giống nói chung như:
- Kiểm dịch thực vật để đề phòng khả năng cùng với giống bông còn nhập
thêm cả cỏ dại và các loại sâu bệnh.
- Khảo nghiệm các giống nhập từ mức thấp đến mức cao. Khảo sát tập đoàn nhập nội, phân nhóm sử dụng.... các giống có triển vọng đưa khảo nghiệm so sánh, giống tốt nhất có thể gửi đánh giá ở mức cao hơn... cho đến khảo kiểm nghiệm giống quốc gia, nễu vượt các đối chứng ở mức có ý nghĩa thì đưa sản xuất thử để tiến tới công nhận giống.
Những giống không sử dụng trực tiếp làm giống được có thể lưu giữ để làm
vật liệu chọn tạo giống sau này.
Cần lưu ý là tuyển chọn giống đưa vào sản xuất trực tiếp từ nguồn nhập nội thường có hiệu quả tốt khi xuất xứ của giống có các điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác gần giống với nơi được nhập vào, đặc biệt với các quốc gia có cùng
vĩ độ thì việc nhập nội, trao đổi giống dễ thành công hơn.
3.2. Phương pháp lai hữu tính đối với cây bông
3.2.1. Lai trong loài
Các giống bông trồng cùng một loài lai với nhau trong nhiều trường hợp cho
các dạng biến dị tô hợp rất tốt.
Khi chọn các giống bố mẹ để lai cần lưu ý đến các đặc tính kinh tế quan trọng
như số quả/ cây, kích thước quả, tỉ lệ xơ, chất lượng xơ, tính chống chịu... để có thể
chọn được từ con lai, những biến dị tổ hợp với nhiều tính trạng quý. Các giống bố
mẹ có thể khác nhau về hình thái, xa nhau về địa lí, vùng sinh thái...
Tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể lai đơn, lai kép hoặc lai phức tạp hơn. Muốn tăng tính trạng có lợi hoặc loại bỏ tính trạng xấu có thể sử dụng phương pháp lai lại
(bac kcros$).
Vì bông là cây tự thụ phấn cũng có tỉ lệ giao phân khá cao (nhờ côn trùng) do