Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Quãng Trân là lạp xưởng. Bên cạnh đó Quãng Trân còn sản xuất bánh pía, và một số bánh in.
- Các loại lạp xưởng: lạp xưởng nạc, lạp xưởng tiêu, lạp xưởng tôm, lạp xưởng gà.
- Các loại bánh Pía: bánh Pía nhân đậu xanh sầu riêng, bánh Pía khoai môn, bánh Pía chay. Bánh Pía Quãng Trân có nhiều kích cỡ, loại hạng khác nhau.
- Bên cạnh đó, những năm gần đây Quãng Trân bắt đầu mở rộng thêm một số mặt hàng kinh doanh như: mè láo, kẹo đậu phộng, bánh phồng tôm.
3.1.3. Cơ cầu tổ chức và quản lý a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Doanh nghiệp Quãng Trân, 2012)
HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP QUÃNG TRÂN
GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng quản đốc Phòng sản xuất Tổ bánh Pía Tổ lạp xưởng
b.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc (Ông Lương Văn Cón): là người lãnh đạo chung, điều phối tất cả các hoạt động của công ty, thực hiện các mối qua hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý cũng như phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán (Ông Nguyễn Văn Thanh): chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo tình hình tài chính trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đóng vai trò tham mưu cho giám đốc về việc huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh hiệu quả.
-Phòng kinh doanh (Ông Lương Văn Đông): chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ giám đốc, có nhiệm vụ giám sát tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm, tìm kiếm thị trường kinh doanh mới cho công ty.
-Phòng sản xuất (Ông Mã Anh Tuấn): có nhiệm vụ kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trên toàn bộ dây chuyền sản xuất cũng như trên trên từng loại sản phẩm, đồng thời nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai, thực hiện và kiểm tra mọi hoạt động trong chương trình quản lý chất lượng sản phẩm.
- Phòng quản đốc (Bà Hà Thị Huệ Hương): chỉ đạo trực tiếp ban điều hành, bố trí nhân sự và dây chuyền sản xuất trong quá trình sản xuất, quản lý toàn bộ công nhân tại phân xưởng sản xuất.
3.1.4. Thành tích đạt được
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua luôn có sự ủng hộ, động viên, quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy mà hàng năm doanh nghiệp Quãng Trân luôn quan tâm đến các hoạt động phúc lợi xã hội trên địa bàn, nhiệt tình ủng hộ phong trào vận động quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình thương, tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vui hội trăng rằm trong Tết Trung thu hàng năm.
Đặc biệt, hàng trăm lao động làm việc tại doanh nghiệp Quãng Trân hiện đều được tuyển dụng từ lao động địa phương nhằm giải quyết công ăn việc làm tại chỗ với mức lương căn bản từ 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng và khen thưởng vào mỗi dịp lễ, tết. Tại doanh nghiệp còn có quỹ phúc lợi để giúp gia đình công
nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hô trợ gia đình công nhân ốm đau, thai sản...
Với quy mô sản xuất 70 tấn lạp xưởng và bánh pía mỗi năm, trong những năm qua doanh nghiệp Quãng Trân đã ý thức được nhiệm vụ của doanh nghiệp là luôn mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng lương thưởng cho công nhân và đặc biệt là hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách tỉnh Sóc Trăng. Với thành tích 5 năm liên tục doanh nghiệp chấp hành tốt các chế độ chính sách, pháp luật về thuế, thực hiện tốt cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, không vi phạm pháp luật về thuế nên đã được nhiều khen thưởng như:
- Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, - Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế,
- Giấy khen của Tổng cục Trưởng Cục Thuế.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2009 - 2011
BẢNG 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUÃNG TRÂN TỪ NĂM 2009- 2011 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. Doanh thu Lạp xưởng 2.038,22 2.301,69 3.069,33 263,46 12,93 767,65 33,35 Bánh Pía 251,22 275,65 359,28 24,43 9,73 83,63 30,34 Mặt hàng khác 166,25 179,17 157,05 12,92 7,77 -22,12 -12,35 Tổng doanh thu 2.455,69 2.756,51 3.585,67 300,82 12,25 829,16 30,08 B. Chi phí Lạp xưởng 1.551,63 1.686,73 2.231,41 135,10 8,71 544,69 32,29 Bánh Pía 208,15 256,28 369,57 48,13 23,12 113,29 44,21 Mặt hàng khác 132,46 150,75 198,78 18,29 13,81 48,03 31,86 Tổng chi phí 1.892,23 2.093,75 2.799,77 201,52 10,65 706,01 33,72
C.Lợi nhuận trước thuế 563,46 662,76 785,91 99,30 17,62 123,15 18,58
0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 3.000,00 3.500,00 4.000,00 2009 2010 2011
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2009-2011
Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế
HÌNH 3.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2009-2011
Qua bảng và hình trên có thể thấy rằng nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đối khả quan trong giai đoạn 2009- 2011.
