của vùng đất Nam bộ
Những yếu tố kinh tế - xã hội ở vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII –XVIII chính là những tiền đề để tạo thành một vùng đất Nam bộ phát triển rực rỡ sau này. Có thể nói chính những đặc điểm kinh tế - xã hội đặc trưng đó đã xây dựng nên một diện mạo vùng đất Nam bộ năng động, linh hoạt.
Vùng đất Nam bộ từ sớm đã mang đặc điểm của nền kinh tế khẩn hoang. Những con người đi khai hoang mở cõi ấy vẫn phụ thuộc vào tự nhiên, do những yếu tố tự nhiên quy định mà cư dân ở đây có một sự thất thường không định cư một chỗ, họ rày đây mai đó đến khi có một nơi thích hợp thì dừng chân để sản xuất. Chính yếu tố đó đã tạo thành một tập quán canh tác nông nghiệp đặc trưng của người Nam bộ với sự thoải mái trong tư duy sản xuất, mỗi mùa vụ họ cứ sạ lúa giống rồi để nó tự mọc với thiên nhiên, cùng lắm chỉ chăm bón đôi chút chứ không kỹ lưỡng và nhiệt tình chăm chút như cư dân miền ngoài. Do đó năng suất sản xuất thời kì này là cực kì thấp.
Bên cạnh đó họ cũng thường xuyên chuyển vụ và xen canh, tùy theo thời tiết mà có cây trồng thích hợp. Từ đó tạo ra một nguồn sản phẩm nông nghiệp đa dạng có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân tại chỗ. Đó chính là sự đa dạng về tập quán canh tác nông nghiệp, Bên cạnh cây trồng chính là lúa nước đồng thời cũng xuất hiện các loại cây ăn quả, các loại thực phẩm khác như ngô, đậu, hoa màu. Do vậy, ở Nam bộ từ sớm đã có sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nông nghiệp. Nền thương mại cũng song hành phát triển. Cư dân Nam bộ được tự nhiên ưu đãi với một vị trí địa lí đắc lợi giữa trung tâm mậu dịch trong nước cũng như quốc tế. Chính thương nghiệp là nguồn tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp, giúp nông nghiệp giải quyết đầu ra. Hai nền sản xuất nông nghiệp và thương nghiệp cùng nhau phát triển thúc đẩy sự sản xuất phát triển mạnh. Do đó của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn không những đủ để phục vụ nhu cầu tại chỗ và nhu cầu trong nước còn có khả năng đủ để xuất cảng đi nước ngoài. Đó chính là một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của thương nghiệp sau này ở Nam bộ.
Từ những yếu tố kể trên, hàng hóa được sản xuất nhiều. Và được thương nghiệp lưu chuyển để mang lại nguồn lợi vật chất khác. Đó chính là Đặc điểm của một nền kinh tế hàng hóa mang yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hóa đã
được thúc đẩy phát triển. Ngoài các mặt hàng nông phẩm, ở Nam bộ từ sớm đã có một nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển sớm. Sản xuất thủ công nghiệp được cư dân khai hoang mang theo trên gánh hành lí vào Nam. Họ lập thành cac 1làng nghề rất sớm ở Nam bộ. Chính những làng nghề này phục vụ cho nhu cầu xã hội. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa chính yếu thì các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cũng theo đó mà vươn mình. Để giao thương buôn bán thì con người cần đi lại, từ đó cho ra đời làng nghề đóng ghe tàu. Nông sản khi di chuyển cần phải có thúng, rổ do đó làng nghề đan lát phát triển. Một khi sản phẩm nông nghiệp dư thừa quá mức tiêu thụ của con người thì các làng nghề chế biến sản phẩm nông nghiệp thành các loại thức ăn đặc sản cũng theo đó mà ra đời,… Do đó, tính chất của nền kinh tế Nam bộ từ sớm đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành nghề và có những yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa len lỏi chi phối mọi hoạt động kinh tế bấy giờ. Do đó hình thành những tiền đề tốt để Nam bộ phát triển thành một vùng kinh tế năng động có khả năng giao lưu quốc tế cao.
Những yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm đồng thời với việc đặt ra Vấn đề tư hữu ruộng đất. Tuy nhiên có thể nói vùng đất Nam bộ từ sớm đã được các chúa Nguyễn ưu đãi và khuyến khích để người ta phải gánh theo từng mảnh hồn quê vào vùng đất mới mà khai khẩn. Cho nên chính sách ruộng đất ở Nam bộ từ sớm đã có những sự khác biệt so với miền Bắc và Trung. Việc tư hữu ruộng đất ở Nam bộ được chính quyền thừa nhận. Do đó việc canh tác nông nghiệp sẽ ổn định hơn. Con người lưu dân bị ràng buộc bởi ruộng đất cá nhân họ. Mặt khác khi sản xuất trên chính mảnh ruộng của mình người nông dân mới chăm chút cho nó nhiều hơn. Vì vậy nền sản xuất nông nghiệp cũng sẽ giảm dần yếu tố phụ thuộc tự nhiên để có bước chuyển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
Mặt khác, việc cho phép tư hữu ruộng đất cũng góp phần làm cho việc ruộng đất tập trung vào một bộ phận nhỏ của xã hội. Từ đó tạo nên Đặc điểm của địa chủ Nam bộ. Quyền tư hữu ở Nam bộ được đẩy lên tối đa, tầng lớp địa chủ ở đây tích lũy số lượng ruộng đất ngày càng nhiều có thể lên đến hàng ngàn mẫu. Do đó có thể nói trong thời kì này chỉ có ở Nam bộ mới xuất hiện tầng lớp đại địa chủ với sở hữu ruộng đất rất lớn. Vì vậy, nó thúc đẩy cho những mâu thuẫn xã hội sớm nảy sinh khi mà tư liệu sản xuất tập trung vào một số ít trong xã hội còn số đông thì thiếu thốn tư liệu sản xuất.
Về yếu tố xã hội, do những đặc điểm của thời kì khai khẩn nền ở Nam bộ có được Sự đa dạng tộc người, đa dạng văn hóa vùng miền. Lưu dân từ nhiều vùng khác nhau ở miền ngoài vào Nam khai hoang mang theo cho mình những hành trang khác nhau. Ngoài người Việt di dân vào Nam ở đây còn có người Khmer vốn sống ở vùng đất Nam bộ từ trước và người Hoa theo thuyền mà đến nước Việt
chống lại nhà Thanh khôi phục nhà Minh. Do đó ở Nam bộ có một sự đa dạng về tộc người và văn hóa rất đặc trưng. Sự đa dạng văn hóa vùng miền và tộc người đã làm cho vùng đất Nam bộ chứa đựng hầu hết tinh hoa của văn hóa. Nhưng mặt khác đôi lúc cũng tạo ra những mâu thuẫn nhất định tạo thành những nội kết khó giải quyết trong nhiều thế kỷ.
Chính những đặc điểm về đa dạng văn hóa và tộc người đã hình thành Lối sống theo mô hình quần cư. Người ta sống thành từng nhóm nhỏ. Trong khu vực dân cư đó đa dạng về tộc người và văn hóa cũng như đa dạng về thành phần kinh tế. Đặc điểm sống quần cư liên hệ nhưng không chặt chẽ với nhau ở Nam bộ tạo thành một “làng mở”. Con người sống gắn bó cố kết cộng đồng ở một mức độ vừa phải, sự giao lưu với bên ngoài vẫn đảm bảo chứ không khép kín sau lũy tre làng như ở phía Bắc. Điều đó một phần tạo nên tính cách phóng khoáng và linh hoạt của người Nam bộ.
Những yếu tố kinh tế hàng hóa phát triển sớm đã tạo nên Sự phân tầng, phân hóa xã hội lại diễn ra rất sớm và gay gắt. Tuy nhiên ở Nam bộ tuy sự phân hóa diễn ra sớm và gay gắt nhưng mâu thuẫn thì chưa đến mức đỉnh điểm để có thể bùng phát thành đấu tranh giai cấp. Ở đây giai cấp trên vẫn có một sự cộng sinh với giai cấp dưới. Giữa tầng lớp thống trị nắm giữ tư liệu sản xuất và tầng lớp bị trị không nắm giữ tư liệu sản xuất nhiều có một sự tương hỗ với nhau để cùng phát triển vì một mục đích chung là khai khẩn đất hoang mở rộng bờ cõi lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên ở giai đoạn sau do sự tích hợp với các yếu tố bảo thủ, trì trệ của chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt là phong kiến nhà Nguyễn, từ nền kinh tế tiểu nông với chế độ sở hữu ruộng đất tư hữu tập trung trong tay đại địa chủ được chính quyền dung dưỡng và từ chế độ thuế khóa, lao dịch phong kiến nặng nề của các chính quyền phong kiến. Tình trạng tích tụ ruộng đất vào tay đại địa chủ và tình trạng nông dân nghèo, bị phá sản hàng loạt ở Nam bộ là nguồn gốc dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt bùng nổ ở hầu hết các tỉnh Nam bộ.
