Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn *Phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

*Phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều được hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ.

Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung về cơ sở lý luận, các khái niệm, đặc điểm của hoạt động giám sát, quyết định ngân sách nhà nước của HĐND cấp tỉnh, năng lực đại biểu dân cử nói chung, đại biểu HĐND tỉnh nói riêng và liệt kê một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chương 3, trên cơ sở khung khổ lý luận đã nêu ở chương 1, tác giả đã đi sau vào thực trạng công tác giám sát và quyết định ngân sách nhà nước trong những năm qua. Phương pháp phân tích được sử dụng ở chương 4 để phân tích để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An.

Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố… để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở Chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn nêu một cách khái quát những cơ sở lý luận về các vấn đề cần quan tâm trong khuôn khổ của đề

31

tài, đồng thời chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Ở Chương 3, từ việc phân tích thực trạng của công tác giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về công tác giám sát và quyết định NSNN và chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các quan điểm và các giải pháp ở Chương 4.

Trong Chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.

* Lô gich và lịch sử

Phương pháp lô gic: Là phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng bằng việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tư duy để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Phương pháp này đã được sử dụng ở Chương 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết về năng lực của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử, về công tác giám sát và quyết định NSNN, từ khái niệm đến nội dung và các nhân tố ảnh hưởng. Ở Chương 3, phương pháp lô gich được sử dụng để phân tích thực trạng công tác giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở Chương 1 để phân tích. Trong Chương 4, phương pháp lô gich để gắn kết lý luận ở Chương 1, những tồn tại, hạn chế ở Chương 3, những nhân tố mới xuất hiện để đề xuất các quan

32

điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Phương pháp lịch sử: Được sử dụng kết hợp với phương pháp lô gich. Ở Chương 1, thực tiễn của một số địa phương trong việc sử dụng, nâng cao chất lượng giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh gắn kết với các công trình nghiên cứu trước đó để kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu bằng phương pháp lô gich.

Ở Chương 3, phương pháp lịch sử được sử dụng thông qua hoạt động thực tiễn liên quan đến công tác giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An. Sử dụng phương pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong giám sát, thẩm tra, quyết định NSSN với các vấn đề khác liên quan đến nó. Bằng phương pháp này có thể cho ta bức tranh khoa học của các hoạt động của HĐND tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực NSNN.

* Trừu tƣợng hóa khoa học

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tư duy trừu tượng. Để sử dụng phương pháp này, người ta thường tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tượng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng.

Trong kinh tế chính trị cũng như trong các khoa học xã hội nói chung, phương pháp trừu tượng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến tới

33

bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)