- Thể tích dịch sau khi nấu hoa của một mẻ là: 46088 (L).
- Trong quá trình nấu tổn thất do bay hơi là 5% so với tổng lượng dịch trước khi nấu. Vậy thể tích của dịch trước khi nấu là:
46088 / 0,95 = 48513.7(lít) = 48,15(m3)
- Hệ số sử dụng của thùng là 75%. Vậy thể tích thực của thùng là: Vt = 48,15 / 0,75 = 64,2 (m3)
- Dựa vào thể tích thực của nồi ta chọn nồi nấu hoa là thiết bị hai vỏ, thân hình trụ, đường kính D, chiều cao H, đáy và nắp hình chỏm cầu có chiều cao h1 và h2. Thùng được chế tạo bằng thép không gỉ, phía dưới đáy được bố trí cánh khuấy tương ứng làm sao cánh khuấy luôn hoạt động tốt khuấy trộn đều không lắng xuống đáy tránh gây cháy.
H = 0,6D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
- Thể tích nồi được tính theo công thức: Vt = Vtrụ + Vđáy + Vđỉnh Vt = HD2/4 + πh1[ h12 + 3(D/2)2]/6 + π h2[ h22 + 3(D/2)2]/6 Vt = 0,61D3 = 64,2 (m3) D = 4,62 (m) Chọn D = 4,7 (m) = 4700 (mm) Vậy H = 4,7 x 0,6 = 2,82 (m) = 2820 (mm)
h1 = 4,7 x 0,2 = 0,94 (m) = 940 (mm) h2 = 4,7 x 0,15 = 0,7 (m) = 700 (mm) Chiều cao toàn bộ của thiết bị là:
Ht = H + h1 + h2 = 2820 + 940 + 700 = 4460 (mm)
Chọn khoảng cách từ nền nhà đến đáy thiết bị là 1 (m) Chiều cao tổng thể của thiết bị là: 4,46 + 1 = 5,46 (m)
- Bề dày thép chế tạo là 5 (mm), phần vỏ dày 50 (mm). Vậy đường kính ngoài của thiết bị nấu hoa là:
4700 + (50 x 2) = 4800 (mm) = 4,8 (m)
- Gọi H1 là chiều cao phần hai vỏ:
H1 = 0,8H = 0,8 x 2820 = 2256 (mm)
- Chọn cánh khuấy cong có đường kính cánh khuấy = 0,8D = 0,8 x 4,7= 3,76 (m)
- Số vòng quay của cánh khuấy là 30 vòng/phút.
- Động cơ cánh khuấy là 9,5kW.
- Diện tích bề mặt truyền nhiệt lấy = 0,5 m2/m3 dịch. F = 48,15 x 0,5 = 24,07 (m2)
Vậy ta chọn nồi nấu hoa có các thông số sau:
Thông số Đơn vị Kích thước
Đường kính trong mm 4700
Chiều cao tổng thể của thiết bị mm 4460
Chiều cao phần 2 vỏ mm 2256
Đường kính cánh khuấy mm 3760
Diện tích bề mặt truyền nhiệt m2 24,07 Khoảng cách từ nền nhà đến
đáy thiết bị
mm 1000
Số lượng Chiếc 1