Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực nói chung và nhân lực trong các KCN nói riêng, cụ thể là:
+ Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc làm giáo dục, đào tạo)
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý
+ Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực trong các KCN nói riêng.
KẾT LUẬN
Thực hiện chủ trương phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 15, Hải Dương đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020, trong đó chú trọng phát tiển các KCN tập trung với các ngành then chốt, cụm công nghiệp... xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Tháng 2/2003, KCN Nam Sách- KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Hải Dương- được Chính phủ cho phép thành lập, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Qua 12 năm xây dựng và phát triển, các KCN Hải Dương đã cơ bản thực hiện tốt các mục tiêu: thu hút vốn và lựa chọn dự án đầu tư; giải quyết công ăn việc làm; tiếp thu công nghệ - kỹ thuật tiên tiến hiện đại cùng với phương pháp quản lý của nước ngoài; tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ... góp phần quan trọng vào sự phát triển KT - XH tỉnh Hải Dương. Những kết quả đạt được ấy cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho DN KCN chủ động hội nhập kinh tế thế giới khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO.
Sự đóng góp vào thành công chung của các KCN phải kể đến lực lượng lao động - một nguồn lực quan trọng đang làm việc tại các KCN.
Từ thực tế, qua phân tích thực trạng chất lượng và sự hỗ trợ nâng cao CLNL đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhiều vấn đề đang đặt ra trên các góc độ khác nhau, cả về lý luận lẫn thực tế, cả nhận thức và chỉ đạo thực hiện, cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Vì vậy, luận văn đã được lựa chọn và nghiên cứu ở các góc độ hỗ trợ nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực các KCN ở tỉnh Hải Dương với hy vọng góp phần phát triển một cách hiệu quả, thiết thực công nghiệp trên địa bàn.
Với đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát, luận văn đã giải quyết và hoàn thành khá cơ bản các nhiệm vụ đặt ra:
- Làm rõ thêm về mặt lý thuyết những nội dung, phương thức, hình thức, mô hình tổ chức hỗ trợ nâng cao CLNL các KCN nói riêng, ở Hải Dương nói chung.
- Phân tích tương đối rõ thực trạng hỗ trợ nâng cao CLNL các KCN trên địa bàn tỉnh, đánh giá khách quan các kết quả, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hỗ trợ nâng cao CLNL KCN ở Hải Dương trên cơ sở dự báo sự phát triển của các KCN và nhu cầu nhân lực của địa bàn.
Qua học tập, nghiên cứu, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài này với hy vọng là một đề tài nghiên cứu ứng dụng lý luận vào thực tiễn công tác, góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy công cuộc xây dựng kinh tế, trong đó có sự phát triển của các KCN, sự đóng góp của đội ngũ nhân lực có chất lượng trên địa bàn tỉnh nhà.
Bản luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy, cô, của đồng nghiệp để tôi vận dụng vào thực tế công tác một cách thiết thực, hiệu quả hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin.
2. Ban quản lý các KCN và KCX Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết năm
2007, nhiệm vụ năm 2008.
3. Ban quản lý các KCN Hải Dương, Báo cáo tổng kết các năm từ 2003 - 2014 4. Ban quản lý các KCN Hải Dương, Báo cáo Thực trạng và giải pháp đối
với lao động ở các Khu công nghiệp từ năm 2003 - 2014.
5. Ban quản lý các KCN Hải Dương, Báo cáo tình hình quy hoạch xây dựng
phát triển các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 và dự kiến kế hoạch 2011-2015.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và
phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở Việt Nam, tháng 7/2006.
7. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2008), Nghị định số
29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và khu kinh tế.
8. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2006-2012), Niên giám thống kê.
9. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia.
11. ThS. Đinh Đăng Định (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và
đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động.
12. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Chi Lan (2008), Hội thảo DN đối phó với lạm phát - lối ra và các giải pháp 14. V.I. Lênin (1987), Toàn tập, tập 38, tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 15. C.Mác (1984), Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Ngân hàng phát triển Châu Á - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(2001), Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam - Tình hình và các lựa
chọn về chính sách, Nxb Lao động - Xã hội.
17. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội,
Nxb Tư pháp.
18. Hoàng Phê (2006), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học xuất bản. 19. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2007), Bộ luật Lao động. 20. Nguyễn Văn Sáu (1993), Phát huy nhân tố con người trong đổi mới
quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Tỉnh ủy Hải Dương (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lần thứ XIV.
23. Tỉnh ủy Hải Dương (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lần thứ XV..
24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1997), Kinh tế và Phát triển, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Quyết định số 57/2008/QĐ-
UB ngày 28/11/2008 Về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương..
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2010-2014), Báo cáo tình hình kinh
tế - xã hội tỉnh Hải Dương năm 2010-2014.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2010), Đề án quy hoạch phát triển
nhân lực tỉnh Hải Dương thời kỳ 2011- 2020.
28. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh
tế thị trường, Hà Nội.
Quốc gia và các văn bản liên quan, Tập huấn quản lý lao động và việc làm -
Phương thức và thể chế mới, Hà Nội.
