Hạch toán các khoản dự phòng

Một phần của tài liệu Bán hàng và xác định kết quả tại công tyTNHH thương mại và dịch vụ đức thịnh (Trang 39 - 43)

II/ Phần hành: HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL VÀ CCDC

2.Hạch toán các khoản dự phòng

Các khoản trích lập dự phòng mà công ty sử dụng

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho ( gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

- Dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dự phòng trợ cấp mất việc làm là khoản dự phòng dùng để chi trả cho người lao động trong các trường hợp: thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại tay nghề … Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập vào thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu chi không hết thì được hoàn nhập, nếu chi vượt quá số đã trích thì được phép trích lập bổ sung.

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: la dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

- Dự phòng nợ phải trả: là khoản dự phòng mà doanh nghiệp lập ra để bảo đảm bù đắp cho các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp một khi doanh nghiệp mất hoặc giảm sút khả năng thanh toán các khoản nợ. Các khoản dự phòng nợ phải trả chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp xác định được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của một nghĩa vụ nợ đó. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Nếu số dự phòng phải trả cần lập kỳ sau > số dự phòng phải trả còn lại của kỳ kế toán trước thì phần chênh lệch được ghi bổ sung vào chi phí sản xuất kinh doanh, ngược lại, sẽ hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Tài khoản sử dụng tài khoản 129 “ Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”: dùng để theo dõi số đã trích lập, số trích lập dùng không hết được hoàn nhập, số trích lập không đáp ứng đủ phải trích lập bổ sung..

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được tiến hành như sau: - Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn đã trích lập dự phòng cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cần trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa bằng bút toán:

Nợ TK 129 Có TK 635

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn trích lập cho kỳ kế toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích lập bổ sung vào chi phí tài chính.

Trong kỳ kế toán tiếp theo, nếu các đối tượng đã trích lập giảm giá từ cuối kỳ trước ( từng loại chứng khoán) đã bán hay đã thu hồi, khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng để bù đắp trong trường hợp mất giá, nếu không đủ thì số thiếu sẽ ghi tăng chi phí tai chính.

Ngược lại, số dự phòng giảm giá đã lập nếu không dùng đến hoặc không dùng hết, của những đối tượng này phải được hoàn nhập giống như trên.

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.

Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 229 “ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”

Phương pháp kế toán tương tự kế toán dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa.

Nợ TK 159 Có TK 632

Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập cho kỳ kê toán tới lớn hơn số dự phòng kỳ trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào giá vốn hàng bán.

Trong kỳ kế toán tiếp theo, các đối tượng đã trích lập dự phòng giảm giá từ cuối kỳ trước, khoản dự phòng giảm giá đã lập được dùng phải hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán.

Cuối kỳ kế toán tiếp theo: tiến hành so sánh số dự giám giá hàng tồn kho còn lại với dự phòng phải trích cho kỳ kế toán tới và ghi các bút toán hoàn nhập hay trích lập tương tự như kỳ kế toán trước.

Kế toán dự phòng phải thu khó đòi.

Để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng tài khoản 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi”.

Phải theo dõi chi tiết theo từng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo thời gian ( dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng phải thu dài hạn khó đòi).

Cuối kỳ kế toán, tiến hành so sánh số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập cuối kỳ trước còn lại với số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập cho kỳ tới, nếu số dự phòng kỳ trước còn lại lớn hơn số dự phòng phải trích lập cho kỳ tới, kế toán phải hoàn nhập chênh lệch thừa bằng bút toán:

Nợ TK 139 Có TK 642

Trong trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập cho kỳ tới lớn hơn số dự phòng ky trước còn lại, số chênh lệch sẽ được kế toán trích bổ sung vào chi phí quản lý doanh nghiệp. if (adsbygoogle && !adsbygoogle.loaded) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});}

Kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kế toán sử dụng tài khoản 351 “ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”.

Kế toán trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được tiến hành như sau:

Cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự quyết định tùy vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 642 Có TK 351

Trong kỳ kinh doanh, nếu phát sinh các khoản chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, chi đào tạo lại tay nghề cho người lao động.

Trường hợp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Cuối niên độ kế toán tiếp theo, kế toán tiến hành xác định số dự phòng trợ cấp mất việc làm cần phải lập. Nếu số cần lập cho năm tới nhỏ hơn số còn lại, toàn bộ số dự phòng còn lại được chuyển năm sau, ngược lại, số cần lập > số còn lại, kế toán tiến hành trích bổ sung số thiếu vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phần hành: Hạch toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bán hàng và xác định kết quả tại công tyTNHH thương mại và dịch vụ đức thịnh (Trang 39 - 43)