Tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 đến sáu tháng đầu năm

Một phần của tài liệu phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của hoa kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 42)

năm 2014

Trong giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014, công ty Minh Phú vẫn giữ vững mức tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Trong năm

2011, sản lượng đạt 27,18 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 334,49 triệu USD, chiếm khoảng 15,56% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Để đạt

được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao, công ty đã hoàn tất việc đầu tư

nâng công suất chế biến và mở rộng vùng nuôi thông qua việc tăng vốn điều lệ

cho nhà máy Minh Phú - Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng; công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú – Lộc An từ 50 tỷ lên 150 tỷ đồng. Hình 3.3 cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 3.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 - sáu tháng

đầu năm 2014

Năm 2012, sản lượng xuất khẩu đạt 32,05 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 369,40 triệu USD tăng lần lượt 6,55% vềlượng, 10,47% về giá trị so với năm 2011 và chiếm hơn 15% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Đến

năm 2013, công ty đã sản xuất được 38,80 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu

đạt hơn 519,53 triệu USD, tăng 16,63% về lượng và tăng 40,64% về giá trị so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu của công ty

đạt 18,89 nghìn tấn với giá trị 304,58 triệu USD, tăng 30,63% về lượng và 73,67% về giá trị so với thời điểm cùng kỳnăm trước. Việc tăng trưởng cao ở

sản lượng và giá trị xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2014 là do giá tôm nhập khẩu ở các thị trường chính tăng liên tục mặc dù khối lượng tôm nhập khẩu

không tăng, nguồn cung nguyên liệu tôm cho công ty lại ổn định. Như vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty giữ ở mức tăng trưởng cao đã góp phần khẳng định vị trí dẫn đầu của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói chung cũng như lĩnh vực xuất khẩu tôm nói riêng.

3.2.2.1 Xut khẩu phân theo cơ cấu mt hàng

Trong giai đoạn 2011 – 2013 cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sựthay đổi. Biểu đồ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm mặt hàng cho thể

hiện sựthay đổi rõ rệt đó. (Hình 3.4)

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 3.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng có sự chuyển dịch mạnh, cụ thể là tăng tỷ trọng nhóm hàng giá trị gia tăng và giảm tỷ trọng nhóm hàng truyền thống. Nếu như năm

2011, nhóm hàng truyền thống chiếm đến 75% trong cơ cấu xuất khẩu thì đến

năm 2013 nhóm hàng này chỉ chiếm 52%, giảm khoảng 0,31 lần. Ngược lại, nhóm hàng giá trị gia tăng lại tăng nhanh, với 25% trong cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng năm 2011 đã tăng đến 48% vào năm 2013, tăng 0,92 lần. Như

vậy, từ năm 2011 đến năm 2013, cơ cấu mặt hàng đã chuyển dịch 23% giá trị

xuất khẩu từ nhóm mặt hàng truyền thống sang nhóm hàng giá trị gia tăng. Sở

dĩ có sự chuyển dịch như vậy là một phần là do nhu cầu khách hàng và định

hướng phát triển sản phẩm của công ty. Các mặt hàng như: tôm tẩm bột, tôm nô-ba-shi, tôm tẩm gia vị tem-pu-ra và su-shi là hàng mang lại giá trị gia tăng

cao nhưng chỉ sử dụng chỉ khoảng 50 – 60% nguồn nguyên liệu. Nhật là thị trường tiêu thụ các mặt hàng giá trị gia tăng cao nhiều nhất trong khi đó Hoa

Kỳ lại chuộng mặt hàng truyền thống hơn. Trong những năm tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng và phát triển nhóm sản phẩm giá trị gia tăng

nhằm đem lại lợi nhuận cao và đáp ứng nhu cầu riêng của từng thịtrường.

3.2.2.2 Xut khu phân theo cơ cấu thtrường

Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ca-na-đa, EU, Úc, Hồng Kông, Đài

Loan,… Tùy theo sản lượng và giá trị xuất khẩu mà cơ cấu thị trường có sự

chuyển dịch giữa những thị trường khác nhau. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn luôn là hai thị trường truyền thống lớn. Biểu đồ hình 3.5 thể hiện sự thay

đổi trong cơ cấu thịtrường xuất khẩu cảu công ty.

