II/ Phần hành: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL VÀ CCDC
2 Cách lập các Báo cáo
a. Bảng cân đối kế toán.
* Nguồn số liệu.
Khi lập Bảng cân đối kế toán sử dụng các nguồn số liệu sau: - Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước
- Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích - Bảng cân đối tài khoản
- Các tài liệu liên quan khác ( Sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê…) * Phương pháp lập, đọc Bảng cân đối kế toán.
- Cột 1 “ Tài sản” hoặc “ Nguồn vốn” phản ánh các chỉ tiêu thuộc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Cột 2 “ Mã số” phản ánh mã số của các chỉ tiêu.
- Cột 3 “ Thuyết minh” phản ánh đường dẫn đến các chỉ tiêu cần giải thích bổ sung ở Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Cột 4 “ Số cuối năm” phản ánh số liệu của các chỉ tiêu tương ứng tại thời điểm cuối năm báo cáo.
- Côt 5 “ Số đầu năm” căn cứ vào số liệu ở cột “ Số cuối năm” trên Bảng cân đôi kế toán ngày cuối cùng của năm báo cáo trước để ghi.
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh ( hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước và sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 kỳ này.
Phương pháp lập, đọc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau: - Cột 1 “ chỉ tiêu” phản ánh các chỉ tiêu của bảng
- Cột 2 “ Mã số” phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng.
- Cột 3 “ Thuyết minh” phản ánh đường dẫn đến các chỉ tiêu cần giải thích bổ sung ở Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Cột 4 “ Năm nay” phản ánh chỉ tiêu trong kỳ báo cáo.
- Cột 5 “ năm trước” phản ánh giá trị của các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đạt được trong năm trước. Số liệu để ghi vào cột này của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “ Năm nay” của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu tương ứng.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp. Hai phương pháp này chỉ khác nhau trong phần I “ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh”, còn phần II “ Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư” và phần III “ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính” thì giống nhau. Công ty FSG áp dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có các cột sau:
- Cột 1 “ Chỉ tiêu” phản ánh tên gọi các chỉ tiêu của báo cáo. - Cột 2 “ Mã số” phản ánh mã số của các chỉ tiêu.
- Cột 3 “ Thuyết minh” phần đường dẫn đến thuyết minh báo cáo tài chính với các chỉ tiêu cần giải thích bổ sung.
- Cột 4 “ Năm nay” phản ánh giá trị của các chỉ tiêu trong năm nay. Số liệu cụ thể để ghi vào cột 4 “ Năm nay” tùy thuộc vào phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Cột 5 “ Năm trước” phản ánh giá trị của các chỉ tiêu trong năm trước. Số liệu được ghi căn cứ vào cột 4 “ Năm nay” của báo cáo này năm trước.
d. Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào các sổ kế toán kỳ báo cáo, vào Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo ( mẫu B01 – DN),
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo ( mẫu B02 –DN), và Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước ( mẫu B09-DN). Khi lập báo cáo thuyết minh:
- Phần trình bằng lời văn ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác.
- Việc đánh số các thuyết minh dẫn từ Bảng cân đối kế toán, Bao cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được thay đổi lại cho phù hợp với định khoản cụ thể của doanh nghiệp nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu và nội cung thông tin cần được trình bày theo quy định. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể trình bày bổ sung thêm một số thông tin khác nhằm mục đích giúp cho những người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty, đã cho em hiểu về những vấn đề lý thuyết được học tại trường, qua đó thấy được tính đa dạng và phong phú của thực tiễn, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm bổ ích .
Trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tiễn em đã đúc rút ra một số những nhận xét, học hỏi được những kinh nghiệm mới, là những kinh nghiệm vô cùng quý báu để em đi xin việc sau khi ra trường
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn Thị Thanh Loan, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần TM&DV đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2010