Sự đa dạng tộc người, đa dạng văn hóa vùng miền

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế xã hội nam bộ thế kỷ 17 18 (Trang 37 - 42)

14 Nguyễn Đình Đầu, sđd tr 7 2–

2.2.1 Sự đa dạng tộc người, đa dạng văn hóa vùng miền

So với nhiều vùng đất khác trong cả nước thì Nam Bộ là một vùng đất mới có lịch sử khai phá mới chỉ hơn 300 năm nhưng từ lâu vùng đất này đã có rất nhiều cư dân sinh sống. Sau khi nước Phù Nam bị xóa tên trên bản đồ Đông Nam Á, thì hầu hết diện tích Nam Bộ không có người sinh sống. Vùng đất cao ở miền Đông tiếp tục do người Mạ và người Stiêng chiếm ngụ. Họ là những người dân bản địa đã sinh sống ở nơi đây từ thời tiền sử và là dân cư của nước Phù Nam. Còn người Khơme từ Chân Lạp di cư đến rất ít và tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Châu Đốc, Kiên Giang…Vùng đất Nam bộ chỉ thực sự trở thành “một miền đất hứa” khi lưu dân người Việt đến đây khai phá vào đầu thế kỷ XVII cùng với di dân người Hoa, Chăm…

Cư dân Nam bộ có nguồn gốc rất đa dạng. Từ đầu thế kỷ XVII, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp. Cùng với người Khmer và những cư dân đã có mặt ở vùng đất Nam bộ trước đó, họ đã nhanh chóng trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong cuộc chinh phục vùng đất này. Ngoài 4 tộc người Việt, Khmer, Chăm và Hoa nói trên, bức tranh tộc người ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn trở nên đa dạng, phong phú thêm bởi sự có mặt của nhiều tộc người khác như Tày, Nùng, Ngái, Mnông, Stiêng, Mường, v.v... gắn bó mật thiết với mảnh đất mà họ coi là quê hương của mình, cư dân các dân tộc luôn sống hòa thuận, chia sẻ mọi thuận lợi và khó khăn với các tộc người khác trong khu vực.

Điều kiện cộng cư xen cài làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhau nhiều hơn. Trong quá trình tiếp xúc, các dân tộc vừa giao lưu, vừa tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhau để làm giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình. Các tộc người sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Trong công cuộc khẩn hoang để khai phá đất đai và phát triển nghề trồng lúa nước cũng như trong cuộc sống, ảnh hưởng và giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra thường xuyên. Từ công cụ sản xuất, nhà ở đến cách ăn mặc, nếp sống, lễ nghi... đều có thể tìm thấy sự đan xen giữa các truyền thống văn hóa. Trong quá trình giao lưu, tiếng Việt dần trở thành tiếng phổ thông của các dân tộc anh em, trong khi hiện tượng song ngữ hay đa ngữ là hiện tượng bình thường ở những vùng cộng cư Việt – Khơme, Việt – Chăm, Việt – Khơme – Chăm – Hoa, hiện tượng hôn nhân hỗn huyết ở những vùng này càng diễn ra phổ biến. Chiếc phảng, cái nóp, cái cà ràng vốn của người Khơme đã được người Việt cải tiến thành những công cụ quen thuộc và thích dụng hơn cho người làm nông ở Nam Bộ. Chiếc khăn rằn của người Khmer Nam Bộ đã trở nên phổ biến và trở thành một biểu trưng quen thuộc của người Nam Bộ nói chung. Chiếc áo “bà ba” vốn có của người Việt đã trở nên phổ biến đối với các dân tộc ít người ở đây.

Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí cũng đã nhận xét: “Gia Định ở về phía nam nước Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân nước ta cùng người

Đường (tục gọi người nhà Đại Thanh là Đường nhân, cũng như người dân tộc tứ di gọi người Trung Quốc là Hán nhân, người Hán đây không phải là Lưu Hán, người Đường đây không phải là Lý Đường. Sách Quảng Đông tự nhận mình là người Đường của đời Đường Ngu chẳng qua chỉ là lời quá khoa trương),Người Tây Dương (các nước như Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao, đều gọi là Tây Dương), Cao Miên, Đồ Bà(người Sơn man, ở núi đảo theo đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở trong 36 cửa bể Mãn Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người các nước ấy đến sinh sống chung nhau rất đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân tộc họ”.

Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh sống như vậy nhưng ta có thể thấy Việt, Hoa, Khmer là ba dân tộc chủ đạo và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá của vùng đất mới. Do đó, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá cũng chủ yếu diễn ra giữ ba dân tộc này. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra bằng các hình thức “từ tiếp xúc văn hoá đến giao hoán văn hoá (acculturation) và từ sự tước bỏ những yếu tố văn hoá truyền thống lỗi thời (déculturation) đến sự thu nhận (encolturation) các tinh hoa văn hoá lẫn nhau giữa các dân tộc Khmer, Việt, Hoa ở vùng này”.

Trong quá trình phát triển, ngoài những yếu tố văn hoá chung, mỗi dân tộc đều phát triển dựa trên những đặc thù văn hoá truyền thống riêng của mình. Chính những đặc thù này đã tạo thành bản sắc văn hoá riêng của mỗi dân tộc trong kho tàng văn hoá của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, trong đó người Việt là dân tộc đa số. Tuy phải đương đầu với một thiên nhiên đầy khó khăn, thử thách và bị kìm hãm bởi các thế lực bóc lột, nhưng người nông dân Việt Nam với nỗ lực lao động sáng tạo hết mình đã tạo nên một đặc điểm văn hoá hết sức đặc sắc của riêng mình.

Khoảng đầu và giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ Bắc và Bắc Trung Bộ đã vượt biển tìm đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ. Nhóm lưu dân người Việt đã mở rộng dần vùng đất khai khẩn từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ. Những lưu dân Việt phần lớn là những nông dân, thợ thủ công nghèo đói ở phía Bắc phải rời bỏ quê hương đi tìm đất mưu sinh. Một số ít khác là quân lính của nhà nước phong kiến được phái đi đồn trú, một số quan lại bị cử đi miền biên viễn và cả những tội phạm bị lưu đày, những kẻ du đảng trốn tránh lệnh truy nã...

Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh, theo lệnh của chúa Nguyễn đến Nam Bộ, xác lập cơ cấu hành chính và hệ thống quản lý vùng đất cực Nam. Thực chất, đây là một sự chính thức công nhận kết quả của những cư dân Việt đã đến khai khẩn vùng đất Nam Bộ từ nhiều thập niên trước đó. Những thế hệ tiền bối của cư dân người Việt đã đến nơi đây khai khẩn đất đai, tạo lập ruộng vườn, hình thành xóm ấp. Xóm ấp ở là sự tái lập lai mô hình làng xóm ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà lưu dân người Việt mang theo đến vùng đất mới. Tuy nhiên, làng xóm ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL

có những nét khác biệt. Đó là cảnh quan, không gian, mối quan hệ xã hội, nếp sống… Ban đầu cư dân làng xóm là quan hệ láng giềng của những nông dân nghèo khổ tụ cư để cùng nhau khai khẩn đất đai, lập làng xóm cũng là lúc xây cất đình chùa, làm nơi thờ cúng, đáp ứng nhu cầu tâm linh, làm vững lòng người trung công cuộc chống chọi với thiên nhiên gian khó.

Sau hơn ba thế kỷ khai khẩn, cộng đồng người Việt ngày thêm đông đúc, hiện diện hầu như khắp đồng bằng cho đến biên giới, hải đảo. Làng xóm được lập khắp nơi, cùng với những phố thị trung tâm thương mại - dịch vụ. Cùng với những thành tựu kinh tế, chinh phục thiên nhiên, cộng đồng cư dân người Việt còn tạo nên một đời sống văn hóa phong phú vừa thống nhất trong cả nước, vừa có những nét riêng của Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

Bên cạnh người Việt, các dân tộc còn lại đều có một sắc thái văn hoá riêng cống hiến vào nền văn hoá chung phong phú và đa dạng của khu vực.

