Là một phương pháp dùng để tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa trên những tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ liệu
Y = 1 X100
Yo Yo Y
để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu từ đó giúp ta đánh giá chính xác và dễ dàng đưa ra các giải pháp khắc phục.
2.2.2.4. Phương pháp kiểm định Cronbach alpha
Phương pháp Cronbach Alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt. Vì vậy đối với đề tài này tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha là 0,6.
2.2.2.5. Phương pháp phân tích nhân tố a) Bản chất và tác dụng của phương pháp a) Bản chất và tác dụng của phương pháp
Mục đích phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng có thể sử dụng được. Mối liên hệ giữa những bộ phận khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Phân tích nhân tố là một kĩ thuật phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu.
Phân tích nhân tố thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Nhận dạng các nhân tố giải thích mối liên hệ giữa các biến.
- Nhận dạng các biến mới thay thế cho các biến gốc ban đầu trong phân tích đa biến (hồi qui) tiếp theo.
- Nhận dạng một bộ có số biến ít hơn cho việc sử dụng phân tích đa biến. Phân tích nhân tố có vô số ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội. Trong kinh doanh, phân tích nhân tố có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp:
- Phân tích nhân tố được sử dụng trong phân khúc thị trường để nhận dạng các biến phân nhóm khách hàng.
- Trong nghiên cứu sản phẩm, được sử dụng để xác định phẩm chất của nhãn hiệu có ảnh hưởng đến sự chọn lựa của khách hàng.
- Các nghiên cứu trong quảng cáo, được dùng để hiểu thói quen sử dụng phương tiện thông tin của thị trường mục tiêu.
- Trong nghiên cứu giá, được sử dụng để nhận dạng các đặc điểm khách hàng nhạy cảm về giá.
b) Mô hình phân tích nhân tố
Về mặt toán học, mô hình phân tích nhân tố giống như phương trình hồi qui nhiều chiều mà trong đó mỗi biến được đặc trưng cho mỗi nhân tố. Những nhân tố này không được quan sát một cách riêng lẻ trong mô hình. Nếu các biến được chuẩn hóa mô hình nhân tố có dạng như sau:
Xi = Ai1F1+ Ai2F2+…+ AimFm+ ViUi
Trong đó:
Xi: biến được chuẩn hóa thứ i
Aij: hệ số hồi qui bội của biến được chuẩn hóa i trên nhân tố chung j F: nhân tố chung
Vi: hệ số hồi qui của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i Ui: nhân tố duy nhất của biến i
M: số nhân tố chung
Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với mỗi nhân tố khác và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến được quan sát.
Fi = Wi1X1+ Wi2X2 +…+ WikXk
Trong đó:
Fi: ước lượng nhân tố thứ i
Wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố k: số biến
Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai. Các nhân tố có thể được ước lượng điểm nhân tố của nó. Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có
điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai…Dĩ nhiên, kĩ thuật ước lượng liên quan rất nhiều đến thống kê, điều này sẽ được giải thích chi tiết trong các phần sau.
c) Tiến trình phân tích nhân tố
Gồm 6 bước:
Hình 2.3 : TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
2.2.2.6. Phương pháp hồi quy bội
a) Bản chất và tác dụng của phương pháp
Phương pháp hồi qui bội được Person sử dụng lần đầu tiên năm 1908. Phân tích hồi qui là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thich) với một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập hay biến giải thích).
Mục đích của phân tích hồi qui là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho. Còn phân tích tương quan là đo cường độ kết hợp giữa các biến, nó cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ của sự phù hợp giữa các biến.
Phương pháp hồi qui tương quan bội được vận dụng để nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Mục tiêu của
Xác định vấn đề nghiên cứu
Lập ma trận tương quan
Xác định số nhân tố
Giải thích các nhân tố
Tính điểm nhân tố Chọn nhân tố thay
thế Xác định mô hình phù hợp
việc nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng, với kỳ vọng sẽ nâng cao mức độ hài lòng chung.
b) Các bước vận dụng phương pháp hồi qui bội
Vận dụng phương pháp hồi qui bội vào nghiên cứu sự hài lòng của khách DL cần đi qua năm bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu thức (các biến) đưa vào phân tích.
