Khoa Dược có văn bản phân công nhân sự phụ trách từng công việc và được Ban Giám Đốc (BGĐ) phê duyệt. Trong đó trưởng khoa chịu trách nhiệm trước BGĐ trong quá trình thực hiện việc quản lý thuốc, trang thiết bị, kho vắc-xin, nhân viên được phân công phụ trách công việc phải có trách nhiệm cao. Phân công hẳn 01 nhân sự chịu trách nhiệm chính kho vắc- xin. Các nhân viên còn lại được phân công theo dõi nhiệt độ của các tủ vắc- xin trong các ngày kể cả ngày nghĩ, lễ, tết.
Nhân viên thủ kho kiểm tra thủ tục trước khi nhập kho: - Dự trù, dự toán, kế hoạch nhập hàng.
- Hóa đơn, chứng từ giao hàng.
55
Bảng 3.20. Kết quả kiểm tra sổ ghi chép nhiệt độ tại 21 TYT xã, thị trấn
Stt Đơn vị Có sổ ghi chép nhiệt độ Số ngày TYT có kiểm soát nhiệt độ Số ngày TYT không ghi nhiệt độ Số ngày ghi 2 lần Số ngày ghi 1 lần 1 TÂN PHÚ TRUNG X 280 15 70
2 TÂN THÔNG HỘI X 278 12 75
3 THỊ TRẤN X 249 20 96 4 PHƯỚC VĨNH AN X 232 16 117 5 AN PHÚ X 256 12 97 6 PHÚ MỸ HƯNG X 224 9 132 7 NHUẬN ĐỨC X 215 24 126 8 AN NHƠN TÂY X 234 12 119 9 PHÚ HÒA ĐÔNG X 245 10 110 10 PHẠM VĂN CỘI X 236 14 115 11 TRUNG LẬP HẠ X 265 9 91 12 TRUNG LẬP THƯỢNG X 247 15 103 13 PHƯỚC THẠNH X 254 17 94 14 THÁI MỸ X 232 8 125 15 BÌNH MỸ X 242 12 111 16 HÒA PHÚ X 253 15 97 17 TÂN THẠNH TÂY X 225 10 130 18 TÂN THẠNH ĐÔNG X 228 13 124 19 TÂN AN HỘI X 242 20 103 20 PHƯỚC HIỆP X 234 12 119 21 TRUNG AN X 245 14 106 TỔNG 5116 289 2260
56
Hình 3.10. Tỷ lệ ngày kiểm tra nhiệt độ Nhận xét:
- 21 TYT xã, thị Trấn đều có sổ theo dõi nhiệt độ (TYT có 01 tủ lạnh gia đình…) nhưng không bảo quản vắc-xin tại TYT, chỉ làm đông bình tích lạnh. Nên ghi chép nhiệt độ không đầy đủ đặc biệt vào các ngày nghỉ. Trạm y tế có số ngày kiểm tra nhiệt độ 2 lần/ngày thấp nhất là TYT Nhuận Đức 215 ngày. Số liệu tại hình 3.9.
Hình 3.11. Số ngày kiểm tra nhiệt độ đủ 2 lần tại các TYT xã, Thị Trấn
66% 3% 29% số ngày kiểm tra đủ 2 lần số ngày kiểm tra 1 lần số ngày không kiểm tra 0 50 100 150 200 250 300
57
Bảng 3.21. Kết quả thanh kiểm tra công tác duy trì nhiệt độ tại các TYT
STT ĐƠN VỊ SỐ LẦN KIỂM TRA SỐ LẦN ĐẠT NHIỆT ĐỘ SỐ LẦN TRÙNG VỚI SỔ TD NHIỆT ĐỘ SỐ LẦN KHÔNG TRÙNG VỚI SỔ TD NHIỆT ĐỘ SỐ LẦN ĐẠT TỶ LỆ SỐ LẦN TỶ LỆ 1 TÂN PHÚ TRUNG 24 24 16 66% 8 33%
2 TÂN THÔNG HỘI 24 24 15 62% 9 37%
3 THỊ TRẤN 24 24 12 50% 12 50% 4 PHƯỚC VĨNH AN 24 24 10 42% 14 58% 5 AN PHÚ 24 24 10 41% 14 58% 6 PHÚ MỸ HƯNG 24 24 13 54% 11 46% 7 NHUẬN ĐỨC 24 24 12 50% 12 50% 8 AN NHƠN TÂY 24 24 8 33% 16 66% 9 PHÚ HÒA ĐÔNG 24 24 10 42% 14 58% 10 PHẠM VĂN CỘI 24 24 9 38% 15 62% 11 TRUNG LẬP HẠ 24 24 8 33% 16 66% 12 TRUNG LẬP THƯỢNG 24 24 11 45% 13 54% 13 PHƯỚC THẠNH 24 24 7 29% 17 71% 14 THÁI MỸ 24 24 8 33% 16 66% 15 BÌNH MỸ 24 24 12 50% 12 50% 16 HÒA PHÚ 24 24 13 54% 11 46% 17 TÂN THẠNH TÂY 24 24 8 33% 16 66% 18 TÂN THẠNH ĐÔNG 24 24 10 41% 14 58% 19 TÂN AN HỘI 24 24 15 62% 9 37% 20 PHƯỚC HIỆP 24 24 9 38% 15 62% 21 TRUNG AN 24 24 8 33% 16 66% TỔNG 504 504 224 44% 280 56%
58
Nhận xét:
Qua các lần kiểm tra nhiệt độ bảo quản vắc-xin tại 21 TYT xã, Thị Trấn đạt 100% (24/24), số lần nhiệt độ được trùng với nhiệt độ ghi trong sổ theo dõi là 224 lần và số lần nhiệt độ ghi không khớp với sổ theo dõi là 280 lần. Tỷ lệ cụ thể theo hình 3.10.
