Phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu Bán hàng và xác định kết quả tại công tyTNHH thương mại và dịch vụ đức thịnh (Trang 35)

II/ Phần hành: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL VÀ CCDC

4. Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.6. Sơ đồ trình tự hạch toán vốn bằng tiền

511,512,3331, 331 111, 112 515,711,3331 112 131,136,138,144 511,512,3331 152,153,211… Thu từ bán hàng 627,642,641 112 331,336,144… Từ hoạt động tài chính, hoạt động

khác

Rút, TGNH về quỹ

Hoàn ứng

Thu từ mua ngoài và thu khác

Mua vật tư hàng hoá

Chi trực tiếp cho SX,KD

Gửi tiền mặt vào NH

Phải trả khác

Ngoài ra: Khi đối chiếu số liệu trên sổ kế toán và số liệu trên sổ của ngân hàng có chênh lệch nhưng chưa xác định được NN:

- Số liệu của ngân hàng > số liệu của kế toán Nợ TK 112

Có TK 338(1)

- Số liệu của NH < số liệu của kế toán Nợ TK 1381 Có TK 112 - Khi xác định được: Nợ TK 112 - do ghi thiếu Nợ TK 511,512,515,711 - do ghi thừa Có TK 138(1) 5. Hạch toán ngoại tệ.

a. Nguyên tắc.

Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, Công ty phải quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế để ghi nhận nghiệp vụ về thu, chi ngoại tệ, kế toán phải thực hiện ghi số kế toán và lập báo cáo kế toán bằng đơn vị tiền tệ thống nhất là “ đồng” Ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, nguyên tệ phải được theo dõi chi chi tiết trên tài khoản “ Tiền mặt”, “ Tiền gửi ngân hàng”, “ Tiền đang chuyển” ( khi tăng ghi Nợ, khi giảm ghi Có) và trên sổ kế toán công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ để điều chỉnh theo tỷ ía thực tế.

b. Quy định hạch toán xử lý chênh lệch tỷ giá.

- Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác, bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền… khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Việt Nam đồng hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Đối với bên có của các tài khoản vốn bằng tiền: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Việt Nam đồng, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán ( tỷ giá bình quân cả kỳ dự trữ, tỷ giá nhập trước, xuất trước…)

- Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Nợ của các tài khoản Nợ phải thu: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được hi sổ kế toán băng Việt Nam đồng hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch . Cuối năm tài chính, các số dư nợ phải trả hoặc dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

- Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải thu: khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

- Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: cuối năm tài chính, Công ty phải đánh giá lại các khoản mục này theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng Cân đối kế toán cuối năm tài chính.

- Đối với các trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam: kế toán ghi sổ theo thực tế mua, bán.

Cũng theo chế độ tài chính hiện hành, các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản chênh lệch về

tỷ giá hối đoái ( nếu có) sẽ được ghi trực tiếp vào chi phí ( nếu lỗ tỷ giá) hoặc doanh thu hoạt động tài chính ( nếu lãi tỷ giá).

6. Phương pháp và cơ sở ghi số tổng hợp và ghi sổ chi tiết

a. Cơ sở ghi:

Tiền mặt: Kế toán công ty căn cứ vào chứng từ gốc là các phiếu thu, phiếu chi của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và kế toán vào sổ chi tiết sổ tổng hợp

TGNH: Kế toán căn cứ vào GBN, GBC, séc, uỷ nhiệm, thu, chi… để vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

b. Phương pháp ghi

Khi có chứng từ thể hiện các nghiệp vụ phát sinh, kế toán phản ánh nội dung kinh tế của nghiệp vụ vào sổ NKC, sau đó từ sổ này vào các Sổ cái liên quan. Cuối cùng, vào các sổ chi tiết liên quan.

Vốn bằng tiền có đặc thù riêng, đó là tiền mặt và tiền gửi không chỉ được chi tiết thành hai loại, mà còn được chi tiết theo tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ. Như vậy, tại công ty , sẽ có 4 sổ chi tiết theo dõi cho vốn bằng tiền.

Kết cấu của các sổ này tương đối giống nhau, riêng sổ dành cho tiền ngoại tệ còn có thêm cột để ghi tỷ giá và cột để theo dõi nguyên tệ.

Phần hành:

Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư và dự phòng.

1. Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư

Nghiệp vụ đầu tư của Công ty chủ yếu là mua cổ phiếu , trái phiếu, chứng khoán của các công ty khác.

Các khoản đầu tư được hạch toán theo nguyên tắc giá gốc.

Giá gốc = Giá mua + Các chi phí liên quan đến việc mua như chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng…

Các khoản đầu tư vốn dài hạn được kế toán theo dõi trên tài khoản 221 “ Đầu tư vào công ty con”. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tác đầu tư thực tế.

