TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN MINH PHÚ

Một phần của tài liệu phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của hoa kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 34)

3.1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành

Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu

cho các đơn vị trong tỉnh. Ngày 01/07/1998 , xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh Phú đồng thời vốn điều lệtăng lên 05 tỷđồng.

Trong năm này, công ty đã đạt được sản lượng 5.000 tấn sản phẩm. Ngày 17/4/2000 Xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 43,7 tỷ đồng. Ngày 10/08/2000 Xí nghiệp tăng vốn lên 79,6 tỷđồng và tổng sản lượng đã tăng đến 7.000 tấn sản phẩm. Ngày 21/10/2003, công ty tiếp tục tăng vốn lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng: kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tháng 5 năm 2006, Minh Phú chuyển dần từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty mẹ con. Công ty thực hiện niêm yết với mã chứng

khoán MPC (14/12/2007). Ngày 25 tháng 06 năm 2008, góp vốn vào Công ty Mseafood USA 20 triệu USD chiếm 90% vốn điều lệ của Công ty Mseafood.

Ngày 08 tháng 07 năm 2008, thành lập Công ty TNHH một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Công ty cổ

phần tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%. Ngày 23 tháng 06 năm 2010, đổi tên công ty thành Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú.

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ

- Tên giao dịch: MINH PHU SEAFOOD JOIN - STOCK COMPANY - Tên viết tắt: MINH PHU SEAFOOD CORP

- Tầm nhìn “Phấn đấu đạt kim ngch xut khu 1 t USD trong vòng 05

năm tới và tr thành Công ty chế biến xut khu tôm ln nht thế gii”. - Sứ mệnh “Đưa con tôm Việt Nam vươn tầm thế gii”.

- Địa chỉ trụ sở chính: KCN phường 8 - TP. Cà Mau – Tỉnh Cà Mau. - Điện thoại: (0780) 3839391- 3581979.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu t chc

Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú hoạt động theo mô hình công ty mẹ và nhiều công ty con. Mỗi công ty con có hệ thống quản lý cơ cấu tổ chức riêng nhưng vẫn dưới sự điều hành và kiểm soát của bộ phận cấp cao của công ty mẹ. Hình 3.1 là sơ đồ hệ thống quản lý chung của công ty.

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – nhân sự

Hình 3.1 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú Đại hội đồng cổđông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban tổng giám đốc Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú Các phòng ban chức năng Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát Cty TNHH thủy sản Minh Phú-Kiên Giang

Cty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú Cty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú-Hậu Giang

Cty Mseafood USA Cty TNHH nuôi tôm

sinh thái Minh Phú

Cty TNHH chế phẩm sinh học Minh Phú

Cty TNHH nuôi tôm trồng thủy sản Minh

Phú-Lộc An

Cty TNHH MTV nuôi tôm trồng thủy sản Minh Phú-Hòa Điền

Tùy theo nhu cầu nhân sự mà mỗi công ty con có cơ cấu tổ chức khác nhau, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ chính của mỗi công ty. Sơ đồ sau là

cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang, một trong những cơ sở chính sản chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – nhân sự

Hình 3.2 Sơ đồcơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thủy sản Minh Phú - Hậu Giang

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm v ca các phòng, ban

a. Tổng Giám đốc

Điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Giám

đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau: phụ trách chung, chịu trách nhiệm

trước tổng công ty về mọi hoạt động của công ty; quản lý nhân sự, cơ sở hạ

tầng, trang thiết bị tại cơ sở; có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng xuất khẩu, kinh doanh hàng nội địa; tổ chức xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và ISO; tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm mới; quyết định các biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp tại công ty; tổ

chức xây dựng kế hoạch thu thập và xử lý các thông tin về nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và tổ chức thực hiện; phê duyệt các yêu cầu bổ sung, tuyển chọn nhân sự, đào tạo và sắp xếp nhân sự; tổ chức xây dựng các quy chế của công ty và thực hiện các chính sách đối với người lao động

Tổng Giám Đốc Giám đốc tổ chức hành chính, nhân sự Giám đốc kinh doanh Giám đốc sản xuất Giám đốc chất lượng Giám đốc tài chính, kế toán Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng Trưởng phòng

b. Giám đốc Tổ chức hành chính - nhân sự

Giám đốc tổ chức hành chính - nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như

kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, giám đốc bộ phận này còn có nhiệm vụ

quản lý tiền lương và các thủ tục hành chính, chính sách an sinh xã hội. c. Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm quản lý bán hàng, thiết lập chiến lược kinh doanh, marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và

