Viện nghiên cứu toàn cầu Stratfor, “Suy thoái ở Nhật bản, phần 1: Nhìn nhận lại thập kỷ đã mất”, 23 tháng 6 năm 2009.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam docx (Trang 26 - 27)

IV. Triển vọng phục hồi và các hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam

30 Viện nghiên cứu toàn cầu Stratfor, “Suy thoái ở Nhật bản, phần 1: Nhìn nhận lại thập kỷ đã mất”, 23 tháng 6 năm 2009.

-3-2 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 199 7 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

       | 

Trên thực tế, có rất nhiều cuộc tranh luận mới diễn ra về khu vực Đông Á: “các nền kinh tế Đông Á có thể giải phóng tiềm lực của họ khỏi nền kinh tế của các nước giàu và tiếp tục đạt được tăng trưởng bền vững một cách độc lập”.31 Có hai cơ chế có thể sử dụng để phát triển độc lập: một là dựa nhiều hơn vào thương mại giữa các nền kinh tế Châu Á với nhau, hai là dựa nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa và xuất khẩu chỉ là một bộ phận của tổng cầu. Điều quan trọng là phải cân nhắc tới quy mô áp dụng hai biện pháp này vì chúng trực tiếp chi phối chiến lược tăng trưởng và có thể làm giảm phạm vi ảnh hưởng của các nền kinh tế Châu Á nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng”.

Đông Á đã có đà tăng trưởng ấn tượng trong thập kỷ qua, xét trên phương diện thương mại nội vùng, vì vậy có thể coi việc tách khỏi thị trường các nước phát triển là một việc đang được thực hiện. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã bác bỏ luận điểm này vì cho rằng tăng trưởng thương mại nội vùng ở khu vực Châu Á là kết quả của quá trình quốc tế hoá các kênh cung cấp hơn là do gia tăng cầu tiêu dùng tại Đông Á.32 Mặc dù 40% kim ngạch xuất khẩu của Châu Á là từ

thương mại nội vùng, song nhu cầu nội vùng chỉ hấp thu 22% kim ngạch xuất khẩu của Châu Á, với 78% sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu tới Mỹ, Nhật bản và Liên minh Châu Âu.33 Mặc dù nhiều hoạt động thương mại nội vùng ở Châu Á là các hàng hoá trung gian, song phần lớn trong số đó cuối cùng sẽ được tái xuất dưới dạng hàng hoá cuối cùng tới thị trường Mỹ và Châu Âu, vì thế, sự sụt giảm của cầu tại các nước phát triển sẽ gây áp lực tới thương mại nội vùng cũng với mức độ nhiều như với xuất khẩu trực tiếp tới các nước phát triển. Thực tế là nhu cầu lớn nhất đối với hàng hoá mà các nước đang phát triển như Việt Nam có lợi thế so sánh chính là nhu cầu ở các nước phát triển, ít nhất là trong tương lai gần.

Một cơ chế tiềm tàng khác để Châu Á có thể phát triển độc lập về kinh tế là sản xuất nhiều hơn cho tiêu dùng nội địa và sản xuất ít hơn cho xuất khẩu. Trên thực tế, điều này là bình thường vì công nghiệp hoá diễn ra ở mọi quốc gia đã từng có giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng và liên tục. Vì thu nhập bình quân

đầu người tăng lên cùng với tăng năng suất trong các lĩnh vực công nghiệp nên chi tiêu cũng chuyển dần sang ưu tiên cho các hàng hoá phi thương mại (y tế, giáo dục, các dịch vụ quản trịđiều hành, dịch vụ matxa, …), làm tăng giá tương quan của hàng hoá và dịch vụ phi thương mại, đồng thời làm tăng tỷ

trọng lao động và vốn chuyển từ sản xuất hàng hoá thương mại sang hàng hoá phi thương mại. Giá tương quan của hàng hoá phi thương mại tăng lên làm thay đổi tỷ giá hối đoái thực (ảnh hưởng Balassa- Samuelson) và khiến tốc độ tăng trưởng giảm, tỷ lệ tiêu dùng nội địa tăng, tiết kiệm và đầu tư giảm, giảm mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu với tư cách là một bộ phận trong tổng cầu.34 Nói cách khác là dần tách ra để phát triển độc lập.

Tiến trình chuyển dịch cơ cấu dài hạn từ sản xuất hàng hoá thương mại sang hàng hoá phi thương mại là tiến trình mà Trung Quốc đã làm nhưng đây lại không phải là điều thích hợp đối với Việt Nam trong giai đoạn mới phát triển. Xét về thu nhập bình quân đầu người, Trung quốc có khoảng 15 năm đi trước Việt Nam.35 Trung Quốc cũng có mức độ công nghiệp hoá cao hơn và cơ sở công nghiệp đa dạng hơn Việt Nam. Trung Quốc cũng ít phụ thuộc vào thương mại hơn, với tỷ trọng xuất khẩu-GDP chỉ bằng một nửa so với Việt Nam. Tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình và doanh nghiệp của Trung Quốc gần gấp đôi của Việt Nam, phản ánh cán cân tiêu dùng và tiết kiệm có tính chất thuyết phục hơn. Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế Trung Quốc và thu nhập thực tế của tầng lớp này tăng nhanh hơn so với ở Việt Nam, thể hiện các nguồn lực được giải phóng từ các hàng hoá thương mại

đã được hấp thu triệt để hơn trong lĩnh vực phi thương mại với mức giá điều chỉnh thấp hơn so với ở

Việt Nam.

Đối với Việt Nam, tại giai đoạn phát triển hiện thời, khó có chiến lược phát triển nào khác có thểđược áp dụng ngoài chiến lược mà Việt Nam đã theo đuổi 15 năm qua, mặc dù chắc chắn là một số biện pháp có thể được áp dụng để chiến lược này vận hành có hiệu quả tốt hơn. Trong phần II, chúng tôi đã nhấn mạnh hai điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam - khu vực doanh nghiệp tư nhân kém phát triển và sự phát triển chậm chạp của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội - những cản trở này đã tồn tại và ngăn cản tăng trưởng bền vững ở Việt Nam trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra. Cuộc khủng hoảng lại làm tăng thêm thách thức mà chính phủ Việt Nam sẽ phải tìm cách đối đầu, trong đó chủ yếu là lượng nhu

31 Tom Holland, “Bạn không thể tách ra trong một kỷ nguyên toàn cầu hoá,” Thời báo buổi sáng Nam Trung Hoa, 26/6/2009.

32 Juthathip Jongwanich, William E. James, Peter Minor và Alexander Greenbaum, “Cấu trúc thương mại và chuyển dịch các yếu kém kinh tế tại các nước có thu nhập cao OECD sang các nước đang phát triển ở Châu Á,” Báo cáo công tác số 161, tháng 5 năm kém kinh tế tại các nước có thu nhập cao OECD sang các nước đang phát triển ở Châu Á,” Báo cáo công tác số 161, tháng 5 năm 2009.

Một phần của tài liệu Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)