Nguyên tắc hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 27 - 67)

công nghiệp

Một là, thực hiện nhất quán với chính sách phát triển NNL và giải

quyết việc làm. Các DN KCN được thành lập và hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, cùng phát triển lâu dài, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đặc biệt là trong thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực. Tuy nhiên, trong những triển khai cụ thể cần có chính sách hỗ trợ phù hợp với đặc thù từng KCN.

Hai là, vấn đề hỗ trợ nâng cao CLNL là để khuyến khích các DN KCN

phát triển theo mục tiêu phát triển các KCN ở nước ta và không được tách rời với mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đặc biệt coi trọng phát huy mọi khả năng phát triển của các KCN chính là để các DN giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy nội lực, phát huy nhân tố con người - một nguồn lực quan trọng trong quá trình tham gia vào lao động, sản xuất, vào quá trình phân phối thông qua tiền lương và BHXH...để đẩy mạnh CNH, HĐH. Vì vậy, khi Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, thực hiện các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả để nâng cao CLNL trong các KCN nên chú ý để tác động hỗ trợ tới được từng DN.

Ba là, hỗ trợ nâng cao CLNL trong các KCN phải hướng tới tạo điều

kiện cho các DN KCN phát triển ổn định và bền vững theo hướng nâng cao năng lực nội sinh - đặc biệt là nâng cao sức cạnh tranh. Muốn vậy hỗ trợ không nên mang tính bao cấp, nên ưu tiên hỗ trợ cho các DN hoạt động hiệu quả, các DN góp phần ổn đinh việc làm cho nhân lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Ngoài ra, nên khuyến khích các DN KCN tự đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao CLNL. Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DN KCN có sử dụng nhiều nhân lực là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, nhân lực thuộc gia đình chính sách, gia đình cách mạng. Chú trọng hỗ trợ những DN KCN mới đi vào hoạt động; sử dụng công nghệ cao và có khả năng cạnh tranh cao.

Bốn là, nhà nước hỗ trợ nâng cao CLNL chủ yếu thông qua tạo môi

trường pháp lý và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DN KCN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy

động mọi nguồn lực trong nước liên doanh, liên kết với nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển đào tạo, đào tạo lại để nâng cao CLNL.

Năm là, nội dung, hình thức, mức độ hỗ trợ có thể thay đổi theo mục

tiêu hỗ trợ, theo từng giai đoạn và phải lấy hiệu quả phát triển sản xuất để đánh giá thành công của việc hỗ trợ.

Sáu là, hỗ trợ được coi là việc đầu tư không hoàn lại, cần huy động sức

mạnh toàn xã hội để nâng cao quy mô và tốc độ phát triển chất lượng đội ngũ nhân lực.

Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực tự chủ cho tất cả các DN KCN, đặc biệt là DN có nhiều khả năng tự chủ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Thực trạng chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương

2.1.1. Khái quát về tỉnh Hải Dương - Điều kiện về vị trí địa lý:

Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và Hưng Yên, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, về con người và các tiềm năng phát triển khác. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia chạy qua như: đường 5A, 18, 37, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Bắc Giang - Phả Lại,…; nằm gần cảng biển Hải Phòng và Cái Lân; hệ thống giao thông đường thuỷ tương đối thuận lợi.

Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, nằm ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan trọng làm cầu nối thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành phố, các tỉnh trong vùng và cả nước, do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Cho đến nay Hải Dương vẫn thuộc diện phát triển kinh tế vào loại trung bình của đất nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 9,8%/năm (không đạt chỉ tiêu tăng 11%/năm) do trong điều kiện chịu tác động suy giảm kinh tế thế giới từ năm 2008. Năm 2009 tốc độ tăng GDP của tỉnh 6%; 2010 là 10,3% và 2011 tăng 9,3%. Trong giai đoạn này, ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế nên tốc độ tăng tổng sản phẩm thấp, đặc biệt năm 2012 chỉ tăng 5,3%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch và một số tỉnh trong khu vực.