định hướng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh. Giám đốc kinh doanh cũng chịu trách nhiệm quản lý các thủ tục Hải quan và Thuế, quản lý xuất nhập, tồn kho và vận tải. Ngoài ra, giám đốc kinh doanh phải hoạch định chiến

lược mở rộng thị trường và sản xuất để lập các kế hoạch cụ thể cho bộ phận sản xuất và kinh doanh.

d. Giám đốc sản xuất

Giám đốc sản xuất quản lý và hoạch định các hoạt động liên quan sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ

và hiệu quả.

e. Giám đốc chất lượng

Giám đốc chất lượng phụ trách các hồ sơ liên quan đến chất lượng, đánh

giá và hình thành quy chế chất lượng. Ngoài ra giám đốc chất lượng còn giám sát và giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm.

3.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính

- Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là các sản phẩm được làm từ tôm.

- Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu. - Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

- Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạt tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

- Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn

thủy sản và máy móc thiết bị sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

3.1.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là tôm và sản phẩm của công ty Minh Phú có thể chia ra làm hai nhóm sản phẩm chính: nhóm mặt hàng sản phẩm truyền thống và nhóm mặt hàng sản phẩm giá trị gia tăng cao. Dưới đây

là một số hình ảnh mô tả về những sản phẩm chính của công ty.

Black Tiger Shrimp Head on Shell Headless Shell on Block Frozen

Raw Block Frozen Cook Head on Shell

Cooked Peeled Devided Tail Cooked Peeled Deveined Tail Off

Marinated shrimp skewered PTO Lemon Grass Shrimp

Tempura Cheery-Shrimp-Pop

Sushi Black Tiger Nobashi Black Tiger

Shrimp Ring Breaded Head

3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013

3.2.1.1 Tình hình hoạt động sn xut kinh doanh

Trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong các chỉ tiêu kinh doanh và hoàn

thành tương đối kế hoạch thực hiện trong năm 2013.

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Sản lượng sản xuất Tấn 30.491,79 32.487 37.892,05 Sản lượng xuất khẩu Tấn 27.178,20 32.049 38.799,77 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 334,39 369,40 519,53 Tổng danh thu thuần Tỷđồng 7.038,52 7.936,50 11.111,95 Tổng lợi nhuận ròng Tỷđồng 283,70 15,88 293,83

Nguồn: Báo cáo thường niên

Bảng 3.1 thể hiện sản lượng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu của Minh Phú năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2013 đạt 11.111,95 tỷ đồng tăng 57, 87% so với năm 2011 và tăng 40,01% so với năm 2012. Đểđạt được tăng trưởng doanh thu ấn tượng như trên, công ty đã đầu tư tăng công suất chế biến, phát triển vùng nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ. Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính so với kế hoạch Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2013 Kế hoạch năm 2013 So sánh với kế hoạch năm 2013

Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 519,53 465,00 111,73% Sản lượng sản xuất Tấn 37.892,05 36.900,00 102,68% Tổng doanh thu thuần Tỷđồng 11.111,95 9.800,00 113,38% Lợi nhuận trước thuế Tỷđồng 365,75 360,00 101,59% Lợi nhuận sau thuế Tỷđồng 293,83 295,00 99,60%

Nguồn: Báo cáo thường niên 2013

Năm 2013, mặc dù sản lượng sản xuất, kim ngạch sản xuất và tổng

doanh thu đều tăng so với kế hoạch nhưng chỉ tiêu lợi nhuận không đạt được

như kế hoạch (Bảng 3.2). Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tăng 11,73%, sản lượng sản xuất tăng 2,68%, và tổng doanh thu thuần tăng 13,38% so với kế hoạch

năm 2013. Trong khi đó, lợi nhuận chỉ đạt 99,60% so với kế hoạch đề ra cho

dẫn đến việc không thực hiện được kế hoạch lợi nhuận đề ra trong năm 2013

là do các yếu tố sau. Trước hết là do kinh tế thế giới vẫn còn chưa thoát ra

khỏi khủng hoảng, tình hình nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng, trong khi

