11 Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh, NXB Trẻ, 1999, tr
2.1.6 Sự xuất hiện những yếu tố kinh tế mang khuynh hướng tiền tư bản chủ nghĩa
bản chủ nghĩa
Thông qua tìm hiểu về nền kinh tế Nam Bộ trong giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII chủ yếu qua các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thì rõ ràng ta thấy trong thành phần cơ cấu kinh tế đã manh nha xuất hiện những yếu tố tiền tư bản chủ nghĩa. Sở dĩ xuất hiện những yếu tố này là do phụ thuộc vào phương thức sản xuất thời kỳ này có những biến động về quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất.
Dấu hiệu của sự hình thành chủ nghĩa tư bản là tình hình sản xuất hàng hóa đã phát triển tới một trình độ nhất định. Như đã nói, từ khi Nam Bộ được khai hoang, nông nghiệp có điều kiện phát triển, thì nó không chỉ giải quyết được những vấn đề lương thực phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà những nông phẩm dư thừa tức là lúa gạo sản xuất ra lúc này còn là nguồn cung cấp đi các địa phương khác, kể cả nước ngoài thông qua những hình thức trao đổi với các sản phẩm thủ công tương ứng hoặc thông qua buôn bán, nó trở thành hàng hóa trên thị trường và hình thành lên một thị trường xuất khẩu lúa gạo trong khu vực. Nền kinh tế hàng hóa đương nhiên có điều kiện để phát triển.
Việc kinh tế tiền tư bản xuất hiện nhờ nông nghiệp và thương nghiệp ở Nam bộ phát triển phồn thịnh, dẫn đến phân công trong lao động. Thợ thủ công trong các gia đình đã thành chuyên nghiệp và có đủ điều kiện để tách khỏi nông nghiệp, tuy vẫn giữ tính cách gia đình chưa chuyển hẳn sang sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đa số mặt hàng thủ công đáp ứng nhu cầu trong xứ ngày càng cao, vì người dân làm ăn khá giả, hàng hóa xuất khẩu được nước ngoài khá ưa chuộng như: nữ trang bằng vàng bạc, vật 12 Dẫn theo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Một số đặc điểm của địa chủ Nam Bộ thế kỷ XVII – XVIII
dụng bằng đồi mồi, đóng thuyền, làm cột buồm bằng gỗ quý… Trải qua một quá trình thoát ly khỏi nông nghiệp, giờ đây sản phẩm thủ công không chỉ phục vụ cho nhu cầu tự cấp, tự túc thông qua trao đổi nhỏ giữa nông phẩm và hàng thủ công, nó đã được mở rộng về mặt quy mô và được đem ra thị trường để trở thành hàng hóa buôn bán. Những thương nhân khu vực hay ngoại quốc rất ưa chuộng những mặt hàng thủ công tinh xảo ở Nam Bộ.
Việc sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường ngày càng cao và buôn bán sớm trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng thu lợi nhuận cho các thương nhân, cho nên trong thế kỷ XVIII, việc xuất hiện nhiều thương cảng hay nhiều điểm buôn bán sầm uất như đã nói là điều tương đối dễ hiểu. Đây là dấu hiệu của một phương thức sản xuất đang chuyển mình. Những trung tâm này về lâu dài trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế nổi tiếng và giữ một vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động thương mại của khu vực Tây Nam Bộ và góp phần hướng nền nông nghiệp ở Nam Bộ ngay từ rất sớm đi vào phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa.
Một điểm nữa cũng cần phải đề cập đến nguyên nhân sâu xa của việc hình thành nên yếu tố tiền tư bản trong lĩnh vực kinh tế đó là vấn đề tư hữu ruộng đất của địa chủ.
Đầu tiên chính sự mở rộng công cuộc khẩn hoang và sản xuất nông nghiệp, thương mại trong các thế kỷ XVII, XVIII đã làm thay đổi bộ mặt xã hội của đồng bằng Nam Bộ. Điều này dẫn đến sự xuất hiện sớm bộ phận sở hữu lớn ruộng đất của địa chủ mà phần nông sản dư thừa có thể đem bán đã đạt tới một khối lượng rất lớn, đưa tới sự hình thành tương đối sớm nền kinh tế hàng hóa ở đây. Đồng bằng Nam Bộ từ chỗ là một vùng đất hoang, đầy rừng rậm, lau sậy,... đã được mở mang và ngay từ rất sớm đã trở thành một vựa lúa lớn, sản xuất thóc gạo đã dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ.
