0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (Trang 64 -64 )

5.1.1 Mục tiêu phát triển

Trong dài hạn, mục tiêu lớn nhất của công ty là phấn đấu giữ vững danh hiệu là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, công

ty tiếp tục triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú đểđủ

cung cấp tôm chất lượng cao cho Minh Phú chế biến xuất khẩu. Về thị trường, mục tiêu của công ty là giữ vững thị trường hiện có, không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh Phú thành

thương hiệu mạnh. Ngoài ra, công ty sẽ tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lương và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động.

Trong ngắn hạn, công ty tiếp tục tập trung vào ngành nghề sản xuất chính của mình đó là sản xuất tôm giống sạch bệnh. Về kim ngạch xuất khẩu, phấn

đấu đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu USD và đến năm 2016 đạt 1 tỷ USD. Về thị trường, mục tiêu của Minh Phú là đa dạng hóa thị trường, giữ cơ cấu thị trường tương đồng nhau và không bị phụ thuộc vào một thị trường nào. Bên cạnh đó, công ty giành thị phần phát triển các thị trường tiềm năng

mới như Nga, Úc, Hàn Quốc và Niu-di-lân,...Về sản phẩm, công ty thực hiện mục tiêu đa dạng hóa các mặt hàng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh khi thâm nhập các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Về nhân sự, công ty tăng về

số lượng và chất lượng đào tạo đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng; mở văn phòng đại diện ở các quốc gia khác để nhập hàng hóa. Về quy trình sản xuất, Minh Phú tiếp tục mở rộng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại.

Công ty đang trong tiến trình chuẩn bị xây dựng nhà máy bao bì để khép kín quy trình sản xuất vào cuối năm 2014.

5.1.2 Định hướng phát triển

Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra về kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu

USD vào năm 2015 và 1 tỷUSD vào năm 2016, công ty đã đầu tư đáng kể vào việc tăng công suất chế biến, mở rộng thị trường mới và tăng thị phần ở những thị trường truyền thống… Các công việc trong tương lai được thực hiện dựa trên chiến lược tăng trưởng tổng quát mà công ty đã định hướng phát triển (Hình 5.1).

Nguồn: Báo cáo thường niên 2013

Hình 5.1 Chiến lược tăng trưởng của công ty Minh Phú trong tương lai

Các chiến lược tăng trưởng chính của Minh Phú bao gồm định hướng phát triển trong nhiều mặt như: thịtrường, quá trình nuôi trồng và sản xuất, thị

phần, công suất chế biến nhà máy… Cụ thể, công ty sẽ mở rộng thị trường sang Nga và Trung Quốc, những thị trường tiềm năng mới. Đặc biệt, Trung Quốc dự kiến sẽ là một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

Đối với quy trình sản xuất, công ty từng bước khép kín quy trình, giảm thiểu chi phí và triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú để đủ

cung cấp tôm chất lượng cao cho công ty chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của khách hàng Nhật và thị trường khó tính. Bên cạnh đó, công ty

sẽ tăng công suất chế biến thông qua đẩy mạnh hoạt động của nhà máy Minh Phú Hậu Giang. Hiện nay, nhà máy Minh Phú Cà Mau đã chạy hết công suất

nhưng nhà máy Minh Phú Hậu Giang chỉ chạy được 70 – 75% công suất thiết kế mà nguyên nhân chính là do thiếu công nhân lao động. Vì các vùng nuôi

chưa hiệu quả, làm tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận của công ty nên

trong năm 2015, công ty quyết định không tiếp tục mở rộng diện tích nuôi mà chỉ tổ chức nuôi hết diện tích nuôi tôm hiện có với quy trình công nghệ nuôi xen với cá rô phi cũng như nuôi theo công nghệ biofloc để hạn chế bệnh EMS và các bệnh tôm khác. Ngoài ra, Minh Phú sẽ gia tăng thị phần ở các thị trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu hơn và đa dạng hóa sản phẩm. Đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng như: tôm ring, tôm

nô-ba-shi, tôm su-shi, tôm tẩm bột, tôm tem-pu-ra, tôm tẩm gia vị…làm tăng

khả năng cạnh tranh khi xuất vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Với định hướng gia tăng thị phần những thị trường tiềm năng, Minh

Chiến lược tăng trưởng Gia tăng thị phần Tăng tỷ suất lợi nhuận Tìm kiếm thị trường mới Từng bước khép kín quy trình Tăng công suất chế biến

Phú mở thêm các công ty phân phối ở EU, Nga, Trung Quốc… nhằm tăng kim

ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả của việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối tôm trên toàn cầu.