Bước 2: Lựa chọn mô hình phù hợp nhất để mô hình hóa mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Để chọn mô hình phù hợp nhất sử dụng các phép kiểm định để kiểm tra: i) sự tồn tại thực tế của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua kiểm định F và ii) sự phù hợp của mô hình thông qua chỉ tiêu SSE (sai số mẫu). Mô hình tốt nhất là mô hình có hệ số quyết định điều chỉnh lớn nhất và sai số mẫu nhỏ nhất. Đồng thời kiểm tra mức độ ảnh hưởng thực tế của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua các hệ số hồi qui B và so sánh mức độ ảnh hưởng của từng biến nguyên nhân đến kết quả thông qua việc so sánh hệ số B chuẩn hóa. Lý do phải thực hiện rất nhiều phép kiểm định vì các kết quả tính toán được tính ra dựa trên một mẫu. Kết quả kiểm định sẽ cho pháp suy rộng kết luận từ mẫu cho kết luận về tổng thể chung.
Bước 3: Loại bỏ khỏi mô hình tốt nhất các biến có hệ số B không có Sigt nhỏ hơn 0,05 hoặc 0,1 (tùy theo mức ý nghĩa được lựa chọn). Nói cách khác, không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết rằng trên thực tế các biến này không có ảnh hưởng đến sự hài lòng chung.
Bước 4: Phân tích phần dư và phân tích đa cộng tuyến nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho mô hình.
Bước 5: Kết luận về độ ảnh hưởng và dự đoán các mức độ của biến phụ thuộc trong tương lai.
Hàm hồi qui tuyến tính có dạng như sau: YI = 0+X1 +X2+…+Xn
Trong đó:
Y: sự hài lòng của khách DL
Xn: các nhân tố được rút ra từ phân tích nhân tố
: Các tham số hồi qui
2.2.3. Mô hình nghiên cứu
Hình 2.4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tóm tắt, chương 2 tác giả đã hệ thống lại lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài.
Thông tin chung của đáp viên. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng Số liệu sơ cấp Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Quãng Trân. Xác định mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm bánh Pía. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Đề xuất giải pháp Số liệu thứ cấp
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP QUÃNG TRÂN 3.1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP QUÃNG TRÂN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Doanh nghiệp Quãng Trân
Địa chỉ: 305 Nguyễn Huệ, phường 9, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: (079) 822841 - 612841
Fax: (079) 822841 - 612841 Email: quang-tran@vnn.vn
Lĩnh vực kinh doanh : chế biến lạp xưởng và bánh Pía. Mã số thuế : 2200212213
Quá trình hình thành và phát triển của công ty từ năm 1950 đến nay:
Thương hiệu Quãng Trân ra đời từ năm 1950. Khi đó Quãng Trân chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên ngành lạp xưởng - một đặc sản nổi tiếng của Nam Kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.
Lạp xưởng được sản xuất từ ruột heo, thịt heo, mỡ heo, và một số gia vị truyền thống của một số gia đình người Hoa sinh sống ở khu vực miền Tây nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Chính vì Sóc Trăng là nơi sản xuất ra những cây lạp xưởng thơm ngon nổi tiếng cả vùng nên năm 1980 Hợp tác xã lạp xưởng 2-9 của tỉnh Sóc Trăng ra đời do ông Lương Văn Cón (hiện là giám đốc doanh nghiệp Quãng Trân) làm chủ nhiệm. Lạp xưởng của Hợp tác xã sản xuất ra tiếp tục mang thương hiệu Quãng Trân. Không chỉ được bán rộng rãi trên thị trường cả nước mà còn xuất khẩu sang Campuchia.
Từ tiền thân là Hợp tác xã lạp xưởng 2-9, năm 2003 Doanh nghiệp tư nhân Quãng Trân ra đời, trang thiết bị được cải tiến để phù hợp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Theo đó, vốn đầu tư của doanh nghiệp từ vài trăm triệu đồng được nâng lên 1.450.000.000 đồng và mở rộng quy mô sản xuất thêm mặt hàng mới là bánh Pía, công nhân tăng từ 50 người lên 100 người và khoảng 200 lao động hợp đồng sản xuất thời vụ vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.
Đầu năm 2011, doanh nghiêp Quãng Trân tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất với một nhà máy sản xuất khép kín xây dựng trên điện tích gần 2.000 mét vuông với vốn đầu tư khoản 20 tỉ đồng.
Hiện nay doanh nghiệp Quãng Trân đang xây dựng dây chuyền sản xuất theo tiêu chuân HACCP. Tiêu chuẩn này đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn hay “hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm” để sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và bào vệ môi trường.
3.1.2. Mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Quãng Trân là lạp xưởng. Bên cạnh đó Quãng Trân còn sản xuất bánh pía, và một số bánh in.