Tuy vậy, quy mô kinh tế được nâng lên đáng kể, tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2012 đạt 49.327 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2008 (22.352 tỷ đồng); Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 28,429 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 12.521.949 triệu đồng, trong đó, thu nội địa 5.629.681 triệu đồng; giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn năm 2008 đạt 620 triệu USD, năm 2012 đạt 1.656,1 triệu USD

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 27,1% - 43,6% - 29,3% năm 2005 sang 23,0% - 45,4% - 31,6% năm 2010; tỷ lệ này tương ứng năm 2012 là 19,2% - 39,6% - 33,8%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tương ứng từ 70,5% - 15,9% - 13,6% năm 2005 sang 54,5% - 27,3% - 18,2% năm 2010; năm 2012 là: nông, lâm, thuỷ sản (41,10%) - công nghiệp, xây dựng (32,60%) - dịch vụ (26,30%). Tỷ lệ phi nông nghiệp tăng lên, tỷ lệ nông nghiệp giảm

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 2.407,6 tỷ đồng năm 2005 lên 4.005 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 10,7%/năm, trong đó thu nội địa tăng 15,2%/năm (mục tiêu tăng 10%/năm). Chi ngân sách cơ bản đáp ứng cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi các chương trình mục

tiêu, đảm bảo an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu khác.

Môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện, hoạt động xúc tiến đầu tư được đổi mới cả về nội dung và hình thức, cải cách thủ tục hành chính đạt kết quả bước đầu. Trong 5 năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 73.500 tỷ đồng (mục tiêu trên 40.000 tỷ đồng), tăng bình quân 24,7%/năm; trong đó vốn nhà nước chiếm 21,6% (tăng bình quân 15,9%/năm), vốn đầu tư từ khu vực dân doanh chiếm 57,2% (tăng bình quân 30,4%/năm), vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,2% (tăng bình quân 22,5%/năm). Trong tổng vốn đầu tư xã hội, tỷ trọng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 7,8%, tăng bình quân 15,9%/năm; khu vực công nghiệp, giao thông, xây dựng 53,9%, tăng bình quân 26,1%/năm; khu vực dịch vụ 38,3%, tăng bình quân 24,3%/năm. Năm 2012 chi đầu tư phát triển do nguồn ngân sách Nhà nước đạt 1685.228 triệu đồng, trong đó, chủ yếu chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.678.312 triệu đồng

Về dân số và hiên trạng nhân lực: năm 2012, dân số trung bình tỉnh Hải Dương xấp xỉ 1.735.084 người, trong đó dân số thành thị là 381.3758 người, dân số nông thôn là 1.353.709 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm vào khoảng xấp xỉ 1%. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương là 1.129.540 người. Bình quân hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2012, số người trong độ tuổi lao động của Hải Dương tăng 1,19%.

Theo nhóm tuổi: Chia theo nhóm tuổi, lực lượng lao động ở nhóm tuổi

55-54 chiếm tỷ lệ cao nhất (24,88%); tiếp đến là nhóm tuổi 35-44 (24,61%); thấp nhất là nhóm tuổi 55 trở lên (14,17%); các nhóm tuổi khác, tỷ lệ ở mức trên dưới 15%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo giới tính: Năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh, lực lượng lao động

Theo khu vực: thì lao động ở thành thị chiếm 16% và lao động ở nông

thôn chiếm 84%.

Nhìn chung, tỷ lệ lực lượng lao động ở nhóm tuổi trẻ (15-24 và 25-34) có xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45-54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lực lượng lao động của tỉnh Hải Dương thuộc loại trẻ, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ loại cao trong tổng dân số, chiếm từ 62-65% tổng dân số. [27].

Tất cả những đặc điểm tự nhiên và KT - XH kể trên về cơ bản thuận lợi cho phát triển KCN.

2.1.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương 2.1.2.1. Chủ trương, chính sách phát triển các KCN của tỉnh Hải Dương

Xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV đề ra đường lối phát triển các KCN:

Rà soát đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN tập trung, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020. tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các KCN, thục hiện cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng chung cư, nhà ở cho công nhân và phát triển các dịch vụ cộng cộng ở các KCN tập trung. Tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm để xuất khẩu, chuyển dần từ gia công lắp giáp sang chế tạo. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực: cơ khí, điện, điện tử, chế biến nông sản phẩm và các sản phẩm chủ yếu: ô tô, máy bơm nước, gạch không nung… [23].

Để triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND Hải Dương đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2020, trong đó chú

trọng phát triển các KCN tập trung với các ngành then chốt, cụm công nghiệp.. xây dựng tỉnh Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, xây dựng thành phố Hải Dương vừa là trung tâm tỉnh lỵ vừa là thành phố vệ tinh của Hà Nội.