5.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

5.2.1 Phân tích thuận lợi và khó khăn về hoạt động đối kháng chống bán phá giá của công ty bán phá giá của công ty

5.2.1.1 Thun li

Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ, công ty Minh Phú có những thuận lợi góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị xuất khẩu. Thứ nhất, nguồn vốn của công ty tính đến thời điểm 31/12/2013 lên đến 7.662,333 tỷđồng. Với nguồn vốn cao, công ty sẽđầu tư vào chuỗi giá trị sản phẩm để khép kín quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, công ty có khảnăng chi trả

cho các khoản chi phí cao khi theo đuổi vụ kiện chống bán phá giá tại Hoa Kỳ. Thứ hai, đội ngũ chống bán phá giá của công ty có kinh nghiệm bởi tham gia vụ kiện qua nhiều năm. Đội ngũ chống bán phá giá kết hợp với sự tư vấn từ

luật sư sẽ giúp công ty trả lời tốt các bảng câu hỏi mà phía DOC đưa ra. Nếu trả lời tốt bảng câu hỏi, biên độ phá giá của công ty sẽ thấp hơn. Thứ ba, công

ty đã bước đầu xây dựng cơ bản hệ thống chuỗi giá trị sản phẩm. Với tổng số

tiền đầu tư lên đến 1.788,04 tỷ đồng, quy trình sản xuất sản phẩm dần được khép kín, Minh Phú kiểm soát chặt chẽ hơn trong chi phí sản xuất và chất

lượng sản phẩm. Khi chứng minh được các khoản chi phí sản xuất một cách rõ ràng và cụ thể, mức thuế mà công ty phải chịu sẽ thấp. Thứ tư, sản phẩm của công ty có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống quản lý chất lượng

được công ty áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn: HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, ISO 22000:2005, BRC, BAP, ACC, Global Gap… Công ty cũng đã được chứng chỉ ACC 3 sao “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường Hoa Kỳ”. Với chất lượng được đảm bảo, sản phẩm của công ty dễ dàng vượt qua các rào cản kỹ thuật và lấy sự tin dùng của khách hàng.Thứ năm, công ty đại diện Mseafood tại thị trường Hoa Kỳ có nhiệm vụ nhập hàng hóa, làm thủ tục hải quan và đóng thuế, sau đó sẽđiều tiết việc phân phối hàng hóa và bán theo giá DDP cho từng công ty đối tác.

Ngoài ra, công ty cổ phần tập đoàn thủy hải sản Minh Phú hiện là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Sự liên kết từ các doanh nghiệp xuât khẩu thủy sản trong nước sẽ mang lại khả năng cạnh tranh và kháng kiện, đòi lại quyền lợi công bằng. Bên cạnh đó, tổ chức WTO là cơ

quan có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp các vụ kiện chống bán phá giá. Mọi nguyên tắc điều tra và áp dụng công cụ chống bán phá giá của Hoa Kỳ

đều phải tuân theo nguyên tắc chung của WTO.

5.2.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ thì công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn. Một là, công ty chưa xây dựng

được thương hiệu Minh Phú đối với người tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù sản phẩm của công ty có chất lượng cao nhưng hệ thống kênh phân phối và các chiến dịch marketing chưa rộng rãi và tác động mạnh mẽ đến

người tiêu dùng. Hai là, hiệu quả mang lại của vùng nuôi chưa cao và các công

ty nuôi tôm thương phẩm vẫn còn bị ảnh hưởng của dịch bệnh tôm chết sớm kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu tự cung và gia tăng chi

phí sản xuất. Ba là, khả năng dự báo biện pháp bán phá giá của công ty còn hạn chế. Phần lớn là do sựthay đổi liên tục của cách tính biên độ phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng lên các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam, còn lại là do công ty thiếu kinh nghiệm trong dự báo diễn biến chống bán phá giá.

Ngoài ra, thách thức về giá tôm trên thị trường thế giới biến động mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Nếu công ty không chuẩn bị tốt, chi phí sản xuất sẽ

phát sinh cao. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh gay gắt đến từẤn Độ, Thái Lan, E-cu-qua-đo,… đã làm cho giá cả thịtrường thay đổi liên tục.

5.2.2 Giải pháp đề ra

Từ những thuận lợi và khó khăn của công ty, một số giải pháp được đưa

ra. Công ty cần liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước để điều tiết giá cả sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, dưới sự

hỗ trợ của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP, sự tư vấn từ luật

sư, công ty sẽ liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước

khác để kháng kiện về cách tính toán biên độ phá giá của DOC lên Tổ chức

thương mại thế giới WTO nếu như mức thuế chống bán phá giá là bất hợp lý và gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Công ty cần tiếp tục đầu tư chuỗi giá trị sản phẩm, khép kín hoàn toàn quy trình sản xuất để hạ chi phí sản xuất xuống và chứng minh là không có bán phá giá. Để trả lời điều tra một cách thuận lợi, công ty cần chuẩn bị sổ sách kế toán, các chứng từ có liên quan cẩn thận và rõ ràng; lưu trữ các dữ liệu thông tin cũ nhằm phục vụ tích cực công