Nếu như tính chất đa tôn giáo, tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam là một đặc trưng nổi bật, thì ở Nam Bộ tính chất điển hình của tính đa tôn giáo, tín ngưỡng lại càng rõ rệt. Xuất phát từ sự đa dạng tộc người, từ đặc tính mở của vùng về cả tự nhiên và xã hội, cộng với những thách thức từ điều kiện tự nhiên, xã hội trong thời kỳ khai phá vùng đất mới, người dân Nam Bộ có truyền thống dung hòa tôn giáo, dễ tiếp nhận những luồng tư tưởng, tôn giáo từ bên ngoài vào cũng như khả năng sáng tạo những tín ngưỡng riêng trên cơ sở chọn lọc tinh hoa từ các tôn giáo đã có từ trước. Chính điều đó tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn riêng trong văn hóa Nam Bộ mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Như vậy, nhìn chung để có được những thành tựu như vậy, từ trong lịch sử chúng ta phải nhìn nhận lại những yếu tố cấu thành nên thành quả đó. Trong đó không thể không kể đến các đặc điễm đặc trưng và ảnh hưởng tác động của kinh tế - xã hội Nam bộ trong thời kì đầu khai hoang mở cõi.
KẾT LUẬN
Vùng đất Nam bộ là một vùng đất mới giàu tiềm năng mà người Việt mới đặt dấu chân khai phá của mình trên vùng đất ấy trong những thế kỷ gần đây. Trong quá trình vận động của lịch sử, Nam bộ đã trở thành một phần trong đại thể của nước Việt Nam góp phyần làm rạng rỡ cho non sông đất nước.
Để có được những thành tựu như vậy, từ trong lịch sử chúng ta phải nhìn nhận lại những yếu tố cấu thành nên thành quả đó. Trong đó không thể không kể đến các đặc điễm đặc trưng của kinh tế - xã hội Nam bộ trong thời kì đầu khai hoang mở cõi.
Đất Nam bộ được thiên nhiên ưu đãi, khí hẫu không quá khắc nghiệt, người Việt đến với vùng đất Nam bộ tuy rằng khi khai hoang có nhiều trở ngại ban đầu nhưng với kinh nghiệm canh tác nông nghiệp nhiều đời không thể làm khó chúng ta. Do đó dưới bàn tay tài hoa của lưu dân mở cõi, vùng đất Nam bộ sớm cất lên tiếng nói của vùng thắng địa.