Như vậy, Hải Dương đã xác định rõ, để thực hiện CNH, HĐH thì việc phát triển các KCN được coi là giải pháp hàng đầu, là động lực đầu tầu. Tỉnh chủ trương phát triển các KCN theo hình thức đa dạng, trong mối liên hệ hữu cơ KCN tập trung - cụm công nghiệp - làng nghề. Phát triển KCN, Cụm công nghiệp phải đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ quy hoạch và chỉnh trang nông thôn

Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra một số giải pháp:

- Quy hoạch tổng thể các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng KCN đi đôi với quy hoạch, xây dựng từng bước hạ tầng ngoài hàng rào.

- Phát triển cụm công nghiệp theo hướng vừa và nhỏ, cụm công nghiệp của mặt hàng hoặc cụm công nghiệp của một thị trấn có nhiều nghề.

- Thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức "cuốn chiếu".

2.1.2.2. Quá trình phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương

* Số lượng các KCN trên địa bàn Hải Dương:

Tháng 2/2003, Khu công nghiệp Nam Sách - Khu công nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh được Chính phủ cho phép thành lập, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp Hải Dương.

Tính đến thời điểm hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Hải Dương 18 KCN tập trung với diện tích đất quy hoạch khoảng 3.790 ha, trong đó có 10 KCN đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập:

Bảng 2.1. Hiện trạng các KCN ở Hải Dương đến tháng 12/2014 KCN Diện tích (ha) Đất xây dựng, nhà máy, kho (%) Đất giao thông (%) Đất cây xanh, mặt nước (%) Nam Sách 62,42 77,63 12,98 7,95 Đại An 174,22 68,17 10,58 9,81 Đại An mở rộng 433 64,58 12,27 14,14 Phúc Điền 87 67,52 12,46 14,14 Tân Trường 199,3 67,28 13,94 14,68 Tân Trường mở rộng 112,6 63,14 12,63 19,88

Việt Hòa – Kenmark 46,4 66,79 11,34 10,84

Cộng Hòa 357,03 68,75 10,01 14,37

Phú Thái 21,7 - 14,79 10,66

Cẩm Điền - Lương Điền 183,96 67,58 19,27 13,24

Lai Cách 132,4 70,71 11,33 11,79

Lai Vu 212,89 65,09 15,34 8,88

Kim Thành 164,98 75,0 10,7 12,1

Quy chuẩn hiện hành KCN ≥55 ≥8 ≥10

Nguồn: [3] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung các KCN của tỉnh được quy hoạch có vị trí thuận lợi trong quá trình đầu tư trước mắt, cũng như việc mở rộng quy hoạch trong tương lai, được quy hoạch đồng bộ và có hệ thống nhà máy nước thải tập trung, gắn với quy hoạch khu nhà ở của công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ KCN, đất giao thông, đất cây xanh...

Sau gần 12 năm xây dựng và phát triển, các KCN Hải Dương đã hội tụ các DN đầu tư thuộc đủ thành phần kinh tế, bao gồm DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, dệt, da giầy...các sản phẩm tiêu dùng, các ngành dịch vụ phục vụ và công nghiệp dân dụng.

Tính đến hết năm 2014, Ban quản lý các KCN đã cấp 197 giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,5 tỷ USD, lũy kế vốn đầu tư đạt trên 2,1 tỷ USD

Bảng 2.2. Tổng hợp vốn đầu tư thực hiện đến hết tháng 12/2014

STT

Tên KCN Tổng vốn đầu tư Tổng VTH tích lũy

USD Tỷ đồng USD Tỷ đồng

I Các KCN đã thành lập và đang hoạt động

1 Đại An (Gđ1) 274,62 274,62

2 Nam Sách 87,00 87

3 Phúc Điền 149,87 149,87

4 Việt Hòa - Kenmark 5,175 5,175

5 Tân Trường 269,60 269,60

6 Tàu thủy - Lai vu 688,00 352,00

Tổng (I) 5,175 1469,09 5,175 1133,09

II Các KCN đã thành lập và đang trong quá trình ĐT XDCB

1 Đại An mở rộng 1158,90 348,00

2 Cộng Hòa, Chí Linh 786,06 215,90

3 Phú Thái 19,20 19,20

4 Lai Cách 468,00 155,00

6 Tân Trường mở rộng 324,320

Tổng (II) 70,895 2756,48 11,70 738,10

Tổng cộng (I+II) 76,07 4225,57 16,875 1871,19

Nguồn: [3]

* Đóng góp của KCN đối với phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương: Quá trình triển khai xây dựng các KCN được thực hiện trong thời gian từ năm 2003, nhưng đến năm 2004 DN mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đến nay- năm 2014 đã có 144 DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy khoảng thời gian đi vào hoạt động ngắn nhưng giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh hải dương (Trang 27 - 67)