Hình 3.12. Đánh giá độ chính xác của sổ theo dõi nhiệt độ.
Số lần kiểm tra kết quả trùng với sổ theo dõi tại các trạm y tế 44% và 56% kết quả không trùng với sổ theo dõi nhiệt độ. Tuy nhiên ở một số trạm y tế tỷ lệ này rất cao: Phước Thạnh là 71%; Trung lập Hạ là 66%; Phạm Văn Cội: 62%, Thái Mỹ là 66%; Tân Thạnh Tây là 66%; Trung An là 66%, Phước Hiệp là 62%. So sánh mức độ theo dõi nhiệt độ tại các Trạm y tế xã, Thị Trấn được cụ thể qua biểu đồ 3.11.
Hình 3.13. Mức độ kiểm tra nhiệt độ tại 21 TYT xã, thị trấn.
44% 56%
số lần kiểm tra trùng với sổ TD
số lần kiểm kg tra trùng với sổ TD 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% TPT TTH TT C C PVA AP PMH NĐ AN T PH Đ PVC TLH TLT PT TM BM HP TTT TTĐ TAH PHĐ TA % TRÙNG % KHÔNG TRÙNG
59
Điều này cho thấy ghi chép của trạm y tế thiếu chính xác, chưa đạt yêu cầu, có thể do nhân viên trực thiếu tinh thần trách nhiệm ghi chép cho có lệ.
Bảng 3.22 Kết quả kiểm tra thực tế việc đo nhiệt độ ĐƠN VỊ đo thực tếNhiệt độ Nhiệt độtrong sổ Đánh giá
có trùng không
TÂN PHÚ TRUNG 40C 40C Có
TÂN THÔNG HỘI 40C 40C Có
THỊ TRẤN 50C 40C Không
PHƯỚC VĨNH AN 40C 40C Có
AN PHÚ 50C 50C Có
PHÚ MỸ HƯNG 40C 40C Không
NHUẬN ĐỨC 50C 40C Không
AN NHƠN TÂY 50C 40C Không
PHÚ HÒA ĐÔNG 50C 40C Không
PHẠM VĂN CỘI 40C 40C Có TRUNG LẬP HẠ 40C 40C Có TRUNG LẬP THƯỢNG 40C 40C Có PHƯỚC THẠNH 60C 40C Không THÁI MỸ 40C 40C Có BÌNH MỸ 40C 40C Có HÒA PHÚ 40C 50C Không TÂN THẠNH TÂY 40C 40C Có TÂN THẠNH ĐÔNG 40C 40C Có
TÂN AN HỘI 60C 40C Không
PHƯỚC HIỆP 50C 40C Không
60
Nhận xét:
Kết quả khảo sát thực tế công tác duy trì nhiệt độ bảo quản vắc-xin tại các trạm y tế xã, Thị Trấn cho thấy: 21 tủ lạnh bảo quản vắc-xin đều có nhiệt độ đạt yêu cầu từ (+20C - + 80C). Tuy nhiên, nếu so sánh với sổ theo dõi nhiệt độ tại thời điểm đó thì không khớp nhau, có 12/21 TYT trùng khớp giữa sổ theo dõi và thực tế, còn 09 TYT là không trùng khớp.
Trong năm thực hiện đề tài theo dõi công tác dược, nhận thấy:
- Thực hiện tốt khâu quản lý, phân phối vắc-xin, giám sát, kiểm tra chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.
-Thực hiện đầy đủ sổ ghi chép các trường hợp phản ứng sau tiêm, biên bản kiểm tra kho vắc-xin và sổ theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc-xin 21 TYT xã, Thị Trấn hàng tháng.
61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
Qua thời gian theo dõi tình hình bảo quản và quản lý sử dụng vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi, trách nhiệm của khoa Dược, khoa KSDB là rất lớn. Dưới sự lãnh đạo của BGĐ Trung tâm, cùng với đội ngũ nhân viên khoa, phòng, TYT đã phối hợp thực hiện tốt các khâu tiếp nhận, sử dụng, bảo quản vắc-xin. Tuy nhiên do nhiều biến động và sự cố xảy ra trong năm 2013 cũng tác động không nhỏ tới hoạt động chương trình TCMR của Việt Nam nói chung và huyện Củ Chi nói riêng.Trách nhiệm mỗi nhân viên y tế chưa được cao nên công tác thực hiện thiếu chính xác…Nhưng được kiểm tra, giám sát nhắc nhở kịp thời, không xảy ra các trường hợp nghiêm trọng.