tác điều tra bán phá giá của DOC, tích cực tham gia vào vụ kiện. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và công ty đại diện Mseafood sẽ điều tiết giá cả tại thị trường Hoa Kỳ. Như thế công ty sẽ không theo đuổi chiến lược về giá để không cạnh tranh về giá dẫn đến biên độ phá giá sẽ thấp. Ngoài ra, công ty cần mở rộng cơ cấu thị trường xuất khẩu, tập trung phát triển các thị trường mới tiềm năng và điều tiết giá cả cân bằng ở mỗi thị trường khác nhau.

Để nâng cao năng lực sản xuất, công ty thực hiện liên kết với công ty Aquamekong nhằm mục đích nghiên cứu chuẩn đoán mầm bệnh và các bệnh hiện có trên tôm để hạn chế bệnh dịch EMS, các bệnh khác trên tôm. Qua đó,

công ty sẽ kiểm soát được chất lượng và nguồn nguyên liệu và giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, công ty tăng cường áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm như đẩy mạng dịch vụ hậu mãi và chăm sóc

khách hàng, tiếp thị quảng cáo… thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Hiện nay, trang earlywarning.vn cung cấp các thông tin, dữ liệu về vụ kiện chống bán phá giá hữu ích cho công ty tham khảo. Đội ngũ chống bán phá giá, luật sư tư

vấn cần theo dõi chặt chẽ các công cụ phân tích cảnh bảo sớm để biết được diễn biến của vụ kiện và mức thuế chống phá giá có thể bị áp dụng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Chống bán phá giá là công cụđược Hoa Kỳ sử dụng mạnh mẽđể bảo hộ

ngành sản xuất nội địa. Phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Minh Phú cho thấy hiện trạng và tác động thuế của chống bán phá giá đến doanh nghiệp. Với tiềm năng và định hướng phát triển bền vững, công ty Minh

Phú đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản thủy sản nói chung và hoạt động xuất khẩu tôm nói riêng, đóng góp 7,84%

kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2013. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty luôn ở mức tăng trưởng cao, đặc biệt là ở thị trường Hoa Kỳ, mức tăng lên đến 35 – 50% một năm. Tuy nhiên, công ty cũng gặp

khó khăn khi bị áp thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. Mức thuế

chống bán phá giá thay đổi liên tục qua các năm, tác động đến chi phí của công ty, có lúc mức thuế chỉ bằng 0%, có lúc lên đến 4,98%. Bên cạnh đó, giá

xuất khẩu trên thị trường thế giới biến đổi mạnh làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thông qua việc phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty, có thể thấy được thực trạng và diễn biến phức tạp của vụ kiện chống bán phá giá và mức thuếđược áp dụng sau mỗi thời kỳ xem xét. Từđó,

công ty có thể đánh giá và rút ra kinh nghiệm để có thể vận dụng những điểm mạnh của mình và khắc phục điểm yếu nhằm tăng khả năng đối kháng biện pháp chống bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với doanh nghiệp

Trước diễn biến phức tạp trong vụ kiện chống bán phá giá, công ty phải theo dõi chặt chẽ và đề phòng các khả năng có thể xảy ra nếu bị áp mức thuế

cao. Công ty luôn có công tác chuẩn bị kỹlưỡng các số liệu điều tra, sổ sách kế toán để cung cấp cho DOC Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, công ty cần đầu tư hoàn

thiện hơn chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần làm hạ chi phí sản xuất và quản lí hệ thống chất lượng. Ngoài ra, công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để điều tiết giá cả và tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới. Trong chiến lược phát triển dài hạn, công ty nên mở rộng hệ thống kênh phân phối và nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng tại thị trường Hoa Kỳ.

6.2.2 Đối với Nhà nước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP VASEP

Vềphía Nhà nước

 Tái cơ cấu và chuyển đổi nền kinh tế để Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thịtrường. Hiện nay, với cách tính quy chế phi thịtrường, Hoa Kỳ đã tính toán gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

 Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho

doanh nghiệp thắng kiện…

 Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thông qua đầu tư các ngành công nghiệp phụ

trợnhư máy móc, thiết bị, gia vị…

 Hỗ trợ công tác nghiên cứu, tập huấn cho nguồn lực địa phương để quản lý vùng nuôi thủy sản an toàn và chất lượng.

Về phía các hiệp hội ngành hàng:

 Cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các

doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh

nghiệp.

 Thông qua hiệp hội, quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể là nguyên gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

 Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Công ty cổ phẩn tập đoàn thủy hải sản Minh Phú, 2013. Báo cáo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (Trang 64 -64 )

×