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản của công ty Minh Phú sang Hoa Kỳ và Nhật Bản với giá trị xuất khẩu lần lượt là 181,84 triệu USD (chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu của công ty) và 129,83 triệu USD (chiếm 25%). Cơ cấu thị trường Hoa Kỳđã giảm 2% so với năm 2011 và tăng 3% so với năm 2012. Thị trường Nhật Bản tăng 4% so với năm 2011 và giảm khoảng 1% so với năm

2012. Một số thị trường bị giảm trong cơ cấu xuất khẩu là Ca-na-đa và EU.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 42,84 triệu USD (chiếm 12,81%

trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty) và Ca-na-đa đạt 30,16 triệu USD (chiếm 9%). Năm 2012, thị trường EU chiếm 9,16% và Ca-na-đa là 7,89%. Đến năm 2013, tỷ trọng hai thị trường EU và Ca-na-đa lần lượt là 9% (giảm 3,81% so với năm 2011) và 7% (giảm 2% so với năm 2011). Tình hình nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng làm sức tiêu thụ mặt hàng tôm ở EU cũng bị giảm. Trong khi đó, những thị trường như Úc, Hồng Kông,…đạt được mức tăng trưởng tốt. Thị trường Úc đã tăng từ 2,27% năm 2011 lên 6% năm

2013. Thị trường Hồng Kông tăng từ 1,5% năm 2011 lên 3% năm 2013. Đặc biệt, thị trường Hàn Quốc tăng trưởng mạnh từ12,63% năm 2011 lên 19,26%

năm 2012 nhưng giảm xuống chỉ còn 10% năm 2013. Nguyên nhân thị trường Hàn Quốc gặp khó khăn trong năm 2013 là do tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên vào tháng 03/2013 và hệ lụy những tháng tiếp theo. Một số khách hàng bị cắt quota nhập khẩu và nhân sự của những công ty đó cũng bịthay đổi dẫn đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này bị giảm.

Trong chiến lược phát triển thịtrường tiềm năng, công ty sẽ tập trung mở

rộng sang Nga và Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc dự kiến sẽ là một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

CHƯƠNG 4

TÁC ĐỘNG CỦA BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM SANG THỊTRƯỜNG

HOA KỲ

4.1.1 Tình hình xuất khẩu chung

Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu những năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty. Mặc dù gặp khó

khăn do các khoản thuế về chống bán phá giá và chống trợ cấp nhưng công ty

vẫn giữđược mức tăng trưởng tốt. Biểu đồ hình 4.1 thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu ở thịtrường Hoa Kỳgiai đoạn 2006 – sáu tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng kinh doanh

Hình 4.1 Sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳgiai đoạn 2006 – 6 tháng đầu năm 2014

Năm 2011, sản lượng xuất khẩu là 9,99 nghìn tấn với giá trị mang lại 123,02 triệu USD. Đến năm 2013, sản lượng xuất khẩu đã đạt 13,58 nghìn tấn,

tăng 35,93% so với năm 2011 và 31,97% so với năm 2012. Về giá trị xuất khẩu, năm 2013 đạt 181,84 triệu USD; tăng 47,81% so với năm 2011 và

53,21% so với năm 2012. Mức độtăng trưởng ở thịtrường Hoa Kỳ luôn giữở

mức 15 – 20% cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Riêng sáu

tháng đầu năm 2014, sản lượng đã đạt mức 6,56 nghìn tấn với kim ngạch 121,83 triệu USD, tăng 7,54% vềlượng và tăng 46,4% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ của công ty gặp thuận lợi như: các rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật được dựng lên nhiều nhưng các

sản phẩm của công ty đều vượt yêu cầu chất lượng; người tiêu dùng Hoa Kỳ

dễ tính, không quá khắt khe đối với sản phẩm như là thịtrường Nhật. Ngoài ra, hệ thống thanh toán, hệ thống ngân hàng tốt, thực hiện chuyển khoản nhanh chóng, thuận lợi cho các giao dịch. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp khó khăn mà

bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu tôm nào của Việt Nam đều vướng phải là: các khoản thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp… Các khoản chi phí khác như

chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo đã làm giảm một phần lợi nhuận của công ty. Thêm vào đó, sự canh tranh gay gắt đến từ các đối thủ

cùng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳnhư: Ấn Độ và E-cu-qua-đo.