Do trong quá trình khai phá nên từ thế kỷ XVII – XVIII nền kinh tế ở vùng đất Nam bộ vẫn mang đặc trưng của một nền kinh tế khẩn hoang nên vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên khá nhiều ở thời kì đầu, nơi miền đồng bằng phì nhiều và trù phú được sông ngòi bồi tụ cư dân Việt đi khẩn hoang đã sớm định cư để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nền kinh tế nông nghiệp ở Nam bộ thế kỷ XVII – XVIII được hình thành từ rất sớm với một số đặc điểm cơ bản. Đặc điểm thứ nhất, đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu của cư dân ở đây, việc cải tiến công cụ lao động từng bước giúp nền sản xuất phát triển. Trong suốt tiến trình lịch sử vấn đề sở hữu ruộng đất ở Nam bộ là một yếu tố thúc đẩy phát trtiền nông nghiệp, quyền tư hữu ruộng đất sớm xuất hiện kéo theo việc tập turng ruộng đất vào tay một bộ phận nhỏ trong xã hội hình thành nên tầng lớp đại địa chủ. Đặc diểm thứ hai, cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động chính và ngày càng đa dạng, phong phú. Trong suốt tiến trình phát triển nông nghiệp ở Nam bộ, giống cây trồng và vật nuôi càng lúc càng phát triển phong phú, nhiều loại cây trồng được canh tác. Lúa nước vẫn là cây lương thực chính yếu phục vụ đời sống con nguyời. Bên cạnh đó còn có các loại cây khác như hoa màu, cây ăn quả và cau,... Về các loại động vật cũng ngày càng đa dạng hơn, về gia súc lớn có trâu, bò; về gia súc nhỏ có lợn, dê; các loại gia cầm cũng được chăn nuôi nhiều. Đặc điểm thứ ba, sản xuất nông nghiệp dần dần mang tính mùa vụ hơn. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và để cung ứng đủ lương thực, thực phẩm ngành nông nghiệp càng phải cải thiện phương thức canh tác. Kỹ thuật xen canh, tăng vụ, gối vụ được áp dụng và ngày càng tiến bộ hơn để phát huy hết tyiềm lực đất và nước
mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này. Đặc điểm thứ tư, nền nông nghiệp Nam bộ thế kỷ XVII - XVIII vẫn còn là một nền sản xuất tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các tác động của môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến việc canh tác nông nghiệp của cư dân phương Đông. Các yếu tô, địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước là các yếu tố cơ bản quy định tính chất nền nông nghiệp. Trong tiến trình phát triển của sản xuất kinh tế nông nghiệp cư dân Nam bộ cũng từng bước khắc phục những điểm yếu để dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của tự nhiên. Họ đã biết giữ nước, ngăn nước, điều tiết nước từ các dòng sông, biết đào kênh để thau chua rửa mặn. Đặc điểm thứ năm, nông nghiệp dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Càng về sau của nông nghiệp Nam bộ càng chuyển biến để mang tính chất của một nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Các sản phẩm nông nghiệp dư thừa được buôn bán rộng rãi thúc đẩy việc canh tác nông nghiêp với hiệu suất cao hơn. Từ đó các vùng thâm canh, chuyên canh hình thành. Trên cơ sở đó tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng từng bước hoàn thiện. Bên cạnh đó việc sản phẩm nông nghiệp dư thừa cũng thúc đẩy việc chế biến nông sản phát triển, cùng lúc thúc đẩy cả tiểu thủ công nghiệp phát triển theo. Đặc điểm thứ sáu, nền nông nghiệp Nam bộ thế kỷ XVII - XVIII có ngành trồng trọt phát triển mạnh hơn ngành chăn nuôi. Trong suốt thể kỷ XVII - XVIII, tuy nền nông nghiệp vẫn không thoát khỏi lối sản xuất kinh tế tự nhiên, còn ì ạch trong thời gian dài. Tuy nhiên nông nghiệp trong thời kì đó cũng hoàn thành vai trò của mình và cũng có những tiến bộ nhất định. Ngành nông nghiệp hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của mình là cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho tiêu dùng và sản xuất hàng hóa nông phẩm. Đảm bảo được an ninh lương thực trong thời gian dài.
Mặt khác vị trí vùng đất Nam bộ là trung tâm giao thương buôn bán lớn trong nước và quốc tế, nên lượng hàng hóa tập trung rất cao, đặc biệt là nông sản cho nên nề giao thương sớm phát triển. Do tính chất thương nghiệp phát triển mạnh lượnng dân cư quy tụ ở các đô thị lớn tăng lên, nhu cầu về các mặt hàng sử dụng hằng ngày cũng bị kéo theo tăng lên do đó việc phát triển thủ công nghiệp cũng được đẩy mạnh.
Nền kinh tế ở Nam bộ từ sớm đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Một nền kinh tế hàng hóa sớm xuất hiện ở Nam bộ và tạo thành những yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa ở đây.
Về mặt xã hội, vùng đất Nam bộ từ sớm đã là nơi tụ cư của dân cư nhiều vùng với nhiều hoàn cảnh khác nhau mà di dân vào Nam. Từ đó tạo nên một sự đa dạng tộc người và đa dạng văn hóa vùng miền. Từ sớm đã tạo nên một sự hỗn dung văn hóa. Từ đó những lưu dân khai kahn63 sớm tụ cư và sống với nhau thành làng.