IV. Triển vọng phục hồi và các hàm ý trong dài hạn đối với Việt Nam
Hình 8 Cổ phiếu tiêu dùng và Cổ phiếu bất động sản: 2006-
Nguồn: Mike Whitney, “Phân biệt hoá hệ thống tài chính: Thời điểm thu chênh lệch cho những người nắm giữ trái phiếu,” Lời khuyên của thị trường, 12/3/2009.
Trước khi xem xét đâu là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn trên thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn
ở Hoa Kỳ - được coi là ngòi nổ cho cơn hoảng loạn làm chấn động hệ thống ngân hàng bóng râm tại đây - thì việc xem xét vai trò của đảo nợ tín dụng (CDS) trong hệ thống ngân hàng bóng râm là một điều cần thiết.49 CDS có nghĩa là người cho vay có thể giảm bớt tiếp xúc với người đi vay bằng cách trả một khoản phí cho người môi giới CDS đểđổi lấy một khoản tiền bảo hiểm cho trường hợp người đi vay không trảđược nợ (thu hồi tài sản ký quỹ). Người môi giới CDS đến lượt họ có thể bảo đảm cho người cho vay bằng cách trả một khoản tiền cho một thực thể tham gia thị trường khác để bảo đảm chống lại khả năng vỡ nợ của người đi vay đầu tiên. Trên nguyên tắc, việc chuyển đổi rủi ro người đi vay đầu tiên không trảđược nợ từđối tượng này sang đối tượng khác có thể tiếp tục gần như mãi mãi, đến mức tổng giá trị danh nghĩa của các CDS vào khoảng 50 nghìn tỷđôla.50 Tuy nhiên, điều quan trọng là mức rủi ro trong hệ thống được chuyển từ khoản cho vay ban đầu chứ không phải từ các CDS sau đó - những CDS có vai trò chuyển rủi ro từ bộ phận này sang bộ phận khác. Lý do khiến các CDS có liên đới tới cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng bóng râm là quá nhiều rủi ro cố hữu trong các MBS và các CDO khác
được sử dụng làm tài sản ký quỹ trên thị trường repo đã được lưu chuyển vòng quanh hệ thống thông qua các CDS. Không nghi ngờ gì nữa, chính các CDS đã góp phần vào việc làm thất lạc thông tin về
những cạm bẫy nợ thế chấp, nhưng chúng lại không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những rủi ro tạo ra khủng hoảng của hệ thống.51
Theo Giáo sư Gary Gorton, người đầu tiên đưa ra giả thiết về khủng hoảng hệ thống ngân hàng, thì cuộc khủng hoảng này được châm ngòi bởi sự hỗn loạn trên thị trường cho vay thế chấp vì “tài sản thế
chấp và các cổ phiếu thế chấp giống nhau ở chỗ chúng đều đặc biệt nhạy cảm trước hiện tượng sụt giảm giá nhà đất, tạo ra vấn đề về thông tin đối với nhà đầu tư khi bong bóng nhà đất tan vỡ.”52 Ông biện luận rằng không có vấn đề tương tự nào tồn tại với quá trình cổ phiếu hoá, mặc dù “các tiến trình cổ
phiếu hoá khác không nhạy cảm đến thế trước giá tài sản và vì thế nó không dễ bị tổn thương trước bong bóng nhà đất”53
48 Xem, Olivier Blanchard, “(Gần như) không có gì đáng sợ bằng chính nỗi sợđó,” Tạp chí Nhà kinh tế, 29/1/2009.
49 Nghiệp vụ này được giải thích đặc biệt rõ bởi Peter J. Wallison, “Tất cả những gì bạn muốn biết vềĐảo nợ tín dụng nhưng là những điều chưa bao giờđược nói ra,” AEI Triển vọng dịch vụ tài chính, Tháng 12 năm 2008.