Vì công ty luôn đạt tăng trưởng cả về sản lượng, kim ngạch và chiếm tỷ

trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu tôm của cả nước tại thị trường Hoa Kỳ

nên DOC luôn xác định Minh Phú là bị đơn bắt buộc trong các vụ điều tra chống bán phá giá.

4.1.2 Giá trị xuất khẩu phân theo mã HS

Sản phẩm công ty Minh Phú xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳđược phân loại theo hai mã HS là 0306 và 1605. Các sản phẩm thuộc mã HS 0306 là tôm sú và tôm thẻ chân trắng được muối hoặc ngâm nước muối; đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã được ướp lạnh, đông lạnh. Mã HS 1605 bao gồm các sản phẩm tôm sú và tôm thẻ đã qua chế biến và bảo quản. Biểu đồ hình 4.2 cho thấy giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phân theo mã HS qua các

năm.

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Giá trị xuất khẩu thuộc mã HS 0306 luôn cao hơn mã HS 1605. Năm

2010, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt lần lượt 73,34 triệu USD và 34,51 triệu USD phân theo mã HS 0306 và HS 1605. Đến năm 2013, giá trị

xuất khẩu thuộc mã HS 0306 đã đạt 129,10 triệu USD, tăng 51,07% so với

năm 2012 và 52,09% so với năm 2011. Xuất khẩu sản phẩm thuộc mã HS 1605 mang lại 52,73 triệu USD, tăng 58,67% so với năm 2012 và 38,2% so

với năm 2011. Riêng năm 2012, giá tôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm dẫn đến giá trị xuất khẩu cũng giảm. Đặc biệt đối với mặt hàng đã qua chế biến thuộc mã HS 1605, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 33,23 triệu USD, giảm 12,86% so với

năm 2011 và 3,70% so với năm 2010.

Tại thị trường Hoa Kỳ, khách hàng ưa chuộng sản phẩm truyền thống thuộc mã HS 0306 hơn sản phẩm đã qua chế biến thuộc mã HS 1605. Biểu đồ

4.3 thể hiện rõ cơ cấu giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phân theo mã HS sản phẩm.

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 4.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phân theo mã HS

Thị trường Hoa Kỳ có sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng nhưng không

lớn. Năm 2010, sản phẩm có mã HS 0306 chiếm 68% trong cơ cấu và mã HS

1605 là 32%. Đến năm 2013, mã HS 0306 chiếm 71% và mã 1605 là 29%. Sự

dịch chuyển trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Hoa Kỳ chỉ ở khoảng 1 – 2% một năm. Nhìn chung, thị trường Hoa Kỳ giữ ở tỷ lệ khoảng 30% mặt hàng truyền thống có mã HS 0306 và 70% mặt hàng giá trị gia tăng có mã HS 1605.

Như thế, người tiêu dùng Hoa Kỳ yêu thích các mặt hàng tôm tươi, tôm đã lột vỏhay đã được hấp, luộc chín hơn là sản phẩm đã qua chế biến.

4.1.3 Giá tôm xuất khẩu

Một trong những yếu tốảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty là giá tôm xuất khẩu. Dưới tác động của giá tôm nguyên liệu đầu vào và nguồn cung mặt hàng tôm trên thị trường thế giới mà giá tôm xuất khẩu của công ty cũng có sựthay đổi. Biểu đồ hình 4.3 thể hiện sự biến động giá tôm xuất khẩu trung bình của công ty Minh Phú sang thị trường Hoa Kỳqua các năm.

Nguồn: Tổng hợp từBáo cáo thường niên

Hình 4.4 Giá tôm xuất khẩu trung bình sang Hoa Kỳ của công ty Minh Phú Giá xuất khẩu trung bình của công ty qua các năm mức trên 10 USD/kg.