* Về doanh thu: Nhìn một cách tổng quan, doanh thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, vào năm 2010 doanh thu tăng 300,82 triệu đồng tương đương 12,25% so với năm trước đó. Tiếp đến, vào năm 2011 doanh thu tăng 829,16 triệu đồng tương đương 30,08% so với năm 2010. Mặc dầu doanh thu qua 3 năm đều tăng nhưng mức tăng khá chênh lệch giữa năm 2010/2009 so với 2011/2010. Trong khi doanh thu năm 2010/2009 tăng tương đối chậm, doanh thu năm 2011/2010 có sự tăng trưởng khá mạnh. Đều này có thể giải thích là do vào đầu năm 2011 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất với nhà máy sản xuất khép kín xây dựng trên diện tích gần 2.000 mét vuông với vốn đầu tư khoản 20 tỉ đồng. Và chính sự đầu tư đáng kể này đã nhanh chóng làm tăng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2010.
Xét về doanh thu theo từng mặt hàng thì lạp xưởng đóng góp tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp chiếm 83% tổng doanh thu và mức tăng trưởng mỗi năm đều đạt khá cao. Trong đó, doanh thu của mặt hàng lạp xưởng vào năm 2011 tăng nhiều nhất với 767,65 triệu tương đương 33,35% so với năm 2010. Đây có thể giải thích là do lạp xưởng là sản phẩm chính yếu của
doanh nghiệp nổi tiếng từ lâu đời nên sản phẩm này có vị trí khá vững chắt trong tâm trí người tiêu dùng Sóc Trăng. Tuy nhiên, đối với mặt hàng bánh Pía mặc dù vẫn tăng lên qua mỗi năm nhưng mức tăng không đáng kể là do bánh Pía chỉ mới được doanh nghiệp bắt đầu sản xuất gần đây nên chưa tạo được thương hiệu nổi tiếng. Cuối cùng, các mặt hàng khác như mè láo, kẹo đậu phộng, bánh phồng tôm có mức tăng doanh thu chậm nhất vào năm 2010 với 7,77% so với năm trước đó. Điều đáng quan tâm là doanh thu của các mặt hàng phụ này vào năm 2011 giảm 12,35% so với năm 2010 là do các mặt hàng này là các mặt hàng phụ chỉ mới được đầu tư sản xuất trong thời gian gần đây và chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác.
* Về chi phí: Nhìn chung chi phí đều tăng lên qua 3 năm. Cụ thể, chi phí vào năm 2010 tăng 201,52 triệu đồng tương đương 10,65% so với năm 2009. Đến năm 2011, chi phí tăng 706,01 triệu đồng tương đương 33,72% so với năm trước đó. Trong đó, chi phí vào năm 2011 tăng mạnh nhất trong 3 năm là do tình hình lạm phát kéo dài dẫn đến mức tăng giá nguyên vật liệu làm bánh như bột mì, đường, trứng làm cho tổng chi phí tăng lên.
