c) Quá trình cơ nhiệt
5.1. Khái quát về tỉnh Hưng Yên
5.1.1. Vị trí địa lý
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yênnằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
5.1.2. Địa hình
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hỉnh tỉnh Hưng Yên tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm cao nhất có cốt +9 đến +10 tại khu đất bãi thuộc xã Xuân Quan (huyện Văn Giang), điểm thấp nhất có cốt +0,9 tại xã Tiên Tiến (huyện Phù Cừ).
5.1.3. Lợi thế khu vực
Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%.
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp nhỏ Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo.
Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.
Nối B, khu Việt kiều, khu đô thị đại học Phố Hiến (thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ)...
Khu Phố Nối (Thị trấn Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học như trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại học Chu Văn An (cơ sở II) (dân lập), trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng Yên (dân lập)
5.1.4. Khí hậu
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.[10]
Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
• Diện tích: 923,09 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh).[10]
• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm • Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
• Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.
5.1.5. Dân số
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hưng Yên có 1.128.702 người với mật độ dân số 1.223 người/km².
*Thành phần dân số:
Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 80-90%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 50- 55%, công nghiệp 37%, dịch vụ 13%.
5.1.6. Sự phân chia hành chính
Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
1. Thành phố Hưng Yên (7 phường, 10 xã) 2. Ân Thi (1 thị trấn, 20 xã)
3. Khoái Châu (1 thị trấn, 24 xã) 4. Kim Động (1 thị trấn, 16 xã) 5. Mỹ Hào (1 thị trấn, 12 xã) 6. Phù Cừ (1 thị trấn, 13 xã) 7. Tiên Lữ (1 thị trấn, 14 xã) 8. Văn Giang (1 thị trấn, 10 xã) 9. Văn Lâm (1 thị trấn, 10 xã) 10. Yên Mỹ (1 thị trấn, 16 xã)
♦ Hưng Yên có 161 xã, phường và thị trấn
Thống kê đến ngày 31/12/2012 Tỉnh Hưng Yên có tổng số xã, phường, thị trấn: 161; xã: 145, phường: 7, thị trấn: 9.
5.1.7.Kệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
5.1.7.1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hoặc vật liệu cứng. Từ năm 1999 đến hết năm 2003 đã có 16,21 km đường nhựa, 5,7 km đường bê tông, 27 km đường đá cấp phối do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư là 23.780 triệu đồng. Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện.
Xã Tân Tiến có tỉnh lộ 205B, tỉnh lộ 207 (đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên) hiện đang thi công (đường 5 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) chạy qua địa phận xã.
5.1.7.2. Hệ thống điện
Huyện Văn Giang được cấp điện bằng hệ thống lưới điện 34KV. Hiện đã có 100% thôn, xã và 100% số hộ dân được dùng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
5.1.7.3. Hệ thống bưu chính viễn thông
Toàn huyện có 3 tổng đài, tỷ lệ điện thoại đạt bình quân 5,2 máy/100 dân. Hệ thống viễn thông đã được số hóa hoàn toàn, toàn huyện có 3 bưu cục và 6 điểm bưu điện văn hoá xã, 100% xã có báo đọc trong ngày và có đường dây điện thoại.
5.1.7.4. Hệ thống cấp nước
Số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 80%. Hệ thống cấp nước sạch mới chỉ tập trung ở huyện lỵ, các khu vực nông thôn dùng nước giếng khoan hộ gia đình.
5.2. Khái quát địa điểm đặt dự án
Văn Giang là huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và tây bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Văn Lâm, phía đông
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.
Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị.
Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250-280. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm. Độ ẩm không khí từ 80-90%.
Có thể nói điều kiện khí hậu thủy văn rất thuận tiện cho Văn Giang phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Văn Giang có nguồn nước từ sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Hiện tại, nước cho sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm do dân và các tổ chức tự khai thác là chủ yếu. Nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm dọc theo hệ thống sông Bắc Hưng Hải.
Nền nông nghiệp huyện những năm qua phát triển khá toàn diện, đều được mùa, cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị thu trên 1 ha đất canh tác ngày càng tăng do việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (mỗi năm huyện chuyển đổi được trên 200 ha đất trồng lúa và cây màu có giá trị kinh tế thấp sang trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao) theo tinh thần nghị quyết số 13 của BCH Đảng bộ huyện. Năm 2011 thu bình quân 35,28 triệu/ ha, năm 2012 - 38,66 triệu, năm 2013: 41,2 triệu, năm 2014: 43,5 triệu (có trang trại thu trên 100 triệu/ ha). Chăn nuôi phát triển mạnh, mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại ngày càng nhiều (toàn huyện đã có 118 trang trại). Đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi thuỷ sản phát triển mạnh làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển đổi tích cực theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi và dịch vụ. Với những kết quả đã đạt được Văn Giang được tỉnh đánh giá là huyện đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Công tác phòng chống lụt bão úng, tu bổ đê điều và các công trình thuỷ lợi hàng năm được đặc biệt quan tâm. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão úng các cấp đã tích cực hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống đê, kè, cống trong mùa mưa lũ. Các sự cố và các vi phạm pháp lệnh bảo vệ đê điều được xử lý ngay từ lúc phát sinh.
