khác đưa ra rất nhiều sản phẩm mới, chính sách ưu đãi… nhằm thu hút KH. Do đó, đây là một trong nhiều nguyên nhân khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển KH của PGD, tuy nhiên sự nỗ lực của cán bộ nhân viên HDBank - PGD Lái Thiêu đã đem lại nhiều kết quả rất đáng khích lệ.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI HDBANK - PGD LÁI THIÊU

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động CVTD tại HDBank - PGD Lái Thiêu (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w