Xét về chi phí theo từng mặt hàng thì chi phí để sản xuất lạp xưởng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là do đây là sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp nên được sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, qua 3 năm chi phí để sản xuất mặt hàng bánh Pía tăng mạnh nhất. Cụ thể, chi phí cho mặt hàng bánh Pía vào năm 2010 tăng 23,12% so với năm 2009 trong khi chi phí cho lạp xưởng vào cùng năm chỉ tăng 8,71%. Và chi phí cho bánh Pía tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011 so với năm 2010 là 44,21% tương đương 113,29 triệu đồng. Điều này có thể giải thích là do bánh Pía là sản phẩm mới được đưa vào sản xuất những năm gần đây nên doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào mặt hàng này để cải tiến và nâng cao chất lượng bánh. Hơn hết, trong khi doanh thu tăng chậm thì chi phí tăng nhanh cho thấy bánh Pía là mặt hàng còn yếu kém và chưa thật sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Về lợi nhuận: nhìn chung lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể, lợi nhuận năm 2010 tăng 99,3 triệu tương đương 17,62% so với năm 2009. Đến năm 2011, lợi nhuận tiếp tục tăng đáng kể 123,15 triệu tương đương 18,58% so với năm trước đó. Mặc dầu, lợi nhuận qua 3 năm đều tăng
nhưng mức tăng không đồng đều. Trong đó, mức tăng lợi nhuận năm 2011/2010 cao hơn so với năm 2010/1009. Qua đó, có thể thấy được nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của toàn thể doanh nghiệp và sự mở rộng quy mô sản xuất vào năm 2011 nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá khả quan và có lợi nhuận.
CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BÁNH PÍA CỦA DOANH NGHIỆP QUÃNG TRÂN 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 4.1.1.1. Giới tính 4.1.1.1. Giới tính GIỚI TÍNH nữ 56% nam 44%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.1:THÔNG TIN VỀ GIỚI TÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
Dựa vào bảng thống kê trên tác giả khái quát sơ lược một số thông tin về khách hàng đã sử dụng bánh Pía Quãng Trân. Trước tiên, trong tổng số 120 khách hàng được phỏng vấn có 44% là nam giới và 56% là nữ giới. Mặc dầu khách hàng nữ chiếm nhiều hơn 12% khách hàng nam, nhưng nhìn chung số lượng khách hàng nam và khách hàng nữ không có sự chênh lệch lớn. Qua đó có thể thấy được số lượng tiêu dùng bánh Pía giữa khách hàng nam và khách hàng nữ tương đối giống nhau. Tuy nhiên, khách hàng nữ giới chiếm tỷ trọng cao hơn có thể giải thích là do phụ nữ thường hay đi mua sắm và trực tiếp đi mua sản phẩm nhiều hơn nam giới và nữ giới đa số có sở thích tiêu dùng bánh ngọt nhiều hơn nam giới.
4.1.1.2. Nghề nghiệp 0 0 5 10 15 20 25 30 35 % Cán bộ Nhân viên văn phòng Kinh doanh buôn bán Sinh viên học sinh khác NGHỀ NGHIỆP
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.2:THÔNG TIN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH HÀNG
Phần lớn chủ thể là kinh doanh, buôn bán, kế đến là nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, cán bộ và những ngành nghề khác như công nhân, bác sĩ, nội trợ,...Số mẫu phân tán tương đối đồng đều giữa các ngành nghề. Đều này có thể giải thích là do các khách hàng được khảo sát đều có nơi ở gần lò bánh Pía và đây là nơi gần trung tâm thành phố, có nhiều cửa hàng, chợ nhỏ nên nghề nghiệp chủ yếu của họ là tự kinh doanh hay buôn bán. Tiếp đến khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng và sinh viên là do đối tượng này thường có nhu cầu mua bánh Pía để biếu tặng bạn bè, đồng nghiệp.
4.1.1.3. Độ tuổi
Xét về khía cạnh độ tuổi, tác giả thấy rằng khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm tỷ lệ cao nhất (30 %) và khách hàng có độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất (7%). Vì khách hàng chủ yếu là sinh viên, nhân viên văn phòng nên đa số khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 24. Tiếp đến là khách hàng có độ tuổi từ 25 đến 31 chiếm tương đối nhiều (21%). Qua đó có thể thấy được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng trẻ có nhu cầu biếu tặng bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, khách hàng trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là do đối tượng khách hàng này thường ít có nhu cầu tiêu dùng bánh Pía hoặc tiêu dùng rất ít.