Nghành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Đã triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết 36 của Huyện uỷ về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề huyện Văn Giang giai đoạn 2010 - 2015. Một số nghề truyền thống được khôi phục, nghề mới đang hình thành và phát triển. Cơ giới hóa nông nghiệp được đẩy mạnh từ khâu làm đất đến thu hoạch và chế biến sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng, năm 2012 đạt 48.016 triệu đồng, năm 2013 đạt 57.450 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 32.073 triệu đồng. Dự án cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã kích thích sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động (trong nhiệm kỳ đã giải quyết cho 92 dự án vay tổng số tiền là 1.554,5 triệu đồng). Từ huyện đến các xã, thị trấn đều đã thành lập Ban chỉ đạo vận động và tiếp nhận dự án. Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện đã có hiệu quả bước đầu. Đến nay có 20 dự án được phê duyệt đã và đang đầu tư sản xuất, kinh doanh ở Văn Giang.Do phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp bước đầu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động, đẩy nhanh quá trình công
Thương mại, dịch vụ của huyện phát triển mạnh, hàng hóa ngày càng phong phú, mua bán thuận tiện. Đã triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết 37 của Huyện uỷ về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái huyện Văn Giang giai đoạn 2010 - 2015. Dự án phát triển khu đô thị thương mại - du lịch ở các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và dự án cụm công nghiệp làng nghề gốm sứ Xuân Quan, đang được triển khai thực hiện.
Dự án này đầu tư với diện tích đất là 7.000 m2. Khu đất này là đất thiên thời, địa lợi nhân hoàsử dụng vào mục đích đất thổ và đất vườn trồng cây ăn quả. Mặt bằng đất nền cao, nhiều ao hồ và cần phải san lấp trước khi xây dựng.
Đến nay, các tuyến đường 207A,B,C, 205A,B, 195, 199B, 179 đã được cải tạo, nâng cấp; làm mới đường nội thị, đường liên xã Liên Nghĩa - Long Hưng. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được rải nhựa, bê tông hoặc vật liệu cứng. Từ năm 1999 đến hết năm 2003 đã có 16,21 km đường nhựa, 5,7 km đường bê tông, 27 km đường đá cấp phối do huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư là 23.780 triệu đồng. Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện.
Xã Tân Tiến có tỉnh lộ 205B, tỉnh lộ 207 (đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên) hiện đang thi công (đường 5 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng) chạy qua địa phận xã.
CHƯƠNG VI: CƠ CẤU TỔ CHỨC 6.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà máy
Sơ đồ 6.1: Cơ cấu tổ chức trong công ty
6.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
Theo Nghị định số 49/2013/ND-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, từ đó dự án dự kiến đơn giá tiền lương của công ty như sau:
Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến của dự án bao gồm:
Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lú chính đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc vắng mặt. Có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của Công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ đề xuất định hƣớng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ hàng hoá. Phó giám đốc tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ, tổ chức công tác tiếp thị quảngcáo.
Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ, tham mƣu giúp việc Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty trong lĩnh vực như lập kế hoạch, điều độ sản xuất. Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của Công ty, đôn đốc và theo sát việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận; tham gia đấu thầu, nhận thầu các côngtrình.
Phòng kế toán: Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện hạch toán kế toán
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH DOANH PHÒNG NHÂN SỰ KẾ TOÁNPHÒNG KỸ THUẬTPHÒNG
KHO THÀNH PHẨM PHÂN XƯỞNG SẢN SUẤT KHO NGUYÊN LIỆU
Phòng kỹ thuật: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật, quy trình sản xuất, công tác sáng kiến cái tiến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, thường xuyên kiểm tra theo dõi điều chỉnh các biện pháp giao hàng cho phù hợp với điều kiện thực tế để bộ phận giao hàng hoàn thành đúng tiến độ, đảm báo chất lượng sản phẩm; xây dựng các quy trình kỹ thuật và hướng dẫn giám sát việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật.
6.3. Cơ cấu nhân viên
Cơ cấu lao động cần thiết cho dự án được dự kiến như sau: