Một số giải pháp để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bá

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 2010 (Trang 53 - 58)

6. Bố cục của khóa luận

2.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bá

2.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới trong thời gian tới

Từ những khó khăn mà thực tiễn đã và đang đặt ra, để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của chương trình xóa đói giảm nghèo Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở kế hoạch đầu tư, sở Tài chính vật giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Dân tộc & Miền núi, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở y tế, Sở Giáo dục & Đào tạo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Uỷ ban nhân dân các cấp cùng với nhân dân và các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt và đem lại hiệu quả thật sự về xóa đói giảm nghèo.

54

Thứ hai, thực hiện nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho người nghèo. Sử dụng nhiều kênh thông tin như các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng tờ rơi, thành lập các câu lạc bộ giảm nghèo, tổ nhóm tiết kiệm…để tuyên truyền nâng cao nhận thức của đồng bào về tạo dựng ý chí phấn đấu, phát huy khả năng tự cứu vươn lên thoát khỏi nghèo đói, không cam phận đói nghèo. Đồng thời đổi mới các nội dung tuyên truyền như các gương điển hình về xóa đói giảm nghèo, mô hình giảm nghèo có hiệu quả, thông tin việc làm trong tỉnh, ngoài tỉnh, thông tin về thị trường xuất khẩu lao động; phát huy những yếu tố tích cực của cộng đồng (tương than tương ái, đồng sức, đồng lòng…); hạn chế những yếu tố tiêu cực như bình quân chủ nghĩa, cam chịu cảnh đói nghèo; ở khu vực vùng cao cần tổ chức lực lượng tuyên truyền viên tại chỗ am hiểu phong tục tập quán để kết hợp giữa các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư, vay vốn…với tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo nghề cho người nghèo và lao động ở nông thôn thực hiện công tác khuyến nông, lâm, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, quan tâm đến các loại hình dạy nghề hướng nghiệp hiện nay trong các nhà trường phổ thông, nghiên cứu thị trường lao động để có kế hoạch đào tạo nghề cho người nghèo phù hợp, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cung cấp cho hộ nghèo có kỹ năng tổ chức, quản lý, hạch toán kinh tế hộ, nhóm hộ, trang trại nhằm trang bị cho người nghèo biết cách lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý ngay trong cuộc sống hằng ngày sau đó là kế hoạch phát triển kinh tế.

Thứ ba, đó là thực hiện nhóm biện pháp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo. Các chính sách này phải được hoạch định trên cơ sở tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo được hưởng thụ các nền tảng hạ tầng kĩ thuật tốt (điện, đường, trường, trạm, nước snh hoạt, truyền thanh, truyền hình, báo, đài…). Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển cần duy trì phương pháp từ

55

dưới lên, tức là tạo điều kiện cho người nghèo được tham gia đánh giá thực trạng đói nghèo ở cộng đồng, tham gia xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Cùng với đó, cần tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với khoa học kỹ thuật như: Chú trọng nghiên cứu, phổ biến các giống cây trồng, vật nuôi, phương pháp canh tác, thâm canh áp dụng vào sản xuất của đồng bào nghèo; tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo để giúp hộ nghèo có nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện cam kết bốn nhà đó là nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý nhằm định hướng cho đồng bào nghèo đối tượng sản xuất, cam kết hỗ trợ vốn vay, kĩ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Thứ tư, thực hiện nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công đó là: Chú trọng công tác quy hoạch, định canh định cư (đất đai, giao thông, thủy lợi, dân cư…) trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn; đẩy mạnh năng lực của mạng lưới y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh, đầu tư hệ thống trạm xá, bệnh viện, trang thiết bị cũng như đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên…nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh cho mọi người nghèo; nâng cao dịch vụ của hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận với đồng vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, có phương án xử lý các rủi ro, nợ xấu; nâng cao hoạt động của mạng lưới thú y, bảo vệ thực vật nhằm khắc phục những rủi ro cao trong sản xuất nông nghiệp như dịch bệnh, thời tiết; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã đặc biệt là những cán bộ tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo; thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

Thứ năm, thực hiện nhóm giải pháp tạo ra sự an toàn cho người nghèo. Đó là, chú trọng quy hoạch, xây dựng cụm tuyến dân cư an toàn kinh tế bền vững , di chuyển vùng dân, hộ dân ra khỏi những vùng địa chất có nguy cơ cao như lũ quyét, lở đất;…thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội bằng việc

56

tiếp tục triển khai chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ- CP; trang bị cho người nghèo, hộ nghèo những kĩ năng tạo nên sự an toàn trong sản xuất và trong sinh hoạt.

*

* *

Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách vươn lên thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, năng động của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh mà trong những năm qua Yên Bái đã thực hiện thắng lợi các chính sách xã hội của Đảng. Và một trong những trọng tâm của chính sách xã hội đó là xóa đói giảm nghèo đã được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thành công, đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận; tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều nét khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện.

Thông qua việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, đời sống của người dân được nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, văn hóa xã hội có bước tiến bộ. Đồng thời qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo theo hướng vừa làm vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi tiếp thu Đảng bộ tỉnh ngày càng trưởng thành về tư tưởng, chính trị và tổ chức để xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển giàu mạnh.

Cùng với những khó khăn chung của cả nước thì xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái cũng gặp phải những khó khăn mang tính đặc thù của địa phương. Do đó mà công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh vẫn còn những hạn

57

chế như: Tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, cơ chế chính sách còn tồn tại nhiều bất cập…Tất cả những điều đó đã và đang đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần phải nỗ lực và phấn đấu hơn nữa để đi lên xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

58

Chương 3

NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 2010 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)