Xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp quản lỷ chất lượng đào tạo nghề ở trường cao đăng kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh (Trang 68)

7. CẢU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2. Xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp

3.2.1. Yêu cầu xây dựng, hoạch đinh chiến lược cho các giải pháp

Trong công tác quản lý đầo tạo nghề theo định hướng mục tiêu phát triến nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh là chủ động nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; trong đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý các ngành, lĩnh vực theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố; từng bước tham gia thị trường lao động kỹ thuật cao trong khu vực ASEAN và quốc tế. Trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước phát triển theo định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã làm xuất hiện nhiều cơ hội phát triển cũng như những thách thức đối với ngành giáo dục đào tạo thành phô, đòi hỏi các trường đại học — cao đang trên địa bàn thành phô phải nỗ lực phấn đấu để phát triển nhanh, mạnh và bền vững, chính vì vậy, Trường Cao đăng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cần thiết phải xây dựng kế hoạch chiến lược, hoạch định các mục tiêu, các hành động và hệ thống giải pháp đế đạt được các mục tiêu đã định.

Trên cơ sở xây dựng, hoạch định chiến lược cho các giải pháp thì mục tiêu chung phải đạt được là xây dựng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trường trọng điểm của thành phố trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học kỹ thuật; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực nghiên cún khoa học, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của trường; Sau năm 2020, nâng cấp trường thành trường đại học đa ngành với các chương trình đầo tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng hội nhập toàn cầu.

3.3. Các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ỏ’ Trường Cao đắng kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh.

Chất lượng đào tạo phải được coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự hưng thịnh và phát triển bền vững của các quốc gia, đồng thời chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo. Chất lượng đào tạo là sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo và cũng là sự đáp ứng đau vào của thị trường lao động. Nó cũng phải tuân theo quy luật của thị trường, do vậy các cấp quản lý dù là vi mô hay vĩ mô đều phải coi trọng chất lượng trong đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trên cơ sở lý luận ở chương I và cơ sở thực tiễn ở chương II, luận văn đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đầo tạo nghề ở Trường Cao đang kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

+ Giải pháp đổi mới quản lý, xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

+ Giải pháp quản lý đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đao tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, thị trường lao động kỹ thuật cao trong nền kinh tế thị trường.

+ Giải pháp quản lý tổ chức thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề thường xuyên, định kỳ.

+ Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng, năng lực ở các khâu tuyển sinh, đào tạo, dịch vụ, hậu cần.

+ Giải pháp quản lý nâng cao năng lực, kỹ năng thực hành nghề kết họp thực tập nghề cho sinh viên tại xưởng, phòng thực hành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các khu chế xuất để tiếp cận công nghệ tiên tiến, nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật cao.

+ Giải pháp quản lý việc hợp tác, liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, thị trường lao động.

+ Giải pháp quản lý rèn luyện, nâng cao các kỹ năng mềm; tăng cường, bồi dưỡng năng lực tự học và nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

3.3.1. Giải pháp đối mới quản lý, xây dựng, phát triến, nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

3.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về đối tượng mình quản lý, có đủ năng lực đế bố ừí, sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả. Nhà quản lý có thể đánh kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên thông qua kết quả công việc.

và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối và quan điếm của Đảng về GD-ĐT. Do vậy, ngoài những yêu cầu giong như giáo viên, người cán bộ quản lý còn phải có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn về chuyên môn, kinh nghiệm sư phạm, có năng lực tổ chức quản lý điều hành, cảm hoá và thuyết phục quần chúng. Nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước đế góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu ấy.

Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ trưởng tổ bộ môn là đội ngũ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường thực hiện Luật giáo dục, Điều lệ trường ... Ngoài những vấn đề về hiểu biết xã hội, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý cần được tăng cường học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức ừong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Biết tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, sống đoàn kết với nhân dân với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ GD- ĐT, Bộ LĐTB&XH quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, kỹ năng tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch đào tạo các ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý giáo dục học, và các phương pháp giáo dục, dạy học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp hoạt động giữa nhà trường gia đình xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề học sinh...

Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý có đày đủ năng lực, hiểu biết để thực hiện đôi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc trong công tác đào tạo nghề nhằm tiếp cận đáp ứng các biến đổi của thị trường lao động.

Bồi dưỡng lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh, sinh viên.

Bồi dưỡng lòng yêu mến học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động “vì học sinh thân yêu” là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo phương pháp, nghệ thuật quản lý giáo dục đào tạo nghề.

Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liềnvới nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đay tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngùng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Nhà trường phải thường xuyên quán triệt quan điểm và thái độ đối với việc đổi mới xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp trong toàn trường. Tạo thành tiềm thức và tạo thành tính chủ động sáng tạo của mọi người. Xem đây là nội dung quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình đào tạo để phát triển giáo viên và phát triển của nhà trường.

Mời những chuyên gia am hiểu sâu sắc về quản lý giáo dục và đào tạo nói chuyện, bồi dưỡng chuyên đề. Mời giáo viên dạy giỗi và cán bộ Tổng cục dạy nghề về dạy mẫu đê toàn trường học tập kinh nghiệm.

