Lịch tiêm chủng trong Chương trình TCMR Quốc gia

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế dự phòng huyện củ chi, TP hồ chí minh năm 2013 2014 (Trang 34)

Lịch tiêm chủng cho Trẻ em:

Bảng 1.4. Lịch tiêm chủng cho trẻ (0-18 tháng) trong chương trình TCMR

STT Tháng tuổi

của trẻ Vắc-xin sử dụng

1 Sơ sinh - BCG

- Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ 2 Đủ 02 tháng - DPT-VGB-Hib mũi 1 - OPV lần 1 3 Đủ 03 tháng - DPT-VGB- Hib mũi 2 - OPV lần 2 4 Đủ 04 tháng - DPT-VGB- Hib mũi 3 - OPV lần 3 5 Đủ 09 tháng - Sởi mũi 1 6 Đủ 18 tháng - DPT mũi 4 - Sởi mũi 2

25

Từ năm 2009 đến nay, chương trình TCMR đã đưa loại vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem vào chương trình TCMR. Đây là vắc-xin phòng 5 bệnh: Bạch Hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và Viêm màng não mủ do Hib, với loại vắc-xin mới này, thay vì trẻ phải tiêm 3 mũi thì phòng được 5 bệnh nay chỉ tiêm 1 mũi phòng được 5 bệnh. Lịch tiêm chủng của Quinvaxem là 3 mũi 1 cho trẻ đủ 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 tiêm cách nhau 1 tháng.

Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản B, Tả, Thương hàn tại các vùng nguy cơ.

Bảng 1.5. Lịch tiêm chủng cho trẻ em (1-10 tuổi) trong chương trình TCMR

STT Loại vắc-xin Tuổi của trẻ Lần tiêm, uống

1 Viêm não Nhật Bản B Trẻ em từ 1-5 tuổi Lần 1(≥1 tuổi) Lần 2 (sau lần 1 từ 1 đến 2 tuần) Lần 3 (1 năm sau lần 2)

2 Tả (uống) Trẻ em từ 2-5 tuổi (≥ 2 tuổi)Lần 1

Lần 2 (sau lần 1

từ 1 đến 2 tuần)

3 Thương hàn Trẻ em từ 2-10 tuổi Tiêm 1 lần

Lịch tiêm vắc-xin phòng Uốn ván cho phụ nữ mang thai.

Bảng1.6: Lịch tiêm chủng Uốn ván cho Bà mẹ mang thai

STT Loại vắc-xin Thời gian tiêm

1 UV 1 Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao 2 UV 2 Ít nhất 1 tháng sau mũi 1

3 UV 3 Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau 4 UV4 Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau 5 UV 5 Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

26

1.4. VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huyện Củ Chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 35km về hướng Tây Bắc, diện tích đất tự nhiên 434,9km2, dân số 388.881 người. Huyện có 20 xã và một Thị Trấn. Phía Bắc giáp huyện Dầu Tiếng, Bến Cát (Bình Dương), Phía Tây giáp Trảng Bàng (Tây Ninh), Phía Nam giáp Đức Hòa (Long An) và Phía Đông giáp huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có đường Xuyên Á suốt chiều dài của huyện từ Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nối liền với tỉnh Tây Ninh, đường Tỉnh lộ 8 nối với Tỉnh Bình Dương và Long An. Huyện có hệ thống kênh nội đồng dẫn nước tưới cho các đồng ruộng. Sự hình thành nhanh chóng các khu công nghiệp đã thu hút phần lớn dân nhập cư vào làm việc. Từ bối cảnh chung về kinh tế - văn hóa - xã hội phát sinh ra vấn đề vệ sinh môi trường, bệnh truyền nhiễm. Từ những năm 1980 đến nay nhờ có chương trình TCMR các dịch, bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng đã giảm đáng kể.

1.4.1. Giới thiệu đôi nét về Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Củ Chi

Trung tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế huyện Củ Chi dưới sự quản lý chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra của Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh về chuyên môn; và sự quản lý, chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Củ Chi trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế trên địa bàn huyện.

Cơ cấu làm việc: Trung tâm có 3 phòng chức năng và 8 khoa chuyên môn.