- Các loại lạp xưởng: lạp xưởng nạc, lạp xưởng tiêu, lạp xưởng tôm, lạp xưởng gà.
- Các loại bánh Pía: bánh Pía nhân đậu xanh sầu riêng, bánh Pía khoai môn, bánh Pía chay. Bánh Pía Quãng Trân có nhiều kích cỡ, loại hạng khác nhau.
- Bên cạnh đó, những năm gần đây Quãng Trân bắt đầu mở rộng thêm một số mặt hàng kinh doanh như: mè láo, kẹo đậu phộng, bánh phồng tôm.
3.1.3. Cơ cầu tổ chức và quản lý a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Doanh nghiệp Quãng Trân, 2012)
HÌNH 3.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP QUÃNG TRÂN
GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng quản đốc Phòng sản xuất Tổ bánh Pía Tổ lạp xưởng
b.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc (Ông Lương Văn Cón): là người lãnh đạo chung, điều phối tất cả các hoạt động của công ty, thực hiện các mối qua hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý cũng như phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán (Ông Nguyễn Văn Thanh): chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo tình hình tài chính trong tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đóng vai trò tham mưu cho giám đốc về việc huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh hiệu quả.
-Phòng kinh doanh (Ông Lương Văn Đông): chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ giám đốc, có nhiệm vụ giám sát tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm, tìm kiếm thị trường kinh doanh mới cho công ty.
-Phòng sản xuất (Ông Mã Anh Tuấn): có nhiệm vụ kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh trên toàn bộ dây chuyền sản xuất cũng như trên trên từng loại sản phẩm, đồng thời nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ soạn thảo, triển khai, thực hiện và kiểm tra mọi hoạt động trong chương trình quản lý chất lượng sản phẩm.
- Phòng quản đốc (Bà Hà Thị Huệ Hương): chỉ đạo trực tiếp ban điều hành, bố trí nhân sự và dây chuyền sản xuất trong quá trình sản xuất, quản lý toàn bộ công nhân tại phân xưởng sản xuất.
3.1.4. Thành tích đạt được
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp trong những năm qua luôn có sự ủng hộ, động viên, quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Chính vì vậy mà hàng năm doanh nghiệp Quãng Trân luôn quan tâm đến các hoạt động phúc lợi xã hội trên địa bàn, nhiệt tình ủng hộ phong trào vận động quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà tình thương, tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vui hội trăng rằm trong Tết Trung thu hàng năm.
Đặc biệt, hàng trăm lao động làm việc tại doanh nghiệp Quãng Trân hiện đều được tuyển dụng từ lao động địa phương nhằm giải quyết công ăn việc làm tại chỗ với mức lương căn bản từ 1,5-1,8 triệu đồng/người/tháng và khen thưởng vào mỗi dịp lễ, tết. Tại doanh nghiệp còn có quỹ phúc lợi để giúp gia đình công
nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hô trợ gia đình công nhân ốm đau, thai sản...
Với quy mô sản xuất 70 tấn lạp xưởng và bánh pía mỗi năm, trong những năm qua doanh nghiệp Quãng Trân đã ý thức được nhiệm vụ của doanh nghiệp là luôn mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng lương thưởng cho công nhân và đặc biệt là hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách tỉnh Sóc Trăng. Với thành tích 5 năm liên tục doanh nghiệp chấp hành tốt các chế độ chính sách, pháp luật về thuế, thực hiện tốt cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, không vi phạm pháp luật về thuế nên đã được nhiều khen thưởng như:
- Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, - Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, - Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế,
- Giấy khen của Tổng cục Trưởng Cục Thuế.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2009 - 2011
BẢNG 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUÃNG TRÂN TỪ NĂM 2009- 2011 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. Doanh thu Lạp xưởng 2.038,22 2.301,69 3.069,33 263,46 12,93 767,65 33,35 Bánh Pía 251,22 275,65 359,28 24,43 9,73 83,63 30,34 Mặt hàng khác 166,25 179,17 157,05 12,92 7,77 -22,12 -12,35 Tổng doanh thu 2.455,69 2.756,51 3.585,67 300,82 12,25 829,16 30,08 B. Chi phí Lạp xưởng 1.551,63 1.686,73 2.231,41 135,10 8,71 544,69 32,29 Bánh Pía 208,15 256,28 369,57 48,13 23,12 113,29 44,21 Mặt hàng khác 132,46 150,75 198,78 18,29 13,81 48,03 31,86 Tổng chi phí 1.892,23 2.093,75 2.799,77 201,52 10,65 706,01 33,72