Người Khmer có mặt khá sớm ở Nam Bộ, nhiều ngôi chùa của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng được xây dựng từ bốn, năm thế kỷ về trước. Người Khmer là cư dân nộng nghiệp, hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước và một ít loại hoa màu. Buổi đầu người Khmer sống thành các phum, sóc (như các xóm, ấp của người Việt) trên các giồng đất cao. Đó là các gò phù sa cổ, có nguồn nước ngọt, cao ráo, khí hậu thoáng mát, tránh được nước ngập vào mùa lũ của sông Cửu Long.

Người Khmer ở khu vực Nam Bộ có một nền văn hóa truyền thống đặc sắc và phong phú. Phật giáo là tôn giáo gần như độc nhất và có ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người Khmer. Mỗi sóc của người Khmer có ít nhất một ngôi chùa. Ngôi chùa là bộ mặt xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của cộng đồng cư dân Khmer trong các sóc. Các vị sư sãi có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa của người Khmer. Mặc dù các sư sãi lo việc thực thi tôn giáo, nhưng tiếng nói của các vị góp phần vào công việc quản lý của phum sóc. Mỗi người Khmer vừa là một thành viên của phum sóc vừa là một tín đồ Phật giáo. Phật giáo Khmer thuộc phái Nam Tông. Từ thế giới Phật giáo tiểu thừa và tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên một truyền thống văn hoá đặc biệt với những kiến trúc chùa nguy nga và các dạng thức phù điêu mang cá tính và phong cách riêng. Bên cạnh đó, vốn là một dân tộc có truyền thống văn nghệ, người Khmer đã sáng tạo ra nhiều loại hình ca múa rất độc đáo: múa trống Xà-jăm, múa vui Krap; điệu hát A-yay trữ tình, kịch hát Yu-kê…

Người Khmer ở Nam Bộ cũng có mối quan hệ về mặt lịch sử và văn hóa dân tộc khá mật thiết với người Khmer ở Campuchia.

Người Hoa, vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt Nam. Một bộ phận đông đảo những di dân Trung Hoa này đã được chính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị đã cho phép đến định cư và sinh sống ở Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Trong các tài liệu thư tịch, thường nhắc đến cuộc định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khai khẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận. Một nhóm người Hoa khác do sự hướng dẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay. Những di dân Trung Hoa đến ĐBSCL phần lớn là nông dân, thợ thủ công, một số đáng kể là các binh lính và quan lại cùng gia đình. Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Một số các quan lại và và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhà Thanh vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa. Những người này hy vọng vùng đất Nam Bộ là nơi họ nương náu chờ ngày “phản Thanh phục Minh”.

Những người di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân, nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội nhập vào công đồng các cư dân Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi người Hoa. Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu đặc sản. Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phố, thị trấn, nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ. Trong quá trình hội nhập và sinh sống ở Nam Bộ, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình - Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa (khu vực duyên hải phía nam Trung Hoa) trên vùng đất Nam Bộ và trong quan hệ giao lưu văn hóa với các dần tộc anh em cùng cộng cư như Việt, Khmer, Chăm...

Còn người Hoa trong quá trình di trú của mình cũng đã tạo nên rất nhiều đặc trưng văn hoá riêng của mình, đặc biệt trong đó có tục “thờ thần” và lệ “chiêm bái”. Họ còn mang đến những nghề thủ công truyền thống, nghề làm vườn trên giồng cát, phát triển kinh tế thương mại, tạo điều kiện kéo các địa phương xích lại gần nhau hơn bằng việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hoá và nông sản. Họ còn mang đến cho xã hội Nam Bộ các tuồng tích Tàu, điệu hát Tiều, hát Quảng… cùng với chúng là những chuẩn mực đạo đức, lối sống mang màu sắc Nho giáo.