ĐỘ TUỔI Dưới 18 10% 18-24 30% 25-31 21% 32-38 16% 39-45 16% Trên 45 7%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.3:THÔNG TIN VỀ ĐỘ TUỔI CỦA KHÁCH HÀNG
4.1.1.4 Thu nhập 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 % Dưới 1.5 triệu 1.5 đến 3 triệu Trên 3 đến 4.5 triệu Trên 4.5 triệu đến 6 triệu Trên 6 triệu THU NHẬP
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.4:THÔNG TIN VỀ THU NHẬP CỦA KHÁCH HÀNG
Tương ứng với nghề nghiệp và độ tuổi, chủ yếu khách hàng là người buôn bán kinh doanh, nhân viên văn phòng nên thu nhập dao động từ 1,5 triệu đến 4,5 triệu và khách hàng sinh viên học sinh thường có thu nhập dưới 1,5 triệu. Qua hình trên thấy được thu nhập của khách hàng tương đối thấp, dao động chủ yếu từ 1.5 triệu đến 4,5 triệu. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng có thu
nhập trong khoảng từ 1.5 triệu đến 3 triệu và thấp nhất là khách hàng có thu nhập trên 6 triệu. Qua đó thấy được tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh nhỏ nên thu nhập của người dân đa số ở mức trung bình nên doanh nghiệp cần xem xét yếu tố giá cả sao cho phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở thị trường này.
4.1.1.5 Trình độ học vấn 0 0 5 10 15 20 25 30 35 % Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Trung học phổ thông Khác TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.5: THÔNG TIN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA KHÁCH HÀNG
Xét về trình độ học vấn, đa số khách hàng có trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 33%. Tiếp đến là khách hàng có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 30% và đại học chiếm 19%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khách hàng có trình độ trên đại học chiếm 5%. Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là người kinh doanh buôn bán nên trình độ học trung học phổ thông chiếm đa số và kế đến là sinh viên học sinh, nhân viên văn phòng có trình độ từ trung cấp đến đại học.
4.1.2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bánh Pía của khách hàng 4.1.2.1. Số lần tiêu dùng bánh Pía 4.1.2.1. Số lần tiêu dùng bánh Pía
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng khách hàng tiêu dùng bánh Pía không thường xuyên chủ yếu từ 1 đến 3 lần trong vòng 1 năm, chỉ một số ít khách hàng tiêu dùng trên 7 lần. Số lượng khách hàng tiêu dùng bánh Pía từ 1 đến 3 lần chiếm 65% trên tổng thể, tiếp đến là khách hàng tiêu dùng từ 4 đến 6 lần chiếm
22% và thấp nhất là khách hàng không tiêu dùng bánh Pía chiếm 3%. Từ đó thấy được sức mua bánh Pía của người tiêu dùng là không cao vì bánh Pía là bánh ngọt nên khách hàng thường không có nhu cầu tiêu dùng nhiều và thường xuyên, ngoại trừ những dịp Lễ Trung Thu, biếu tặng bạn bè. Chính vì vậy, trong khi thị trường tiêu thụ bánh Pía ở Sóc Trăng gần như bão hòa ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh Pía được thành lập dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu.
Số lần mua bánh Pía của khách hàng trong 1 năm
0 lần 3% 1 - 3 lần 65% 4 - 6 lần 22% trên 7 lần 10%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 3/2012)
Hình 4.6: SỐ LẦN TIÊU DÙNG BÁNH PÍA CỦA KHÁCH HÀNG TRONG 1 NĂM
4.1.2.2. Mục đích tiêu dùng bánh Pía
Xét về khía cạnh mục đích tiêu dùng, khách hàng thường mua bánh Pía để thưởng thức cùng gia đình là chủ yếu với tần số 92/120 khách hàng được điều