Phương pháp tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY THU MUA VÀ CHẾ BIẾN HOA QUẢ SẤY KHÔ (Trang 44)

c) Quá trình cơ nhiệt

6.4. Phương pháp tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được thực hiện trực tiếp thông qua phòng nhân sự của Công ty. Quá trình này có sự hợp tác chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh xã hội Tỉnh Hưng Yên và ban quản lý khu công nghiệp của thành phố.

Khi dự án bắt đầu xây dựng Công ty sẽ tuyển chọn lao động tại địa phương và ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học theo cơ cấu ở bảng cơ cấu nhân viên. Phương thức tuyển dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng với sự lựa chọn cho phù hợp về trình độ tay nghề của từng người, có Hợp đồng lao động, lương và các quyền lợi khác trả trực tiếp cho người lao động, tôn trọng điều khoản hợp đồng đã ký kết về việc tuyển dụng và cho thôi việc. Ưu tiên tuyển dụng công nhân lao động là người tại địa phương.

Công nhân viên mới khi được tuyển dụng vào công ty đều phải tham gia các khóa huấn luyện về:

- Chấp hành các nội quy của Công ty. - Nội quy bảo vệ môi trường.

- Phương pháp phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn. - Các hình thức bảo hộ lao động của lao động.

- Quy trình công nghệ sản xuất và thông tin làm việc.

Đó là các khóa huấn luyện cơ bản, bên cạnh đó người lao động trong công ty tùy vào từng bộ phận chuyên môn mà lao động đang nắm giữ vị trí công việc chuyên môn nào đó của Công ty mà được công ty đào tạo thêm về năng lực, trình độ chyên môn. Hình thức huấn luyện, đào tạo có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Với hình thức trực tiếp, người lao động được đào tạo ngay tại doanh nghiệp. Hình thức gián tiếp, lao động được cử đi học tập nâng cao tại các cơ sở, trung tâm trong và ngoài nước để nâng cao năng lực chuyên môn. Cụ thể:

- 5 Kỹ sư chế tạo máy: Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa.

- 2 Kỹ sư cơ khí, điện: Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật trở lên, chuyên ngành cơ khí, điện tử, thành thạo vi tính, ưu tiên biết Tiếng Anh.

quả sấy khô

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG 7.1. Đánh giá tác động của môi trường.

7.1.1. Giới thiệu chung

Xây dựng dự án thu mua và chế biến nông sản tại Hưng Yên với diện tích 7000 m2

Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường, hạn chế những tác động rủi ra cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.

7.1.2. Các quy định và hướng dẫn về môi trường

Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005.

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/8/2006 vè việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật Bảo vệ môi trường.

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 12/08/2008 về việc hướng dẫn và đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Quy định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 26/5/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường băt buộc áp dụng.

Quyết định số 62/QĐ-BKHCNMT Bộ trưởng Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành ngày 9/8/2002 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.

7.2. Tác động của dự án tới môi trường7.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn7.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn7.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn 7.2.1. Nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn

Khí thải do các phương tiện giao thông vận tải hoạt động trong khu vực dự án khi dự án đi vào hoạt động bao gồm các loại xe( xe 2 bánh, 4 bánh các loại). Các phương tiện này phần lớn sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel. Khi hoạt động như vậy, các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chưa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, CO2, CO…. Tuy nhiên đây là một nguồn ô nhiễm không khí không tập trung, không cố định mà phân tán. Đây không phải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khi dự án đi vào hoạt động.

 Nguồn phát sinh nước thải

Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn nước thải phát sinh bao gồm: nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất từ các cơ sở sản xuất chế biến.

a) Nước mưa

quả sấy khô

bê tông hóa toàn bộ, hệ thống thoát nước mưa riêng nên việc thoát nước thuận tiện và dễ dàng

Trên toàn bộ diện tích mái nhà, sân bãi của khu đất dự án, đường nội bộ chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa. Có thể xảy ra tình trạng mưa chảy tràn trên bề mặt đất làm cuốn theo chất bẩn rác, cát… xuống đường thoát nước. Nếu không có biện pháp thoát nước tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng rác, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Về nguyên tắc, nước mưa là loại nước thải có tính chất ô nhiễm nhẹ(quy ước sạch) được thoát nước trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực mà không qua xử lý.

Tổng lượng mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình hoạt động của dự án được tính theo công thức:

Q= ⱷ x q x S Trong đó:

S: diện tích khu vực dự án, S= 7 ha ⱷ: hệ số che phủ bề mặt, ⱷ= 0.95

q: cường độ mưa, q= 166,7 x i với I là lớp nước cao nhất của khu vực vào tháng có lượng mưa lớn nhất. Theo số liệu thủy văn của khu vực thì lượng mưa lớn nhất trong tháng là 220 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày, và mỗi ngày mưa 3 giờ, thì i= 0.102 mm/phút.

