3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú hoạt động theo mô hình công ty mẹ và nhiều công ty con. Mỗi công ty con có hệ thống quản lý cơ cấu tổ chức riêng nhưng vẫn dưới sự điều hành và kiểm soát của bộ phận cấp cao của công ty mẹ. Hình 3.1 là sơ đồ hệ thống quản lý chung của công ty.
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – nhân sự
Hình 3.1 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú Các phòng ban chức năng Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát Cty TNHH thủy sản Minh Phú-Kiên Giang
Cty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú-Hậu Giang
Cty Mseafood USA Cty TNHH nuôi tôm
sinh thái Minh Phú
Cty TNHH chế phẩm sinh học Minh Phú
Cty TNHH nuôi tôm trồng thủy sản Minh
Phú-Lộc An
Cty TNHH MTV nuôi tôm trồng thủy sản Minh Phú-Hòa Điền
Tùy theo nhu cầu nhân sự mà mỗi công ty con có cơ cấu tổ chức khác nhau, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ chính của mỗi công ty. Sơ đồ sau là
cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, một trong những cơ sở chính sản chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – nhân sự
Hình 3.2 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản Minh Phú - Hậu Giang
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
a. Tổng Giám đốc
Điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Giám
đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau: phụ trách chung, chịu trách nhiệm
trước tổng công ty về mọi hoạt động của công ty; quản lý nhân sự, cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị tại cơ sở; có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng xuất khẩu, kinh doanh hàng nội địa; tổ chức xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và ISO; tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm mới; quyết định các biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp tại công ty; tổ
chức xây dựng kế hoạch thu thập và xử lý các thông tin về nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và tổ chức thực hiện; phê duyệt các yêu cầu bổ sung, tuyển chọn nhân sự, đào tạo và sắp xếp nhân sự; tổ chức xây dựng các quy chế của công ty và thực hiện các chính sách đối với người lao động
Tổng Giám Đốc Giám đốc tổ chức hành chính, nhân sự Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Giám đốc chất lượng Giám đốc tài chính, kế toán Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng
b. Giám đốc Tổ chức hành chính - nhân sự
Giám đốc tổ chức hành chính - nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như
kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, giám đốc bộ phận này còn có nhiệm vụ
quản lý tiền lương và các thủ tục hành chính, chính sách an sinh xã hội. c. Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm quản lý bán hàng, thiết lập chiến lược kinh doanh, marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
định hướng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh. Giám đốc kinh doanh cũng chịu trách nhiệm quản lý các thủ tục Hải quan và Thuế, quản lý xuất nhập, tồn kho và vận tải. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh phải hoạch định chiến
lược mở rộng thị trường và sản xuất để lập các kế hoạch cụ thể cho bộ phận sản xuất và kinh doanh.
d. Giám đốc sản xuất
Giám đốc sản xuất quản lý và hoạch định các hoạt động liên quan sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ
và hiệu quả.
e. Giám đốc chất lượng
Giám đốc chất lượng phụ trách các hồ sơ liên quan đến chất lượng, đánh
giá và hình thành quy chế chất lượng. Ngoài ra giám đốc chất lượng còn giám sát và giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.