II/ Phần hành: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL VÀ CCDC
6. Phương pháp và cơ sở ghi số tổng hợp và ghi sổ chi tiết
a. Cơ sở ghi:
Tiền mặt: Kế toán công ty căn cứ vào chứng từ gốc là các phiếu thu, phiếu chi của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ và kế toán vào sổ chi tiết sổ tổng hợp
TGNH: Kế toán căn cứ vào GBN, GBC, séc, uỷ nhiệm, thu, chi… để vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
b. Phương pháp ghi
Khi có chứng từ thể hiện các nghiệp vụ phát sinh, kế toán phản ánh nội dung kinh tế của nghiệp vụ vào sổ NKC, sau đó từ sổ này vào các Sổ cái liên quan. Cuối cùng, vào các sổ chi tiết liên quan.
Vốn bằng tiền có đặc thù riêng, đó là tiền mặt và tiền gửi không chỉ được chi tiết thành hai loại, mà còn được chi tiết theo tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ. Như vậy, tại công ty , sẽ có 4 sổ chi tiết theo dõi cho vốn bằng tiền.
Kết cấu của các sổ này tương đối giống nhau, riêng sổ dành cho tiền ngoại tệ còn có thêm cột để ghi tỷ giá và cột để theo dõi nguyên tệ.
Phần hành:
Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư và dự phòng.
1. Hạch toán các nghiệp vụ đầu tư
Nghiệp vụ đầu tư của Công ty chủ yếu là mua cổ phiếu , trái phiếu, chứng khoán của các công ty khác.
Các khoản đầu tư được hạch toán theo nguyên tắc giá gốc.
Giá gốc = Giá mua + Các chi phí liên quan đến việc mua như chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng…
Các khoản đầu tư vốn dài hạn được kế toán theo dõi trên tài khoản 221 “ Đầu tư vào công ty con”. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tác đầu tư thực tế.
Để phản ánh tình hình đầu tư mua bán và thanh toán chứng khoán ngắn hạn, kế toán sử dụng tài khoản 121 “ Đầu tư chứng khoản ngắn hạn”. Bên cạnh đó kế toán còn mở chi tiết theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà doanh nghiệp đang nắm giữ ( cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán ngắn hạn khác), trong đó ghi rõ mệnh giá, lãi suất, thời hạn thu hồi, phương thức phát hành, phương thức thanh toán, công ty phát hành…