Phương thức hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)

công nghiệp

Từ những nội dung hỗ trợ đã được xác định ở trên, phương thức hỗ trợ nâng cao CLNL trong các KCN có thể thực hiện chủ yếu qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

- Phương thức hỗ trợ trực tiếp: đơn giản hóa các thủ tục hành chính: công văn, giấy tờ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Cấp kinh phí trực tiếp. Bố trí các cơ sở đào tạo nhân lực. Cung cấp các thông tin về nhân lực và NNL từ một số DN trong KCN, DN trong KCN của các địa phương khác và cung cấp thông tin về thị trường lao động. Xây dựng hoặc hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng để nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ như nhà ở, khu vui chơi giải trí, hệ thống giao thông đi lại, các cơ sở tiện ích khác...

- Phương thức hỗ trợ gián tiếp: đây là phương thức chủ yếu thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách tác động vào môi trường kinh doanh của DN KCN nhằm điều chỉnh hoạt động của DN, ổn định chính trị - xã hội, tạo lập thị trường để khuyến khích thành lập các trung tâm hỗ trợ, đào tạo NNL, miễn giảm thuế, phí hỗ trợ cho các DN mới đi vào hoạt động, tạo điều kiện để DN KCN có thể hợp tác liên doanh với nhau, với DN nước ngoài để phối hợp đào tạo nâng cao CLNL.

- Công cụ hỗ trợ: thông qua các công cụ quản lý Nhà nước như xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, bộ máy, nhân lực thực hiện, ngân sách nhà nước, thuế khóa...

Để hỗ trợ DN KCN thực hiện tốt việc đào tạo nâng cao CLNL, nhất định phải có một hệ thống cơ chế với mô hình hỗ trợ đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương thức, công cụ hỗ trợ. Mô hình hỗ trợ phải được xây dựng chi tiết thành các yếu tố, cách thức tác động, trình tự tác động...luôn phải phù hợp với từng thời kỳ, từng trường hợp cụ thể. Ví như, thời kỳ đầu của sự phát triển

thì chiến lược là yếu tố rất quan trọng, nhưng đối với thời kỳ phát triển ổn định thì chính sách mới là công cụ đặc biệt quan trọng. Do đó, xét trong dài hạn, chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ DN KCN nâng cao CLNL trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nói chung. Nó mang một ý nghĩa quan trọng để giúp các DN nâng cao được CLNL - một yếu tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển đất nước.

- Cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hỗ trợ nâng cao chất lượng

đội ngũ nhân lực các KCN: để nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của các

KCN thì vấn đề quan trọng nhất để tạo ra lực lượng nhân lực chất lượng là cần xây dựng đồng bộ cơ chế phối hợp đào tạo nâng cao CLNL. Trước hết là

phải có sự phối kết hợp của 4 bộ phận: nhà trường - cơ sở đào tạo; doanh

nghiệp - kinh phí, đào tạo tại chỗ; nhân lực - thay đổi tư duy để vươn tới

chuẩn mực “nhân lực chất lượng”; nhà nước - hỗ trợ về định hướng nghề

nghiệp, thực thi chính sách; kinh phí…

Đào tạo nâng cao CLNL để sử dụng trong DN phải được sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đơn vị, cá nhân và bản thân DN có sử dụng nhân lực. Mỗi đơn vị liên quan phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Làm tốt những nhiệm vụ trên sẽ giúp cho DN có được lực lượng nhân lực chất lượng, đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của từng DN. Đó cũng là quá trình đầu tư cơ bản và quan trọng, quyết định sự thành công cho DN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)