Trong đó, năm 2009 và năm 2010, giá xuất khẩu trung bình đạt mức thấp nhất, chỉ khoảng 10,9 USD/kg và 10,71 USD/kg. Lý do nền kinh tế Hoa Kỳ bị ảnh

hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; nạn thất nghiệp

tăng cao, người tiêu dùng vẫn còn thắt chặt chi tiêu, sức mua thị trường giảm và giá xuất khẩu cũng bị giảm theo. Năm 2012, giá xuất khẩu trung bình sang Hoa Kỳ khoảng 11,53 USD/kg, giảm 6,33% so với năm 2011. Đây là một trong những năm mà giá xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2013, giá xuất khẩu trung bình đạt 13,39 USD/kg, tăng 16,08% so với năm 2012 và tăng

8,73% so với năm 2011. Giá tôm xuất khẩu tăng đột biến là do nhu cầu tôm trên thế giới cao trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ. Tôm chết hàng loạt do bệnh EMS đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào. Riêng sáu tháng đầu năm 2014, giá xuất khẩu tôm trung bình sang thị trường Hoa Kỳ đạt 18,57 USD/kg tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, với nhu cầu đặt hàng tại thị trường Hoa Kỳ và giá cảtăng, xuất khẩu tôm sang thịtrường này sẽtăng khảquan và đạt giá trị cao vào cuối năm.

4.1.4 Phân tích ảnh hưởng của nhân tốđơn giá và sản lượng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty Minh Phú

Trong giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của công ty có sự biến động. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty giảm

năm năm 2012 và tăng mạnh trở lại vào năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự

biến động của kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm là do ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là sản lượng và đơn giá xuất khẩu của mặt hàng tôm.

Để hiểu rõ sựtác động của từng nhân tốđến kim ngạch xuất khẩu của công ty

ta dùng phương pháp thay thế nhân tốliên hoàn để phân tích. Gọi Qi: là kim ngạch xuất khẩu thời kỳ i (triệu USD)

q0, p0 : là sản lượng (nghìn tấn) và đơn giá (USD/kg) xuất khẩu kỳ trước

q1, p1: là sản lượng (nghìn tấn) và đơn giá (USD/kg) xuất khẩu kỳ

sau.

Ta có: Qi = qi x pi (4.1)

Đối tượng nghiên cứu ở đây là sựthay đổi kim ngạch xuất khẩu qua từng

năm: ∆Q = Qi – Qi-1 (4.2)

4.1.4.1 Phân tích ảnh hưởng ca nhân t đơn giá và sản lượng đến kim ngch xut khu thy sn của công ty giai đoạn 2011 - 2012

Sử dụng phương pháp thay thế nhân tố liên hoàn, ta có giá trị tính toán ở

bảng 4.1.

Bảng 4.1: Các nhân tốảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty giai

đoạn 2011 - 2012

Chỉ

tiêu p0 q0 p1 q1 p0.q0 p1.q1 p1.q0 q0(p1-p0) p1(q1-q0) Giá

trị 12,31 9,99 11,53 10,29 123,02 118,69 115,23 -7,79 3,46

Nguồn: Tổng hợp từBáo cáo thường niên

Dựa vào bảng 4.1,ta có đối tượng phân tích trong giai đoạn này là:

∆Q = Q12 – Q11 = -4,33 (triệu USD)

Theo kết quả tính toán ở bảng 4.1 , kim ngạch xuất khẩu năm 2012 giảm 4,33 triệu USD. Nguyên là giá xuất khẩu giảm 0,78 USD/kg nên làm cho kim ngạch giảm 7,79 triệu USD. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu tăng 300 tấn làm cho kim ngạch tăng 3,46 triệu USD. Vì vậy, nhân tốảnh hưởng nhiều nhất

đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty trong năm 2012 là giá xuất khẩu trung bình sang thịtrường Hoa Kỳ.

4.1.4.2 Phân tích ảnh hưởng ca nhân t đơn giá và sản lượng đến kim ngch xut khu thy sn ca công ty giai đoạn 2012 - 2013

Các giá trị tính toán theo phương pháp thay thế nhân tố liên hoàn được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2: Các nhân tốảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của công ty

giai đoạn 2012 - 2013

Một phần của tài liệu phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của hoa kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)