Bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức nào muốn có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi , tay nghề cao, được bố trí sử dụng hợp lý , làm việc năng suất đều phải tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực . Bởi " Kế hoạch hoá nguồn nhân lực là quá trình đánh giá , xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó " 15. Vì vậy, phòng Nội vụ Huyện Sóc Sơn cần xác định và hoàn thiện hơn nữa công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực để từ đó bố trí lao độngmột cách hợp lý, xác định chính xác số lượng lao động cần bổ xung.
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch khối lượng công việc, yêu cầu nhiệm vụ , định mức lao động và tình hình sử dụng lao động của năm trước liền kề, các đơn vị phòng ban trong toàn Huyện cần lập kế haọch sử dụng lao động , trong đó xác định tổng thể số lao động cần sử dụng cho năm tiếp theo, từ đó tính số lao động cần tuyển mới để trình Sở Nội vụ xem xét phê duyệt làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch tuyển dụng và bố trí lao động hợp lý của đơn vị.
Trong kế hoạch bổ xung lao động cần nêu cụ thể nội dung :Số lượng lao động cần tuyển , ngành nghề lao động cần bổ xung, tiêu chuẩn chuyên môn cho từng vị trí ngành nghề. Để từ đó phòng Nội vụ có kế hoạch tuyển dụng cụ thể cho từng đơn vị , tránh tình trạng tuyển lao động không đúng trình độ chuyên môn , tránh lãng phí trong tuyển dụng và đào tạo lại lao động.
Khi đã kế hoạch hoá được nguồn nhân lực , xác định được nhu cầu cần bổ xung lao động của năm tiếp theo, phòng Nội vụ lập kế hoạch tuyển dụng nhân lực và giao trực tiếp cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tuyển dụng cụ thể cho từng đối tượng chức danh ngành nghề ( Kế hoạch tuyển dụng của đơn vị phải được xây dựng trên cơ sở quy trình tuyển dụng nhân lực của phòng Nội vụ ban hành ).
Như vậy , để có được lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của năm tiếp theo, hàng năm phòng Nội vụ cần xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực để xác định nhu cầu bổ xung lao động . Để từ đó có kế hoạch tuyển dụng thực sự đem lại hiệu quả.
3.2.2.2.Hoàn thiện việc xây dựng phân tích công việc và áp dụng thực tế Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng vì nhờ có phân tích công việc mà người quản lý xác định được những mong muốn của mình đối với người lao động ; Từ đó người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ , nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc.
Khi tiến hành tuyển dụng để bổ xung nhân lực ở vị trí nào còn thiếu trong các đơn vị . Phòng Nội vụ căn cứ vào bản mô tả công việc , người lao động tự nhận thấy trình độ chuyên môn , khả năng , năng lực có đủ điều kiện để phù hợp với yêu càu vị trí công việc đó hay không? Đồng thời , qua hồ sơ lý lịch , phòng Nội vụ cũng biết được nững ứng viên nào có khả năng đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công việc , để từ đó có quyết định tuyển dụng đúng đắn. Có như vậy, hiệu quả của hoạt động tuyển dụng mới thể hiện được tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Huyện , góp phần nâng cao năng suất lao dộng và chất lượng lao động chung.