IV. Triển vọng phục hồi và các hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam
b. Thất bại chính trị
Một cách giải thích thuyết phục hơn là chính phủ Mỹ (chứ không phải ma quỷ) đã khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi, thậm chí kêu gọi các ngân hàng chấp nhận những khoản cho vay dưới chuẩn. Theo
Đạo luật tái đầu tư cộng đồng (1977), nhân viên thẩm định các khoản vay của ngân hàng được yêu cầu phải xác định rõ xem ngân hàng có phân biệt đối xửđối với tài sản thế chấp hay không. Tuy nhiên, vào giữa năm 1990, quy định này đã được thay đổi yêu cầu ngân hàng chỉ rõ xem họ có đủ số lượng cho vay cần thiết dành cho người vay có thu nhập thấp và trung bình hay không, thậm chí họ có sử dụng những thực tiễn cho vay “linh hoạt và sáng tạo” đểđạt được hạn ngạch cho vay hay không.59 Các ngân hàng cũng nhận được các khoản trợ cấp trực tiếp từ nhiều cơ quan liên bang (FHLB và FHA) nhằm giúp các ngân hàng cho vay dưới chuẩn. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp được chính phủ đỡ đầu, công ty
54 Loại thất bại thứ 5 có thểđược coi là “thất bại đạo đức”. Vào thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng, dư luận chính trị tập trung buộc tội hiện tượng “tham nhũng và hám lợi” ở phố Wall, trong khi các chính trị gia tiếp tục khai thác chủđề này thì các nhà kinh tế buộc tội hiện tượng “tham nhũng và hám lợi” ở phố Wall, trong khi các chính trị gia tiếp tục khai thác chủđề này thì các nhà kinh tế
và các nhà phân tích khác đã tìm thấy câu trả lời đầy đủ hơn ở nơi khác. Trên thực tế, ít trường hợp tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khủng hoảng, và thói hám lợi cũng có thểđược hiểu như thành công hay thất bại của hệ thống kinh tế.
55 Charles W. Calomiris, “Rối loạn thị trường tài sản thế chấp: Điều gì cũ, Điều gì mới và điều gì tiếp theo,” bản thảo chưa công bố, 3/10/2008. 3/10/2008.
56 Theo IMF, Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10/2008, “…ở nước Mỹ và với quy mô hẹp hơn ở khu vực đồng euro và Nhật bản, chính sách lãi suất được áp dụng hiện đang thấp hơn mức mà định luật Taylor đã đề ra.”, trang 22. chính sách lãi suất được áp dụng hiện đang thấp hơn mức mà định luật Taylor đã đề ra.”, trang 22.
57 Người tiên phong trong giả thiết về mất cân đối toàn cầu là Martin Wolf, Tạp chí Tài chính quốc tế, Đại học Johns Hopkins, 2008, ông cho rằng mất cân đối toàn cầu có thể dẫn đến hiện tượng tháo chạy khỏi đồng đôla và gây ra khủng hoảng toàn cầu. 2008, ông cho rằng mất cân đối toàn cầu có thể dẫn đến hiện tượng tháo chạy khỏi đồng đôla và gây ra khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, khi khủng hoảng ngân hàng nổ ra, đã xuất hiện việc thu mua chứ không phải là bán tháo đồng đôla.