27

HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BV ĐKKVCC

BV HUYỆN

CC

Hình 1.2 BẢN ĐỒ HỆ THỐNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Trung tâm y tế Dự phòng huyện Củ Chi tọa lạc tại tỉnh lộ 8, ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, cách xa trung tâm hành chính huyện khoảng 12km, Trung tâm có mạng lưới y tế 21 TYT xã, Thị trấn.

28

Hình 1.4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYÊN CỦ CHI

29

1.4.2. Chức năng nhiệm vụ:

Là đơn vị hành chánh - sự nghiệp, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về Y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn huyện.

1.4.3. Nhân lực

Tổng số cán bộ công chức và người lao động của Trung tâm Y tế Dự Phòng huyện Củ Chi tính đến cuối năm 2014 là 271 người, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Theo đó, về trình độ chuyên môn có:

 Sau đại học: 4 người

 Đại học: 44 nhân viên

 Cao đẳng: 06 nhân viên

 Trung học: 181 nhân viên

 Sơ học: 26 nhân viên

 Cán bộ ngành khác: 10 nhân viên

Hiện nay 21/21 TYT đều có Bác sĩ, riêng TYT Phú Mỹ Hưng có 02 Bác sĩ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

1.4.4 Hoạt động khám chữa bệnh:

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu chất lượng cao và chuyên nghiệp nhất cho người dân thông qua các chương trình y tế Quốc Gia. Thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế xã, Thị Trấn.

Ngoài ra, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên công ty, trường học; khám bổ túc hồ sơ xin việc làm, lái xe, lập di chúc v.v...

30

1.4.5. Tình hình nhân sự, chức năng, nhiệm vụ Khoa Dược:

- Nhân sự: Khoa Dược có 09 biên chế, trong đó có 01 dược sĩ đại học, 08 dược sĩ trung học, được bố trí nhiệm vụ một cách hợp lý, dược sĩ trung học quản lý kho vắc-xin và dược sĩ đại học phụ trách công tác dược tại Trung tâm và 21 TYT xã, Thị Trấn, các TYT xã đều có biên chế dược sĩ trung học, với đội ngũ nhân sự tương đối đầy đủ, cộng thêm trang thiết bị về dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin đã cung cấp đầy đủ vắc-xin cho 21 TYT xã, Thị Trấn thực hiện tiêm chủng hàng tháng.

- Chức năng:

Khoa Dược là một bộ phận quản lý xuyên suốt quá trình tiếp nhận, bảo quản, phân phối thuốc các chương trình sức khỏe; Quản lý, tiếp nhận, phân phối vật tư hóa chất chống dịch; Quản lý kho vắc-xin; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất, vắc-xin…chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc Trung tâm trong quá trình quản lý.

Chính vì thế khoa Dược là một bộ phận độc lập và không thể thiếu trong tổ chức Trung Tâm y tế dự phòng, Trưởng khoa có chức năng quản lý

Trưởng khoa dược

Nhân viên Nghiệp vụ dược

Nhân viên Hành chánh, thống kê kho

o

Nhân viên kho Dược (Thủ kho)

Kho Dược 1 (Các chương trình; Máy móc, trang thiết bị)

Kho Dược 2 (Vắc-xin TCMR; Vắc-xin dịch vụ) Kho Dược 3 (Hóa chất, vật tư chống dịch)

Cấp phát thuốc lao da liễu Tâm thần Máy móc, trang thiết bị)

31

và tham mưu cho cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược và trang thiết bị y tế cho Trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế có chất lượng trong công tác khám chữa bệnh, dự phòng các bệnh truyền nhiễm, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc và vắc-xin hợp lý.

- Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng trong đó dự trù, cung ứng thuốc, hóa chất…Khoa còn hướng dẫn cho nhân viên y tế về nguyên tắc kê đơn thuốc, tạo điều kiện để cho nhân viên đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng danh mục thuốc, vắc-xin, hóa chất, y dụng cụ cho các chương trình y tế và dịch vụ, cũng như yêu cầu khám chữa bệnh khác (dịch bệnh, thiên tai, thảm họa…)

Quản lý, theo dõi việc nhập, cấp phát thuốc, vắc-xin, hóa chất, vật tư y tế…

1.4.6 Tình hình nhân sự, chức năng, nhiệm vụ khoa Kiểm soát dịch bệnh: - Nhân sự: Tổng số 14 nhân sự, sau đại học 01, đại học 02, điều - Nhân sự: Tổng số 14 nhân sự, sau đại học 01, đại học 02, điều dưỡng trung học 07, Y sĩ 04.

Phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, trong đó có 01 bác sĩ chịu trách nhiệm chính về tiêm chủng, phân công nhân sự giám sát và mang vắc- xin đến TYT trong ngày tiêm chủng.

- Chức năng, nhiệm vụ:

Đây là khoa chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch, bệnh và tiêm chủng trên địa bàn huyện, bộ mặt chính của Trung tâm.

Phụ trách tập huấn cho nhân viên TYT và cộng tác viên về công tác chống dịch và tiêm chủng an toàn dưới sự chỉ đạo của TTYTDP Thành phố.

Hàng tháng tổng hợp dự trù vắc-xin TYT, lên lịch mang vắc-xin và giám sát buổi tiêm chủng tại TYT.

32

Khoa Dược và khoa Kiểm soát dịch bệnh có sự liên hệ chặt chẽ về nhu cầu sử dụng, bảo quản, phân phối vắc-xin.

Thường xuyên phối hợp dõi kiểm tra chấn chỉnh kịp thời những sai sót.

33

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Khoa Dược Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi, liên quan đến hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin thông qua:

- Vắc-xin được quản lý sử dụng trong chương trình TCMR tại TTYTDP Huyện Củ Chi.

- Hoạt động tồn trữ, bảo quản vắc-xin tại TTYTDP Huyện Củ Chi.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014.

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Củ Chi.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:

- Hồi cứu các dữ liệu liên quan đến hoạt động tình hình sử dụng vắc- xin trong năm 2013-2014 có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu:

- Các kế hoạch, báo cáo về vắc-xin: Sổ quản lý vắc-xin; sổ quản lý trang thiết bị, số thai phụ và số trẻ sinh trong năm; các biểu mẫu thu thập số liệu nghiên cứu.

34

Nội dung nghiên cứu:

Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm Y tế Dự Phòng huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013-2014

2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:

- Số liệu cấp phát và sử dụng vắc-xin - Bảo quản vắc-xin và thời gian lưu kho

- Sổ theo dõi phản ứng phụ, tai biến trong tiêm chủng

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÝ VÀ TRÌNH BÀY SỐ LIỆU

 Phương pháp so sánh, tính tỷ trọng: để đánh giá

 Trình bày theo hình thức mô tả, sơ đồ hoá, lập bảng và biểu đồ.

 Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel

Mục tiêu 1 Phân tích sử dụng Mục tiêu 2: Bảo quản Phương pháp So sánh Phương pháp tỷ trọng Biểu đồ + Sử dụng theo tháng năm + Số liệu dự trù + Số liệu tồn kho + Trang thiết bị + Dây chuyền lạnh + Theo dõi nhiệt độ

35

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG VẮC-XIN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TCMR NĂM 2013-2014

Do đặc thù của chương trình TCMR thuộc dự án của Quốc gia nên Trung tâm chỉ tiếp nhận vắc-xin từ TTYTDP Thành phố và do khoa KSDB dự trù hàng tháng lên TTYTDP Thành phố. Danh mục vắc-xin do chương trình TCMR quy định, số lượng vắc-xin được dự trù theo tháng dựa vào số trẻ em và bà mẹ mang thai được quản lý trên địa bàn. Trung tâm Y tế dự phòng huyện Củ Chi nhận vắc-xin từ TTYTDP Thành phố về nhập kho và cấp phát cho TYT theo ngày tiêm chủng (trong ngày TCMR). Hàng ngày nhân viên khoa KSDB vận chuyển vắc-xin đến TYT xã bằng phích vắc-xin, vừa làm nhiệm vụ bảo quản vắc-xin vừa hổ trợ, giám sát suốt buổi tiêm.