Về vấn đề này, như Giáo sư Phan Huy Lê nhận xét: “Thời kỳ từ cuối thế kỷ XVI đến năm 1836, vùng Đồng Nai – Gia Định chỉ có chế độ tư hữu ruộng đất và nông thôn gồm những thôn ấp dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất này. Đấy là một kết cấu kinh tế – xã hội khác với các vùng khác; và chính nó đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế của Đồng Nai – Gia Định13”.
Tác giả Nguyễn Đình Đầu cũng có ý kiến tương tự: “việc tư nhân chiếm hữu ruộng đất triệt để và việc ruộng đất lần hồi tập trung trong tay một thiểu số người giàu đã tạo cho xã hội miền Nam, rõ ràng, có tình trạng tiền tư bản chủ nghĩa... mà dấu 13 Nguyễn Đình Đầu, Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Hội Sử học Việt Nam, 1992, tr. 9
hiệu của sự hình thành chủ nghĩa tư bản là tình hình sản xuất hàng hóa đã tới mức cao14”.
Còn tác giả Lê Văn Năm thì cho rằng: “Sở hữu đất đai tư nhân, nhất là việc tập trung ruộng đất trong tay các địa chủ lớn đã giúp cho những người này nắm được một số lượng nông sản to lớn. Lượng nông sản đó được đưa ra thị trường15”.
Trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa phát triển như ở thế kỷ XVII–XVIII thì hệ thống sông ngòi chằng chịt của miền Tây Nam Bộ chính là một lợi thế lớn thuận tiện cho việc lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Bao trùm lên các khu vực thị tứ của miền đất này là sự hiện diện của cộng đồng người Hoa. Đặc điểm chung là họ rất tháo vát trong việc buôn bán, lại có sẵn quan hệ thân tộc với nhiều khu vực từ Trung Hoa, Đài Loan đến khu vực Đông Nam Á. Sự giao lưu dẫn đến quan hệ giao thương khiến thặng dư nông nghiệp ở Tây Nam Bộ có điều kiện trở thành hàng hóa xuất khẩu mạnh mẽ. Cho nên vai trò của thương nhân và địa chủ người Hoa cũng đóng góp một vai trò không nhỏ làm xuất hiện kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa đã được biểu hiện thông qua nền kinh tế hàng hóa đã đề cập đến.
Tóm lại, với việc giao thương phát triển, nền nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, với sự chuyên môn hóa rõ rệt ở từng ngành. Nền sản xuất nhỏ, manh mún bị đẩy lui thay vào đó sản phẩm thủ công, nông phẩm sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và trao đổi trên thị trường với những vụ mua bán lúa gạo rộng lớn, những phố chợ đầy ắp hàng hóa giao dịch với các nước, những ty, đội phường thợ thủ công chuyên nghiệp lên tới hàng ngàn người, như vậy có thể nói những thành thị sầm uất như Gia Định, Hà Tiên đã có một nền kinh tế phát triển rất mạnh. Đó là một nền kinh tế mang dấu hiệu tiền tư bản chủ nghĩa.
Trong một nền kinh tế như vậy, cũng dễ hiểu khi chế độ tư hữu tư điền, tư thổ lại có điều kiện phát triển, mà ngược lại chế độ công điền công thổ ở miền Bắc không có điều kiện xuất hiện. Những thành thị ở Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên đi lên theo đà phát triển của quy luật kinh tế hàng hóa theo phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa. Cũng dễ hiểu khi mà sau này với sự xuất hiện của công điền, công thổ đã hạn chế sự bành trướng của tầng lớp phú nông, kìm hãm sự giải phóng nguồn lao động cần thiết cho vận tải, thương nghiệp và công nghiệp đang phát triển. Mà rõ ràng nền kinh tế tiểu nông truyền thống đã kìm hãm nó và những yếu tố kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa cũng lụi tàn dần.