Vậy lượng mưa trong tháng mưa lớn nhất phát sinh trong khu vực là: Q= 0.95 x 166.7 x 0.102 x 7 = 13.3 l/s = 0.0133m3/s

b) Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước thải nhà vệ sinh chung của công nhân viên. Nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, Nitow, Photpho, Coliform tương đối cao.

Theo bảng dự toán nhu cầu lao động khi dự án đi vào hoạt động ổn định là 152 người.

Với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho mỗi công nhân là 100l/người/ngày. Tổng nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt cho toàn cơ sở là:

Q= 152 người x 100l/người/ngày = 15.200 l/ngày= 15.2 m3/ngày đêm

Ước tính tổng lượng nước thải ra bằng lượng nước sử dụng = 15.2(m3/ ngày đêm)

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn lơ lưng, các vi sinh vật gây bệnh và cùng với chất bài tiết nên có thể gây ô nhiễm nước mặt trong khu vực. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt được tính toán như sau:

quả sấy khô

Bảng 7.1: Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong NTSH tính cho 1 người/ 1 ngày đêm 1 BOD5 45 – 54 5.4 – 6.48 225 – 270 60 2 COD 72 – 102 8.64 – 12.24 360 – 510 - 3 SS 70 – 145 8.4 – 17.4 350 – 725 120 4 Tổng N 6 – 12 0.72 – 1.44 30 – 60 - 5 NH4 2.4 – 4.8 0.288 – 0.576 12 – 24 12 6 Dầu mỡ 10 – 30 1.2 – 3.6 50 – 150 24 7 Tổng P 0.6 – 4.5 0.072 – 0.54 3 – 22.5 -

(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới năm 1993)

Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép (QCVN 14 :2008 cột B) nếu không có biện pháp xử lí thích hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ công nhân viên, còn lây lan dịch bệnh cho toàn khu vực dự án và các khu vực lân cận. Do đó để đảm bảo vệ sinh cần phải thu gom và xử lí lượng nước thải một cách hợp lí để tránh gây nhiễm nguồn nước mặt.

a) Nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh trong khâu làm sạch hoa quả, vệ sinh thiết bị máy móc. Nước thải này ước tính khoảng 1000 m3/ ngày.

b) Chất thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các thành phần rác thực phẩm, giấy, nilon, carton, vải, lon thiếc, nhôm, nhựa..

Chất thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nên dễ phân hủy, gây mùi hôi, khó chịu. Nước thải rò rỉ từ rác có nồng độ chất ô nhiễm rất cao nên rất dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm. Trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt có những thành phần rất khó phân hủy nên sẽ là một nguồn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất như nilon, nhựa…

Trong thời gian hoạt động và vận hành dự án sẽ có 152 công nhân trực tiếp làm việc. Nếu lượng phát sinh rác 1 ngày 1 người là 0.5kg. Thì lượng rác phát sinh hàng ngày là 76 kg. Trung bình hàng tháng là 1976 kg.

c) Chất thải sản xuất

Chất thải sản xuất trong quá trình chế biến và sản xuất hoa quả như vỏ, hạt. Ước tính khối lượng chất thải sản xuất hàng ngày 500kg/ngày.

d) Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các chất thải chứa tác nhân lây nhiễm mầm bệnh, bóng đèn huỳnh quang, dầu động cơ, bao bì thải

quả sấy khô

Bảng 7.2: Khối lượng các chất thải nguy hại

STT Tên sản phẩm Trạng thái Đơn vị Số lượng/ tháng

1 Bóng đèn huỳnh quang Rắn Kg/tháng 3

2 Dầu động cơ, hộp số Lỏng Kg/tháng 4

3 Bao bì thải có chứa chất thải nguy hại Rắn Kg/tháng 9

4 Giẻ lau dính dầu mỡ thải Rắn Kg/tháng 5

5 Mực in Rắn Kg/tháng 0.5

7.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án đến môi trườnga) Giai đoạn chuẩn bị mặt bằnga) Giai đoạn chuẩn bị mặt bằnga) Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng a) Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc trên công trường được dẫn tới bể tự hoại.

Bố trí đường thoát nước mưa hợp lý tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.

Che chắn vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển cũng như khu vực phát sinh bụi để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công nắng nóng kéo dài.

