7. Kết cấu của khoá luận
3.1.2. Biện pháp mới khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm
* Lý luận chung
Thảo luận là sự bàn bạc trao đổi ý kiến và quan niệm của mỗi cá nhân đƣợc tham gia về một sự vật, hiện tƣợng hay một vấn đề nào đó.
Trong dạy học, thảo luận đƣợc sử dụng nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. học sinh có thể chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm về một sự vật hiện tƣợng hay để giải quyết một vấn đề do học sinh đặt ra hay một vấn đề do cuộc sống đòi hỏi, để tìm hiểu đƣa ra những giải pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới. Thảo luận là một quá trình “cùng nhau suy nghĩ” thực hiện sự hợp tác trong học tập. kiến thức và suy nghĩ của nhiều ngƣời nếu đƣợc kết hợp với nhau sẽ có giá trị hơn một ngƣời.
Thảo luận nhóm là dạy học trong đó lớp học đƣợc phân chia thành các nhóm nhỏ (ngẫu nhiên hoặc có chủ định) đƣợc duy trì ổn định trong cả tiết
30
học hay đƣợc thay đổi trong từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm đƣợc tham gia thảo luận cùng một vấn đề hay nhiều vấn đề khác nhau, thực hiện trong cùng một thời gian nhất định. Nhóm ở đây đƣợc đặc trƣng bởi 3 yếu tố:
Số ngƣời trong nhóm. Nhiệm vụ trong nhóm.
Phản ứng tƣơng hỗ của các cá nhân trong nhóm và vai trò của nhóm trƣởng.
Trong khi đó, hiện nay khi giảng dạy bài “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thƣơng”, một số giáo viên đã áp dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm. Nhƣng ngƣời giáo viên vẫn chƣa có những biện pháp hữu hiệu để đạt kết quả cao trong giảng dạy bằng phƣơng pháp này.
* Điều kiện thành công khi sử dụng biện pháp mới vào dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm
Hiệu quả hoạt động của các nhóm phụ thuộc vào giáo viên và bản thân học sinh cũng nhƣ những điều kiện để tiến hành thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, điều kiện thành công khi sử dụng biện pháp thảo luận nhóm còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ đề đƣợc đƣa ra thảo luận.
Thảo luận nhóm rất thích hợp khi giáo viên muốn làm các việc sau: Muốn học sinh biết cách suy nghĩ về vấn đề của môn học bằng việc cho chính các em thực hành suy nghĩ.
Muốn học sinh đánh giá đƣợc tính lôgic và quan điểm của ngƣời khác và của chính bản thân mỗi em.
Giúp các em nâng cao nhận thức và nêu vấn đề, sử dụng thông tin thu đƣợc từ các kết quả quan sát học tập, tích lũy tri thức của chính bản thân các em hoặc từ các bài học, bài giảng của giáo viên.
31
Đƣa ra phản hồi nhanh về sự hiệu biết hoặc hiểu sai của học sinh.
Vì vậy, sau đây tôi đƣa ra biện pháp mới khi dạy học theo phƣơng pháp thảo luận nhóm, để nâng cao chất lƣợng dạy học bài “Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thƣơng”.
* Các bước khi dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm Bước 1: làm việc chung cả lớp
Nêu vấn đề, xác định chủ để cần thảo luận.
Nêu ra các câu hỏi có liên quan đến chủ đề cần thảo luận.
Tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm bằng phiếu hoặc bằng lời.
Hƣớng dẫn cách làm việc theo nhóm, đặc biệt nêu rõ vai trò của trƣởng nhóm và thƣ ký.
Bước 2: Thảo luận theo nhóm
Phân công trong nhóm, nên rõ nhiệm vụ của từng thành viên. Từng cá nhân làm việc độc lập.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện hoặc phân công trƣớc ngƣời chịu trách nhiệm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Lƣu ý: Giáo viên theo dõi quá trình làm việc, thảo luận của các nhóm để can thiệp hoặc điều chỉnh kịp thời bằng cách kiểm tra xem:
Học sinh có thực sự làm việc hay không? Học sinh có bỏ sót điều gì quan trọng không? Hỏi xem học sinh có thắc mắc gì không?
Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận và thảo luận
Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả.
Các nhóm khác nghe, góp ý, bổ sung và đặt câu hỏi với nhóm vừa trình bày.
32
Giáo viên tổng kết, tóm tắt những gì học sinh đạt đƣợc qua thảo luận nhóm.
Vậy, biện pháp mới chính là tôi đƣa ra ba bƣớc nhƣ đã nêu ở trên, khi tiến hành tổ chức dạy học theo phƣơng pháp thảo luận nhóm. Khi áp dụng sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp này.
* Ưu điểm
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hỏi lẫn nhau, cởi mở, hòa đồng, mạnh dạn trao đổi các vấn đề còn khúc mắc từ lúc đó giúp các em hòa nhập cộng đồng, tham gia hoạt động một cách tích cực, gây ra hứng thú học tập cho mỗi học sinh.
Rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, góp phần tăng năng lực tƣ duy sáng tạo cho học sinh.
Cá nhân (học sinh) có quyền thoải mái trình bày ý kiến của mình trƣớc tập thể nhóm về một vấn đề nào đó, rèn luyện cho ngƣời học cách lập luận, diễn đạt một vấn đề, cách giao tiếp ứng xử, khả năng độc lập tự chủ của bản thân.
* Hạn chế
Nếu ngƣời điều khiển thảo luận không vững vàng, cuộc thảo luận dễ đi chệch hƣớng, không đạt đƣợc mục đích. Học sinh sẽ không học đƣợc gì, lãng phí thời gian.
Trong thảo luận có thể có một số học sinh tự tin hơn nói hết phần của học sinh khác.
Nếu giáo viên không bao quát đƣợc hoạt động thảo luận của các nhóm sẽ không hỗ trợ, uốn nắn hay giúp đỡ các nhóm đƣợc kịp thời.