Yêu cầu và chỉ đạo các khoa, phòng, các tổ bộ môn đưa nội dung phương pháp đổi mới giảng dạy vào kế hoạch công tác hàng quý, học kỳ của tổ bộ môn, của khoa phòng mình. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên của ngành, của trường để kịp thời dự báo quy hoạch.

a) Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Đối với cán bộ quản lý phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn tùy theo cấp độ quản lý. Việc quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý phải có chiến lược lâu dài và do các thành viên của đơn vị đề nghị. BGH và cán bộ quản lý cấp phòng phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý. Cán bộ quản lý cấp khoa ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, phải được bồi dưỡng nghiệp vụ theo năng lực và nhu cầu cá nhân.

b) Tríến khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Giáo viên là người giữ vai ừò quyết định trong việc giáo dục và đào tạo. Hồ Chí Minh đã từng đánh giá rất cao vai trò của thầy cô giáo với sự nghiệp trồng người. Người nói: ‘"Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”, về phẩm chất của người thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Phải giỏi chuyên môn; có lòng yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác; đoàn kết, thuần thục về phương pháp.

Quán triệt tinh thần đó, chúng ta phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng cao, thế hiện trên cả 3 mặt: đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện đế nâng cao chất lượng chuyên môn cho các giáo viên như cử các giáo viên đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

Đe xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, nhà trường cần thực hiện một số việc sau đây:

- Tiếp tục tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Có chính sách động viên kịp thời cho những giáo viên bảo vệ thành công và đúng hạn luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ.

- Có chính sách tuyển dụng cán bộ, giáo viên chặt chẽ. Ngoài kiến thức chuyên môn, cần chú ý đến phẩm chất, chính trị, lối sống.

- Tổ chức tốt các cuộc Hội thảo khoa học về vấn đề đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy: đưa ra tiêu chí, tuyên truyền sâu rộng đến tất cả giáo viên của từng môn học thực hiện việc kết hợp giữa “dạy chữ” với “dạy người”.

- Định kỳ mỗi năm học lên kế hoạch tổ chức thao giảng, Hội thi giáo viên giỏi trong trường để tìm ra giáo viên dạy giỏi. Khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng phương tiện hỗ trợ dạy học mới. Phương pháp giảng dạy các phương tiện dạy học đa chức năng. Hàng năm, trường tuyển chọn và thành lập đội tuyển giáo viên dạy giỏi cấp trường đế bồi dưỡng dự thi giáo viên cấp tỉnh, cấp ngành xây dựng và cấp toàn quốc.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Mặc khác, để đào tạo ra đội ngũ giáo viên có chuyên môn giỏi, thuần thục tay nghề, đáp ứng yêu cầu từ nhà tuyển dụng, các trường cần có bài giảng cập nhật,

- Cung cấp đủ thông tin những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tin học, phuơng pháp giảng dạy mới, ngoại ngữ ở mức nào cho có hiệu quả và phù hợp.

- Có kế hoạch chuẩn bị nguồn kinh phí cho công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triến đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

- Xây dựng chính sách, tiêu chí đối với việc bồi dưỡng đào tạo. Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lý, giáo viên trẻ giúp họ yêu tâm công tác. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng một cách khách quan, động viên kịp thời người có thành tích, xử lý nghiêm người vi phạm kỷ luật. Có chính sách ưu tiên giáo viên nữ, giáo viên chuyển sang làm công tác quản lý...

- Quán triệt giá trị xã hội của việc bồi dưỡng, đào tạo, tự đào tạo nâng cao trình độ của mỗi giáo viên.

- Xây dựng chính sách ổn định đối với giáo viên như khen thưởng, nâng lương trước thời hạn, đi thăm quan du lịch, đi giao lưu, tu nghiệp, tiếp xúc với những yếu tố nước ngoài khi có điều kiện thuận lợi, cho phép của Nhà nước và pháp luật.

3.3.2. Giải pháp quản lý tài chính nhàm huy động các nguồn lục, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

Từ xua đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo được coi là điều kiện tiên quyết đế thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”. Vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Cơ sở vật chất và

- Bảo quản sử dụng tốt, khai thác triệt để có hiệu quả cao nhất cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.

- Iiuy động và vận dụng tối đa, có hiệu quả vật lực, tài lực tù' nhiều nguồn khác nhau vào việc củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy học.

- Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về tài chính và cơ sở vật chất tới các khoa chuyên môn cùng với cải thiện đời sống vật chất của nhà trường, trong đó có học sinh. Nâng cấp trang bị mới các xưởng thực tập tại các khoa nghề.

3.3.2.2 Nội dung của giải pháp

- Nâng cao nhận thức về việc đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường cho công tác đào tạo nghề một cách công khai, minh bạch.

- Hướng dẫn quản lý linh hoạt nguồn tài chính và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lỷ chất lượng đào tạo nghề ở trường cao đăng kỹ thuật lý tự trọng thành phố hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w