Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 2010 (Trang 61 - 70)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo chương trình xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã tổng kết quá trình hoạt động, nêu ra những mặt tích cực và hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

62

Một là, phải luôn quán triệt sâu sắc những quan điểm toàn diện của Đảng từ trong lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các cấp, các ngành, trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ trong kế hoạch, dự án, chương trình cụ thể trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là trong các chính sách xã hội, trong đó có xóa đói giảm nghèo.

Hai là, phải biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Trong công tác chỉ đạo xóa đói giảm nghèo phải xác định đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và giải pháp đột phá để hoàn thành mục tiêu đó.

Ba là, Tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của Ban xóa đói giảm nghèo để kịp thời phát hiện những sai phạm, kịp thời uốn nắn và giải quyết. Cần bồi dưỡng thêm trình độ cho đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo và tăng cường thêm cán bộ ở cấp cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xóa đói giảm nghèo.

Bốn là, phải huy động được sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó tăng thêm được ngân sách và nguồn vốn đầu tư cho chương trình để hỗ trợ cho các hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo.

Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người nghèo nâng cao tầm nhận thức về khả năng “tự cứu” của bản thân, giảm bớt tư tưởng trông chờ vào nhà nước.

Thứ sáu, thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phải xây dựng đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ, phát huy dân chủ trong xã hội, gắn với xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và dân.

63

KẾT LUẬN

1. Từ năm 1986, Đảng ta đưa ra chủ trương đổi mới toàn diện đất nước. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, nghèo nàn, lạc hậu. Để đưa đất nước phát triển một cách toàn diện, Đảng ta đã có những nhận thức đúng đắn về chính sách xã hội, đặc biệt đó là xóa đói giảm nghèo. Đó là tiền đề quan trọng để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1991, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng quê hương, đoàn kết thống nhất và không ngừng và không ngừng đổi mới để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam với mục tiêu thực hiện cho được “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Với trí tuệ và quyết tâm cao, Đảng bộ đã tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân để xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển hơn.

2. Có được những thành tựu to lớn trong những năm qua là nhờ vào sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Đảng bộ và nhân dân Yên Bái. Đảng bộ Yên Bái đã vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo các chủ trương đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng quê hương, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cùng với đó là đức tính chăm chỉ, cần cù, tinh thần phấn đấu vươn lên vượt mọi khó khăn thử thách, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã vươn lên giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, không thể không kể đến những nỗ lực xóa đói giảm nghèo để đi lên làm giàu chính đáng.

3. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái còn gặp phải không ít những khó khăn, thử thách. Đó là: Mặc dù tỷ lệ đói nghèo giảm qua từng năm nhưng nhưng công tác giảm nghèo chưa đạt được

64

sự bền vững, nhìn chung đại bộ phận nhân dân ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn thường có thu nhập khá thấp hoặc thu nhập không bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Do trình độ dân trí thấp nên hạn chế việc tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc tiếp thu và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tế sản xuất còn hạn chế. Ở một số địa phương, bản thân người nghèo còn chưa thực sự nỗ lực giảm nghèo mà còn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước.

4. Trong những năm tới, Yên Bái cần đẩy mạnh hơn nữa việc xóa đói giảm nghèo bằng các biện pháp sau:

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng với các chính sách xã hội đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao dân trí cho đồng bào để từ đó việc triển khai cũng như tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước được tiến hành thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cần phát triển tốt công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tổ chức và tư tưởng.

Tiếp tục xây dựng và triển khai các chính sách, dự án ở các năm tới nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, xã nghèo, vùng nghèo để họ ổn định cuộc sống, từng bước đi lên làm giàu. Cùng với đó, chú ý trợ giúp các hộ đang ở ngưỡng nghèo, mới thoát nghèo để họ tránh khỏi nguy cơ tái nghèo.

Huy động mọi huy động được sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó tăng thêm được ngân sách và nguồn vốn đầu tư cho chương trình để hỗ trợ cho các hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo.

5. Sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đề xướng và tổ chức thực hiện là một quá trình lâu dài và liên tục để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Yên Bái cần kiên trì, nỗ lực phấn đấu liên tục, tích cực tìm tòi học tập và rút ra kinh nghiệm, để từ đó có những bước đi phù hợp, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội địa phương mình, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, tập I (1930 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2007) Lịch sử Đảng Bộ tỉnh Yên Bái, tập II (1975 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Yên Bái.

4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Yên Bái.

5. Ban chấp hành Đảng bộ Yên Bái, (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Yên Bái.

6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2005), Đảng bộ tỉnh Yên Bái 60 năm xây dựng và trưởng thành, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (1999), Tài liệu tập huấn cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, Hà Nội.

8. Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội (1997), Quyết định 1751/QĐ-LĐ- TB&XH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc phê duyệt chuẩn mực đói nghèo,Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định 1143/QĐ-LĐ- TB&XH của Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc phê duyệt chuẩn mực đói nghèo mới, áp dụng cho giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội.

10. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái (2006), Yên Bái số liệu thống kê kinh tế - xã

hội chủ yếu 5 năm (2001 - 2005).

11. Cục thống kê tỉnh Yên Bái (2010), Yên Bái số liệu thống kê kinh tế - xã

hội chủ yếu 5 năm (2006 - 2010).

12. Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2000), Giáo trình chính

66

13. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì đổi

mới (khóa VI, VII, VIII. IX, X), phần I (2010), Nxb chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2010.

14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kì đổi

mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần II (2010), Nxb chính trị quốc gia,

Hà Nội.

15. Hoàng Việt Quân (2009), Địa danh Yên Bái: Sơ khảo, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.

16. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên), (2003), Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt

Nam qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930 - 2002), Nxb Lao

động, Hà Nội.

17. Phùng Quốc Hiển, Hoàng Xuân Lộc (2006), Yên Bái đất và người một

hành trình phát triển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18.Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh (2000), Báo cáo kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 - 2000, Yên Bái. 19.Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh (2006), Báo cáo kết quả thực

hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005, Yên Bái.

20.Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh (2011), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010, Yên Bái.

21.Uỷ ban nhân dân tỉnh (1999), Quyết định 53/QĐ-UB của về việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 1999 - 2005, Yên Bái.

22.Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2006), Quyết định số 422/QĐ-UB của về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010, Yên Bái.

23.Văn Phòng Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo, áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

67 PHỤ LỤC

Phụ lục 1

BẢNG ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO TẠI TỈNH YÊN BÁI (2000)

Nguyên nhân Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 32,44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiếu kinh nghiệm làm ăn 24,17

Thiếu đất và tư liệu sản xuất 9,17

Thiếu lao động 7,22

Ốm đau, bệnh tật, già cả 6,20

Đông người ăn 4,43

Mắc tệ nạn xã hội 2,22

Rủi ro 0,27

Nguyên nhân khác 13,07

68 Phụ lục 2

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

Hiệu quả từ chương trình 135 Nguồn, http://.www.Baoyenbai.com.vn

Hiệu quả từ chương trình 134 Nguồn, http://.www.Baoyenbai.com.vn

69

Dạy nghề cho người nghèo Nguồn, http://.www.Baoyenbai.com.vn

Hiệu quả từ chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh

70

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 2010 (Trang 61 - 70)