Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay mua nhà trả góp

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại NHTM cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank) (Trang 41 - 43)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TRẢ GÓP TẠI VP BANK

2.2.1.Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay mua nhà trả góp

Cơ sở pháp lý chung

Trong xã hội hiện đại, nhu cầu về nhà ở ngày càng trở lên cấp thiết. Cho vay mua nhà trả góp ra đời đã giúp giải quyết rất nhiều khó khăn của người dân về nhà ở khi chưa đủ khả năng tài chính. Tuy nhiên, cũng như tất cả các hoạt động khác của ngân hàng, hoạt động cho vay mua nhà trả góp cần có những cơ sở pháp lý quy định cụ thể về hoạt động này, có như vậy mới phát huy tốt được ưu điểm của loại hình cho vay này. Xuất phát từ yêu cầu đó, hoạt động cho vay mua nhà trả góp được chiếu theo các quy định chung trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đồng thời mỗi ngân hàng cũng có những quy định riêng về hoạt động này. Cụ thể về cơ sở pháp lý chung.

Đầu tiên là Luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QHX và Luật số 20/2004/QHX sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín

dụng, quy định chung cho tất cả hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Tiếp đó là Quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN ban hành ngày 31/12/2001 (Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng với khách hàng ) đua ra các quy đinh cụ thể về hoạt động cho vay với các đối tượng khách hàng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Và Quyết định 127/2005/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 1627.

Cho vay mua nhà trả góp là một hoạt động nằm trong cho vay tiêu dùng. Quyết định 18/QĐ - NH5 ngày 16/02/1994 của Thống đốc NHNN quy định "Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng" ra đời đã đánh dấu bước phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó tạo cơ sở cho hoạt động cho vay mua nhà trả góp sau này.

Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng trong thực tế đã khẳng định một số điểm không phù hợp. Vì vậy ngày 30/09/1998, Thông đốc NHNN đã quyết đinh thay thế Quyết đinh 18 bằng Quyết định 324/1998/QĐ - NHNN thay thế toàn bộ thể lệ tín dụng ngắn, trung và dài hạn ( kể cả cho vay tiêu dùng ) đã áp dụng trước đây.

Bên cạnh đó, cho vay mua nhà trả góp thường phải có tài sản đảm bảo vì vậy các quy định về tài sản đảm bảo, bảo đảm tiền vay cũng có quan hệ mật thiết đến hoạt động này. Có thể kể ra một số quy định như Nghị định 178/1999/NĐ - CP về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định 85/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178, hay Thông tư liên tịch số 03/2003/TTLT - BTP - BTNMT hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Thông tư liên tịch số 05/TTLT hướng dẫn thực hiện về đăng ký thế chấp quyến sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất...

Cùng với các quy định chung của Chính phủ và NHNN, VP bank cũng đua ra những quy định riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh và điều kiện của VP Bank.

Quyết định số 467 - 2002/ QĐ - HĐQT ngày 06/06/2002 Quy chế cho vay đối với khách hàng. Đây là sự cụ thể hoá các điều khoản của NHNN quy định tại Quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN, cũng trong quy đinh này, HĐQT ban hành "Quy trình nghiệp vụ tín dụng " cho cả hai phòng ( Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng phục vụ khách hàng cá nhân ).

Tiếp đó, ngày 13/06/2002, VP Bank tiếp tục ra Quyết định 470 - 2002/QĐ - HĐQT về Thể lệ cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà. Gần đây nhất là Quyết định 610 - 2006/QĐ - HĐQT ban hành ngày 26/12/2006 về Thể lệ cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà thay thế cho Quyết định 470.

Căn cứ vào các cơ sở pháp lý nêu trên, hoạt động cho vay mua nà trả góp tại VP Bank đang có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên các quy định vẫn thường xuyên được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại NHTM cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP Bank) (Trang 41 - 43)