đó đồng Yên Nhật mất giá mạnh, giá bán thì tăng đã làm cho một số công ty nhập khẩu lớn của Nhật hạn chế tiêu thụ mặt hàng tôm. Thị trường Hàn Quốc cũng gặp khó khăn trong năm 2013 do tình hình bất ổn trên bán đảo triều tiên vào tháng 03/2013 và hệ lụy những tháng tiếp theo, vài khách hàng bị cắt quota nhập khẩu và nhân sự của những công ty bị thay đổi dẫn đến nhiều chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, do hội chứng tôm chết sớm triền miên và trên diện rộng trong cảnước trong đó có vùng nuôi của Minh Phú ở Kiên Giang, Vũng Tàu và Cà Mau đã làm cho các nhà máy chế biến tôm khan hiếm tôm nguyên liệu vì vậy đã làm cho giá thành sản xuất tăng. Trong khi đó, các công ty nuôi tôm thương phẩm vẫn còn bị ảnh hưởng của dịch bệnh tôm chết sớm kéo dài

nên đã không đóng góp được lợi nhuận cho Tập đoàn. Ngoài ra, các vùng nuôi

chưa đem lại thu nhập đáng kể cho Tập đoàn trong năm 2013 là một trong những nguyên nhân chính làm tăng chi phí tài chính, giảm lợi nhuận của công ty.

3.2.1.2 Kết qu ni bt trong những năm qua

Thành công nổi bật nhất của Minh Phú trong năm 2013 là vẫn tiếp tục là một trong những công ty xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn và bất

ổn, tôm thì chết hàng loạt do hội chứng tôm chết sớm EMS, nguồn cung thiếu hụt, giá tôm thế giới lại tăng 15% - 20% nhưng bằng nội lực của mình Minh Phú vẫn phát triển và tăng trưởng về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu trong

khi đó các công ty khác trong ngành đang làmăn thua lỗ và phá sản. Bên cạnh

đó, những tiến bộ trong hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm mà công ty đạt

được đã góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu. Hệ

thống quản lý chất lượng được công ty áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn: HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, ISO 22000:2005, BRC, BAP, ACC,

Global Gap… và công ty có Eu code DL145 được phép xuất hàng vào thị trường EU, tiêu chuẩn phòng kiểm nghiệm ISO 17025. Công ty cũng đã được chứng chỉ ACC 3 sao “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường Hoa Kỳ”: Sao trại tôm giống, sao đầm nuôi tôm và sao nhà máy chế

biến do tổ chức: The Accertation Committee of Aquaculture Certification Council cấp và chứng chỉ Global Gap “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại trường EU”. Với nỗ lực phát triển mạnh mẽ, công ty đạt được nhiều danh hiệu cao như: giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006, 2007,

xuất khẩu xuất sắc nhiều năm liền 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010; giải thưởng quả cầu vàng năm 2007.

3.2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014 năm 2014

Trong giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014, công ty Minh Phú vẫn giữ vững mức tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Trong năm

2011, sản lượng đạt 27,18 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 334,49 triệu USD, chiếm khoảng 15,56% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Để đạt

được sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao, công ty đã hoàn tất việc đầu tư

nâng công suất chế biến và mở rộng vùng nuôi thông qua việc tăng vốn điều lệ

cho nhà máy Minh Phú - Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng; công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú – Lộc An từ 50 tỷ lên 150 tỷ đồng. Hình 3.3 cho thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 – sáu tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 3.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2011 - sáu tháng

đầu năm 2014

Năm 2012, sản lượng xuất khẩu đạt 32,05 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 369,40 triệu USD tăng lần lượt 6,55% vềlượng, 10,47% về giá trị so với năm 2011 và chiếm hơn 15% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. Đến

năm 2013, công ty đã sản xuất được 38,80 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu

đạt hơn 519,53 triệu USD, tăng 16,63% về lượng và tăng 40,64% về giá trị so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng xuất khẩu của công ty

đạt 18,89 nghìn tấn với giá trị 304,58 triệu USD, tăng 30,63% về lượng và 73,67% về giá trị so với thời điểm cùng kỳnăm trước. Việc tăng trưởng cao ở

sản lượng và giá trị xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2014 là do giá tôm nhập khẩu ở các thị trường chính tăng liên tục mặc dù khối lượng tôm nhập khẩu

không tăng, nguồn cung nguyên liệu tôm cho công ty lại ổn định. Như vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty giữ ở mức tăng trưởng cao đã góp phần khẳng định vị trí dẫn đầu của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói chung cũng như lĩnh vực xuất khẩu tôm nói riêng.

3.2.2.1 Xut khẩu phân theo cơ cấu mt hàng

Trong giai đoạn 2011 – 2013 cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty có sựthay đổi. Biểu đồ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm mặt hàng cho thể

hiện sựthay đổi rõ rệt đó. (Hình 3.4)

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Hình 3.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng có sự chuyển dịch mạnh, cụ thể là tăng tỷ trọng nhóm

Một phần của tài liệu phân tích tác động biện pháp chống bán phá giá của hoa kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)