3.1.1. Vắc-xin trong chương trình TCMR.

Bảng 3.7. Số lượng vắc-xin sử dụng trong chương trình TCMR năm 2013-2014

Đơn vị: liều

Tên vắc-xin năm 2013Sử dụng năm 2013Số hủy năm 2014Sử dụng Số hủy năm

2014 Ghi chú BCG 8930 0 10980 0 Viêm gan B 5300 0 4615 0 DPT-VGB-HIb 12413 594 24193 0 OPV 14620 0 26120 0 Sởi 13640 0 33870 0 DPT 9180 0 15040 0 VAT 9780 0 11260 0

36

Vắc-xin DPT-VGB-Hib trong năm 2013 bị hủy với số lượng 594 liều theo công văn số: 650/YTDP-KSBTN&VXSP ngày 05/6/2013 của TTYTDP Thành phố, kèm công văn số:6749/QLD-CL Cục Quản lý Dược Bộ Y Tế về việc tạm ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem inj chương trình TCMR SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Corporation sản xuất.

Hình 3.6. Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2013, thực hiện tại 21 xã, Thị Trấn (cho diện tiêm trẻ sinh từ tháng 1/2012-12/2012)

Hình 3.7. Kết quả tiêm chủng mở rộng năm 2014, thực hiện tại 21 xã, Thị Trấn (cho diện tiêm trẻ sinh từ tháng 1/2013-12/2013)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 TPT TTH TTC C PVA AP PMH NĐ AN T PH Đ PVC TLH TLT PT TM BM HP TTT TTĐ TAH PHĐ TA DIÊN TIÊM ĐỦ 8 LoẠI 0 100 200 300 400 500 600 700 800 TPT TTH TT C C PVA AP PMH NĐ AN T PH Đ PVC TLH TLT PT TM BM HP TTT TTĐ TAH PHĐ TA DIÊN TIÊM ĐỦ 8 LoẠI

37

Nhận xét: - Diện tiêm chủng năm 2013 cao hơn diện tiêm chủng năm 2014 (7989/6877), đính kèm phụ lục số 1 và 3.

- Biểu đồ theo dõi giữa diện tiêm và tiêm đủ 8 loại vắc xin của 21 TYT cao thấp khá rõ do có sự chênh lệch dân số; xã có dân số đông như Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân Thạnh Đông, Tân An Hội ( dân số trên 30.000 dân), xã có dân số thấp như Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội. Những xã có dân số đông việc quản lý và tiêm chủng đủ mũi cho trẻ gặp khó khăn (dân nhập cư), để đạt tỷ lệ > 90%, các xã phải nỗ lực rất nhiều trong việc vận động trẻ ra tiêm như viết thư mời, gọi điện thoại, tổ chức các buổi tiêm vét…

- Số lượng sử dụng phù hợp với lượng cấp phát trong 02 năm 2013- 2014.

- Hàng năm dựa vào số trẻ quản lý của năm trước, trung tâm giao chỉ tiêu cho 21 TYT xã, thị trấn thực hiện tiêm chủng phòng bệnh.

- Tỉ lệ tiêm cho trẻ đủ 8 loại cuối năm 2013 đạt 90,6% (chỉ tiêu 95%), trong năm 2013 có giai đoạn không có vắc-xin Quinvaxem (từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013).

Bảng 3.8. Kết quả tiêm vắc-xin Uốn ván cho phụ nữ 15-35 trong diện sinh đẻ năm 2013-2014

Đơn vị: liều

Năm

Tiêm vắc-xin Uốn ván cho phụ nữ 15-35 PƯSTC Đối

tượng UV1 UV2 UV3 UV4 UV5 Nhẹ

Nghiêm trọng

2013 2000 1689 1553 1400 0 0 0 0

2014 2000 715 356 410 0 0 0 0

Do đặc thù vị trí TTYTDP Huyện Củ Chi nằm ở vùng ven nên tập trung phần lớn là dân nhập cư, các đối tượng luôn thay đổi, việc quản lý

38

thai phụ và trẻ em tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới cộng tác viên y tế ấp, khu phố rà soát từng khu nhà trọ vẫn không thể tránh sự thiếu sót trong quá trình quản lý thai phụ. Năm 2012 xảy ra 01 trường hợp Uốn ván sơ sinh do thai phụ sinh rớt tại nhà, không khám thai và tiêm VAT.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế dự phòng huyện củ chi, TP hồ chí minh năm 2013 2014 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)