Khí thải từ các phương tiện giao thông: Đây là các nguồn thải động nên rất khó quản lý mà chỉ có thể giảm bớt các tác động bằng cách yêu cầu các phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm nhiều chạy vào ban đêm ( nhưng phải kết thức trước 22h đêm). Bố trí hợp lí đường vận chuyển và đi lại, hạn chế di chuyển nhiều lần ngang qua khu vực dân cư. Điều chỉnh lượng xe cộ ra vào hợp lý, tránh hiện tượng tập trung mật độ các phương tiện ra vào quá cao trong một thời điểm. Tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông, thiết bị thi công: rất khó quản lý nguồn gây ô nhiễm này. Giảm thiểu tác động đến người dân bằng cách cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm (đổ bê tông..) và giảm tốc độ khi qua khu vực dân cư, gắn ống giảm thanh cho xe.

b) Đối với rác thải sinh hoạt:

Đặt các thùng rác nhằm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Lượng chất thải này sẽ được thu gom hàng ngày.

Các chất thải rắn xây dựng, vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chất thải rắn chung.

Giai đoạn hoạt động của dự án

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT loại A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sản xuất sẽ dẫn đến hệ thống xử lý nước thải của cơ sở, nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT trước khi thải ra ngoài.

quả sấy khô

Bố trí đường thoát nước mưa tách riêng với đường thoát nước sinh hoạt, đường thoát nước mưa tránh đi qua các bãi chứa nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm.

Xây dựng hệ thống làm mát trong nhà xưởng, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân: nút bịt tai, nước uống cho công nhân.

Đối với rác thải sinh hoạt: Đặt các thùng rác nhăm thu gom và tập kết tại một địa điểm cố định. Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý để thu gom chất thải rắn định kỳ.

Chất thải rắn sản xuất sẽ được thu gom định kỳ cùng chất thải sinh hoạt.

Chất thải nguy hại sẽ được lưu trữ riêng biệt và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại để thu gom chất thải nguy hại.

quả sấy khô

7.3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải:

Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của xưởng chế biến chủ yếu 02 loại: •Nước thải sản xuất là nước phát sinh từ quá trình rửa rau, củ, quả,vệ sinh sàn, dụng cụ, nước thải của quá trình chế biến thực phẩm,….nước này có hàm lượng hữu cơ cao, cặn lơ lửng cao, chất hoạt động bề mặt…

•Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh, bồn cầu. Nước thải này sẽ được phân hủy bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi đổ vào bể gom chung của HTXLNT.

Từ hệ thống tuyến thu gom, nước thải sẽ tập trung tại Bể chứa nước thải (TK- 01). Bể chứa (TK01) có hai ngăn, nước thải trước khi vào ngăn đầu tiên được qua giỏ tách rác, căn rác từ quá trình chế biến và vệ sinh thiết bị (cơm, rau, thức ăn thừa… ) được giữ lại, đồng thời lượng dầu mỡ do trọng lượng nhỏ hơn so với trọng lượng của nước cũng nổi lên. Tại đây định kỳ mỗi ngày công ty có nhân viên vệ sinh và vớt căn rác, dầu mỡ từ thiết bị này. Sau đó nước thải tự chảy vào ngăn thứ hai, ngăn chứa nước thải có tác dụng điều hòa lưu lượng, nồng độ giúp giảm tải cho các công trình xử lý phía trước. Bơm chìm đặt tại ngăn này bơm nước thải qua hố ga trung gian (TK02). Tại đây có đặt thêm giỏ tách rác để tách rác lần nữa rồi tự chảy vào Bể điều hòa (TK- 03) của hệ thống xử lý.

Tại Bể điều hòa (TK-03), nước thải sẽ được lưu với thời gian thích hợp nhằm mục đích điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm có trong nước. Trong bể cũng được bố trí hệ thống ống phân phối khí được cấp từ máy thổi khí nhằm xáo trộn nước thải và giảm một phần BOD trong nước thải.

Sau khi qua bể điều hòa nước thải sẽ được bơm qua Thiết bị keo tụ (E-01). Tại thiết bị phản ứng và lắng kết hợp này, hệ các hóa chất NaOH, PAC, Polimer được châm vào nước thải. PAC có tác dụng tạo các hydroxit kim loại, liên kết các chất lơ lững thành các hạt keo có điện tích bề mặt lớn, lơ lững trong nước thải. NaOH có tác dụng nâng cao pH, tạo điều kiện pH tối ưu cho quá trình thủy phân PAC và tạo các hạt

Một phần của tài liệu DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY THU MUA VÀ CHẾ BIẾN HOA QUẢ SẤY KHÔ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w