Người Chăm, tập trung cư trú ở một số huyện đầu nguồn sông Hậu thuộc tỉnh An Giang như Châu Phú, Tân Châu, TX Châu Đốc... Dân số người Chăm ở ĐBSCL có khoảng 12.500 người. Người Chăm ở ĐBSCL vốn thuộc nhóm của người Chăm ở

Trung Bộ Việt Nam di chuyển sang Campuchia vào khoảng thế kỷ thứ XV-XVI (Hiện nay vẫn còn một bộ phận đang sinh sống ở Công pông Chăm Campuchia). Đến khoảng đầu thế kỷ XVIII, một số người Chăm này từ Campuchia theo sông Hậu và định cư ở tỉnh Châu Đốc trước đây (nay thuộc tỉnh An Giang).

Trên cơ sở những đặc điểm văn hoá riêng của dân tộc mình, trong quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên, các dân tộc đã vay mượn và giao hoán những yếu tố văn hoá của nhau để cùng tồn tại và phát triển. Theo thời gian, những yếu tố văn hoá nào không thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hay tỏ ra lạc hậu hơn so với quy luật tiến hoá của xã hội thì sẽ dần dần bị loại bỏ để nhường chỗ cho những yếu tố văn hoá ưu việt hơn.

Sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người ở đây được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh khác nhau:

- Trước hết ta thấy sự giao lưu rõ nét nhất giữa các tộc người này chính là sự giao lưu về mặt tôn giáo - tín ngưỡng: trong quá trình cộng cư giữa người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm đã diễn ra hiện tượng tồn tại đan xen nhiều tôn giáo khác nhau (Phật giáo tiểu thừa, Phật giáo đại thừa, Hồi giáo, Bàlamôn giáo), nhưng có một điều đặc biệt là giữa các dân tộc ấy vẫn giữ được tinh thần bao dung về mặt tín ngưỡng.

Hiện nay, trong các vùng dân cư hỗn hợp ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung, ta thấy có một hiện tượng rất phổ biến là các cơ sở tôn giáo của các dân tộc khác nhau cùng xây dựng bên cạnh nhau trong cùng một địa phương. Chẳng hạn như ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Châu, Cà Mau…, miễu Bà Thiên Hậu, miễu Ông Bổn, miễu Ngũ hành đứng chung cùng chùa Phật giáo tiểu thừa của người Khmer; hay bên cạnh chùa Tịnh Độ cư sĩ của người Việt nhiều khi còn xen kẽ cả nhà thờ Thiên Chúa giáo.

- Trên lĩnh vực ngôn ngữ, ta thấy trong quá trình giao lưu, tiếng Việt đã dần dần trở thành tiếng nói chung của các dân tộc anh em trong khu vực này ; tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện tượng song ngữ hay đa ngữ là hiện tượng bình thường ở những khu vực cộng cư Việt - Khmer, Việt - Khmer - Hoa…. Trong lời nói hàng ngày của các dân tộc ít người ngày càng sử dụng nhiều tiếng Việt; ngược lại, tiếng Việt vùng này cũng ngày càng phong phú hơn, một phần là nhờ sự đóng góp của tiếng nói các dân tộc anh em.

- Phong tục tập quán cũng là một lĩnh vực mà ta thấy có sự giáo lưu, tiếp biến văn hoá rất nhiều: Về phong tục làm nhà cư trú: ngôi nhà sàn là kiểu cư trú truyền thống của người Khmer, nhưng người Việt ở Năm Căn (Cà Mau), Đồng Tháp, Sóc Trăng, người Chăm ở Châu Đốc cũng sử dụng. Về y phục, chiếc áo bà ba là trang phục vốn của người Việt đã trở nên phổ biến với các dân tộc anh em. Về

Một phần của tài liệu Đặc điểm kinh tế xã hội nam bộ thế kỷ 17 18 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w