Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)

- Nguyên nhân của những hạn chế trên:

4.2.4.Nâng cao năng lực hoạt động của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh.

HĐND tỉnh.

- Nâng cao trình độ của các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND về các vấn đề kinh tế và ngân sách. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngân sách có không ít những khó khăn. Do yêu cầu phải đảm bảo tính đại diện trong HĐND, do đó các đại biểu công tác trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có một tỷ lệ nhất định những đại biểu là người trực tiếp lao động sản xuất, vì vậy số đại biểu tinh thông về lĩnh vực kinh tế và ngân sách có hạn và rất khác nhau. Do vậy cần tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ về tài chính, ngân sách cho đại biểu và tổ chức trao đổi kinh nghiệm việc thẩm tra, giám sát các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân sách giữa các cấp, các địa phương trong và ngoài tỉnh.

- Phải tạo sự chủ động cho Ban Kinh tế và Ngân sách tỉnh trong hoạt động thẩm tra. Để làm được việc này, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng Nghị quyết hàng năm và tình hình thực tế tại địa phương; sau khi thống nhất với UBND, Thường trực HĐND tỉnh cần khẩn trương phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, Ban bố trí thời gian làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc tổ chức khảo sát, giám sát tại một số đơn vị để thu thập tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động thẩm tra. Từ kết quả giám sát sẽ có được thông tin để đối chiếu, so sánh với những nhận định, đánh giá, số liệu trong báo cáo, dự thảo Nghị quyết của cơ quan trình văn bản giúp cho việc xây dựng báo cáo thẩm tra của ban chất lượng cao hơn.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban HĐND. Thành viên các Ban HĐND nói chung và Ban Kinh tế và Ngân sách tỉnh hiện nay chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động của HĐND bị tác động

64

bởi hoạt động chuyên môn. Do đó, thành viên Ban HĐND cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, bố trí dành nhiều thời gian cho công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết. Đối với những thành viên Ban HĐND công tác ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cần phát huy kiến thức chuyên môn chuyên sâu, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực công tác để tham gia ý kiến xác thực, có chất lượng, tránh tình trạng né tránh, bao biện, không đề cập đến nội dung liên quan đến UBND hoặc của ngành mình.

- Kiện toàn tổ chức, tăng cường các đại biểu hoạt động chuyên trách cho HĐND về lĩnh vực tài chính ngân sách. Lựa chọn những đại biểu có đầy đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, có năng lực, am hiểu pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng và kinh nghiệm công tác trong thực tiễn để giúp HĐND hoạt động chuyên sâu hơn, đưa ra được những quyết định chính xác về tài chính, ngân sách. Bởi lẽ các vấn đề về kinh tế và ngân sách vốn là các vấn đề phức tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau cần có bộ máy giúp việc có chuyên môn, nghiệp vụ và có năng lực tham mưu cho HĐND trong lĩnh vực này. Thường xuyên duy trì sinh hoạt Ban Kinh tế và Ngân sách tỉnh, trước mỗi kỳ họp cần phân công cụ thể các thành viên tham gia các hoạt động giám sát và chuẩn bị các ý kiến thẩm tra. Nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm của mỗi cá nhân thành viên Ban, nhất là lãnh đạo Ban hoạt động chuyên trách, cần chủ động nghiên cứu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực ngân sách; đồng thời phối hợp với các cơ quan xây dựng dự thảo tham gia ngay từ đầu. Khi cần thiết có thể mời các cơ quan chuyên môn báo cáo tình hình chuẩn bị báo cáo và dự thảo Nghị quyết để theo dõi, nắm bắt và tham gia ý kiến kịp thời.

- Bố trí đội ngũ chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh giúp việc cho Ban Kinh tế và Ngân sách có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, có trách nhiệm với công việc, để có thể

65

tham mưu cho HĐND phân tích những mặt được, chưa được trong quá trình thực hiện các khâu của chu trình ngân sách và kiến nghị UBND, đơn vị được giám sát xem xét, chấn chỉnh sai phạm kịp thời. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc và các chế độ bảo đảm phục vụ các hoạt động của chuyên viên Văn phòng, các Ban của HĐND.

4.3. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và các luật có liên quan, bố sung các quy định trong thực hiện chức năng quyết định của HĐND, nhất là quy định tăng thẩm quyền quyết định một số vấn đề cụ thể cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND trong việc thực hiện thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết như: Có quyền quyết định việc trình hay không trình ra kỳ họp HĐND các báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết không bảo đảm yêu cầu; quyền xem xét trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân được phân công soạn thảo báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết không bảo đảm yêu cầu để báo cáo trước kỳ họp của HĐND. Xem xét, sửa đổi quy định tại Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 về thời gian gửi hồ sơ dự thảo Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật đến Ban HĐND để thẩm tra từ 15 ngày lên 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

- Để HĐND thực quyền hơn trong việc quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách đã đến lúc Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng tiếp tục tăng cường phân cấp về quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là phân cấp nguồn thu để tăng số lượng các tỉnh tự cân đối được ngân sách; Quy định rõ thẩm quyền của Thường trực và các ban HĐND trong việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND về ngân sách; Thay đổi lịch biểu tài chính dành

66

thời gian hợp lý để HĐND xem xét quyết định dự toán và phương án phân bổ ngân sách theo thẩm quyền.

- Sau khi ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương, Quốc hội cần sớm có quy định theo hướng Trưởng Ban, Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách và quy định thêm một số đại biểu là thành viên các Ban hoạt động chuyên trách. Lựa chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài tham gia.

- Quốc hội cần sớm ban hành Luật giám sát hoặc có văn bản riêng của UBTVQH về hoạt động giám sát của HĐND theo một quy trình thống nhất, hiện nay cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát còn nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, thiếu đồng bộ và thống nhất, chế tài chưa đủ mạnh nên việc thực hiện kiến nghị sau giám sát còn thiếu tính nghiêm túc. Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 do UBTVQH ban hành đã quy định cụ thể một số nội dung về hoạt động giám sát của HĐND nhưng chế tài lại thiếu, chưa quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của cơ quan, người đứng đầu cơ quan, đon vị trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các kiến nghị giám sát của HĐND, cần gắn trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các kiến nghị sau giám sát với việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu, việc nhận xét, đánh giá cán bộ và bình xét thi đua hàng năm của cơ quan, đơn vị...

- Đề nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các Ủy ban của Quốc hội hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tài chính, ngân sách cho lãnh đạo và thành viên các Ban HĐND, cũng như đội ngũ cán bộ, chuyên viên Văn phòng làm công tác tham mưu, giúp việc cho các Ban HĐND về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo Nghị quyết và các kỹ năng khác nhằm giúp cho hoạt động của HĐND cấp tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

67

- Nghiên cứu thống nhất về tổ chức bộ máy, biên chế và tăng số lượng công chức làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Thường trực, các Ban của HĐND cấp tỉnh.

68

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 72 - 77)