30. Website: vinaconex, Thu hút nhân lực chất lượng cao - vấn đề nan giải
PHỤ LỤC
Phiếu phỏng vấn người lao động làm việc tại các khu công nghiệp
Tỉnh,thành phố:……….……….………
Tên doanh nghiệp:...
Họ và tên người lao động: ...
Điện thoại:...
Họ tên người phỏng vấn:...
Thời gian phỏng vấn Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc ...giờ ...ngày ... /...
/2011 ...giờ .... ngày ... /...
/2011 I. Thông tin khảo sát: 1. Giới tính: (1) Nam; (2) Nữ ...
2. Năm sinh (ghi theo dương lịch): ...
3. Trình độ học vấn: (theo trình độ cao nhất đạt được). (1) Chưa tốt nghiệp tiểu học; (2) Tốt nghiệp tiểu học; (3) Tốt nghiệp trung học cơ sở; (4) Tốt nghiệp PTTH. ...
4. Trình độ đào tạo cao nhất theo nghề công việc đang làm (Chọn 1 trong các mã) (1) ĐH trở lên; ...
(2) Cao đẳng chuyên nghiệp; (3) Cao đẳng nghề;
(4) Trung cấp chuyên nghiệp; (5) Trung cấp nghề;
(6) Có bằng nghề dài hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; (7) Sơ cấp nghề, có chứng chỉ đào tạo dưới 12 tháng;
(8) Đã qua đào tạo nghề nhưng không có chứng chỉ (kể cả đào tạo tại doanh nghiệp);
(9) Chưa qua đào tạo.
5. Ngành, nghề đào tạo: (ghi cụ thể tên ngành, nghề đào tạo: Ví dụ: tin học, kế toán,
hàn,….)
... 6. Tình trạng cư trú hiện nay?
(1) Lao động nội tỉnh (có hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi làm
việc);
(2) Lao động ngoại tỉnh (không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh/TP nơi
làm việc).
...
7. Hiện nay Ông/Bà có phải đi thuê nhà không? (1) Có; (2) Không ... Nếu có:
a) Tiền thuê nhà
b) Doanh nghiệp có hỗ trợ tiền thuê nhà cho Ông/Bà không? (1) Có (2) Không Nếu có, mức hỗ trợ ...đồng/người/tháng ... ...đồng/người/tháng
8. Ông/Bà làm việc tại doanh nghiệp này được bao nhiêu tháng (tính tròn):
...tháng
9. Vị trí làm việc của Ông/Bà? (Chọn 1 trong các mã sau).
(1) Viên chức quản lý;
(2) Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ;
(3) Công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh; (4) Nhân viên thừa hành, phục vụ.
...
10. Nghề, công việc chính hiện nay (mô tả cụ thể nghề, công việc đang
làm. Ví dụ: rèn, may)
...
11. Nghề, công việc chính đang làm hiện nay của Ông/Bà có theo đúng với ngành nghề đã được đào tạo không? (1) Có (2) Không
...
II. Lao động
12. Từ khi vào làm việc, Ông/Bà có được doanh nghiệp đào tạo nghề không?
(1) Có (2) Không
...
- Nếu có, Ông/Bà có được doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề không? (Chọn 1 trong các mã sau).
(1) Doanh nghiệp hỗ trợ toàn bộ; (3) Không hỗ trợ.
13. Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hiện tại của Ông/Bà thuộc loại nào?
(1) HĐLĐ không xác định thời hạn;
(2) HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 đến 36 tháng; (3) HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
(4) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 3 tháng;
(5) Chưa ký HĐLĐ;
...
14. Tiền lương, thu nhập bình quân của Ông/Bà từ doanh nghiệp
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng
Số TT Chỉ tiêu Năm 2010
1 Tiền lương (a+b+c)
a) Tiền lương (theo định mức) b) Tiền lương làm đêm (nếu có) c) Tiền lương làm thêm giờ (nếu có)
2 Phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương (d+e+g+h)
d) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm e) Phụ cấp trách nhiệm
f) Phụ cấp (ghi cụ
thể)...
3 Thưởng từ quỹ lương (nếu có)
4 Ăn ca (bữa ăn ca quy ra tiền)
5 Các khoản do doanh nghiệp hỗ trợ khác (nhà ở, đi lại ...)
6 Tiền thưởng (Lễ, Tết)
7 Các khoản phúc lợi khác (nếu có)
15. Việc giải quyết các chế độ BHXH (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe … nếu có) đối với Ông/Bà có đầy đủ, kịp
thời không? (Chọn 1 trong 2 mã sau). (1) Có; (2) Không.
...
16. Doanh nghiệp Ông/Bà đang làm việc có tổ chức công đoàn không? (1) Có (2) Không [Chuyển câu 34]
- Nếu có, Ông/Bà có là đoàn viên của tổ chức công đoàn không? (1) Có (2) Không - Ông/Bà đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp? (Chọn 1 trong các mã ) (1) Không có vai trò gì; (2) Có vai trò nhưng hạn chế; (3) Vai trò quan trọng.
...
Kiến nghị ( ghi cụ thể ngắn gọn nội dung nếu có) ...
...
...
...
...
Xin cảm ơn Ông/Bà!
Người được phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ, tên)