Để phản ánh tình hình đầu tư mua bán và thanh toán chứng khoán ngắn hạn, kế toán sử dụng tài khoản 121 “ Đầu tư chứng khoản ngắn hạn”. Bên cạnh đó kế toán còn mở chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ ( cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán ngắn hạn khác), trong đó ghi rõ mệnh giá, lãi suất, thời hạn thu hồi, phương thức phát hành, phương thức thanh toán, công ty phát hành…

2. Hạch toán các khoản dự phòng.

Các khoản trích lập dự phòng mà công ty sử dụng

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho ( gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dự phòng trợ cấp mất việc làm là khoản dự phòng dùng để chi trả cho người lao động trong các trường hợp: thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại tay nghề … Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu chi không hết thì được hoàn nhập, nếu chi vượt quá số đã trích thì được phép trích lập bổ sung.

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: la dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

- Dự phòng nợ phải trả: là khoản dự phòng mà doanh nghiệp lập ra để bảo đảm bù đắp cho các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp một khi doanh nghiệp mất hoặc giảm sút khả năng thanh toán các khoản nợ. Các khoản dự phòng nợ phải trả chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của một nghĩa vụ nợ đó. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu số dự phòng phải trả cần lập kỳ sau > số dự phòng phải trả còn lại của kỳ kế toán trước thì phần chênh lệch được ghi bổ sung vào chi phí sản xuất kinh doanh, ngược lại, sẽ hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Tài khoản sử dụng tài khoản 129 “ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”: dùng để theo dõi số đã trích lập, số trích lập dùng không hết được hoàn nhập, số trích lập không đáp ứng đủ phải trích lập bổ sung..

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được tiến hành như sau: - Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn đã trích lập dự phòng cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cần trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán:

Nợ TK 129 Có TK 635

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn trích lập cho kỳ kế toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích lập bổ sung vào chi phí tài chính.

Trong kỳ kế toán tiếp theo, nếu các đối tượng đã trích lập giảm giá từ cuối kỳ trước ( từng loại chứng khoán) đã bán hay đã thu hồi, khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng để bù đắp trong trường hợp mất giá, nếu không đủ thì số thiếu sẽ ghi tăng chi phí tai chính.

Ngược lại, số dự phòng giảm giá đã lập nếu không dùng đến hoặc không dùng hết, của những đối tượng này phải được hoàn nhập giống như trên.

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 229 “ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”

Phương pháp kế toán tương tự kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa.

Nợ TK 159 Có TK 632

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập cho kỳ kê toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào giá vốn hàng bán.

Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá từ cuối kỳ trước, khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng phải hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán.

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự giám giá hàng tồn kho còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi”.

Phải theo dõi chi tiết theo từng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo thời gian ( dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).

Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập chênh lệch thừa bằng bút toán:

Nợ TK 139 Có TK 642

Trong trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập cho kỳ tới lớn hơn số dự phòng ky trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán sử dụng tài khoản 351 “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”.

Kế toán trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tiến hành như sau:

Cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết định tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 642 Có TK 351

Trong kỳ kinh doanh, nếu phát sinh các khoản chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại tay nghề cho người lao động.

Trường hợp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Cuối niên độ kế toán tiếp theo, kế toán tiến hành xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Nếu số cần lập cho năm tới nhỏ hơn số còn lại, toàn bộ số dự phòng còn lại được chuyển năm sau, ngược lại, số cần lập > số còn lại, kế toán tiến hành trích bổ sung số thiếu vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phần hành: Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh.

1. Hạch toán kết quả kinh doanh.

a. Cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của công ty

Dựa vào các tài khoản chi phí và doanh thu phát sinh trong kỳ

b. Hạch toán kết quả kinh doanh

Sơ đồ 2.8. Sơ đồ trình tự hạch toán kết quả kinh doanh.

K/c giá vốn bán hàng 911 511,512 632 641 642 K/c chi phí bán hàng K/c chi phí QLDN

K/c doanh thu thuần

635 811 821 711 K/c chi phí HĐTC K/c chi phí khác K/c chi phí thuế TNDN K/c các khoản thu khác 515 K/c TN HĐ TC 421 K/c lỗ K/c lỗ 421 44

2. Phân phối kết quả kinh doanh

-Kết quả kinh doanh có thể là lãi hoặc lỗ:

+ Nếu là lỗ sẽ được xử lý bù đắp theo quy định của chế độ tài chính và quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Nếu là lãi sẽ được phân phối theo quy định của chế độ tài chính.

Phân phối lãi : Theo chế độ tài chính hiện hành, thu nhập của DN được phân phối như sau:

- Nộp Thuế thu nhập theo luật định (25%)

- Trả các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật nhà nước ( như vi phạm các luật thuế, luật giao thông, luật môi trường, luật thương mại…)

- Trừ các khoản lỗ( năm trước) không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Tiền thu về sử dụng vốn dùng bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

- Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản trên được phân phối như

Một phần của tài liệu Bán hàng và xác định kết quả tại công tyTNHH thương mại và dịch vụ đức thịnh (Trang 35)