4.1. Tình hình dự trù và sử dụng vắc-xin tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi năm 2013 – 2014
Không dự trù quá nhiều dẫn đến tồn kho ảnh hưởng tới công tác bảo quản vắc-xin…Trong năm 2013, sự cố vắc-xin Quinvaxem và viêm gan siêu vi B đã tạm ngưng sử dụng 05 tháng, khi được sử dụng lại thì Trung tâm phải ước luôn cả trẻ chưa tiêm và tiêm chưa đủ liều Quinvaxem, VGB, sinh ra thiếu vắc-xin tạm thời và dồn cho những tháng sau. Như vậy việc dự trù và cấp phát vắc-xin chính xác thực sự là khó khăn, nếu dự trù nhiều, sử dụng không hết đưa đến tồn kho, hệ lụy bảo quản, hạn sử dụng…nếu vì lý do nào đó vắc-xin bị hủy thì sinh ra lãng phí ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước, tiền bạc của nhân dân. Dù Trung tâm chưa xảy ra sự việc dự trù đáng tiếc trên, nhưng Trung tâm cần có giải pháp phù hợp trong việc dự trù cấp phát vắc-xin, tránh lãng phí sau này.
Vắc-xin phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối từ khi vận chuyển từ TTYTDP Thành phố về kho chính của TTYTDP huyện, nhân viên khoa dược cập nhật nhiệt độ 02 lần/ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ, tết. Vào những
62
ngày tiêm chủng nhân viên khoa KSDB nhận vắc-xin bảo quản trong phích lạnh đến TYT xã giám sát việc bảo quản và sử dụng vắc-xin trong buổi tiêm chủng, số lượng sử dụng không hết (lọ còn nguyên) giao trả về kho Trung tâm sau buổi tiêm nhưng vẫn bảo đảm nhiệt độ (+20C - + 80C).Việc quản lý vắc-xin chặt chẽ giúp cho công tác quản lý, sử dụng vắc- xin đạt hiệu quả tốt. Trạm y tế xã không lưu giữ vắc-xin nên không có tình trạng hủy vắc-xin vì thay đổi nhiệt độ. Quá trình xuất nhập vắc-xin đều phải ghi chép cẩn thận và đầy đủ các thông tin: Số lô, hạn dùng, ngày xuất nhập, số lượng, nhiệt độ, tình trạng vắc-xin.
Trong 02 năm nghiên cứu đề tài về tình hình sử dụng vắc-xin tại Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Củ Chi, ghi nhận như sau:
- Vắc-xin BCG sơ sinh được tiêm tại bệnh viện và TYT (nếu chưa được tiêm ở bệnh viện) liều BCG được thực hiện cho trẻ sau khi sinh và khi trẻ đến tiêm các mũi kế tiếp nếu không có sẹo.Theo dõi trong 02 năm tỷ lệ tiêm đạt > 100% (gồm trong diện quản lý, và số trẻ tạm trú).
- Vắc-xin Quinvaxem năm 2013 đạt tỷ lệ 86,94%; năm 2014 đạt tỷ lệ 94,53% .Trong năm 2013 do có sự cố tiêm chủng Quinvaxem, tạm ngừng không có vắc-xin nên tỷ lệ tiêm Quinvaxem năm 2013 đạt thấp hơn năm 2014. Trong thời gian ngừng cung cấp Quinvaxem, để đạt hiệu quả tốt nhất các bà mẹ có thể đưa trẻ tiêm vắc-xin khác thay thế như tiêm dịch vụ…
- Các loại vắc-xin khác ổn định nên có tỷ lệ tiêm cao>95%.
- Trong tháng 02 lịch tiêm chủng tại các TYT trùng vào dịp Tết Nguyên đán nên tạm ngưng, và khi trẻ sốt.…sẽ không được tiêm, các trẻ đó có thể tiêm vào những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, hiệu quả tốt nhất là trẻ tiêm đúng lịch quy định.
- Trong quá trình dự trù và cấp phát vắc-xin tại Huyện Củ Chi không có sự cố, bộ máy làm việc vẫn hoạt động tốt từ TTYTDP Thành phố xuống huyện và xã.
63
4.2.Hoạt động bảo quản vắc-xin
Vắc-xin là một chế phẩm đã được hoàn chỉnh một cách tuyệt đối mang tính an toàn và hiệu quả. Vì thế việc bảo quản vắc-xin là một khâu quan trọng mang tính quyết định trong công tác phòng bệnh cho cộng đồng, nếu dây chuyền lạnh bảo quản bị trục trặc, nhiệt độ không an toàn thì việc phòng bệnh không hiệu quả mà còn có phản ứng ngược lại rất nguy hiểm. Chính vì điều đó nên BGĐ TTYTDP huyện Củ Chi chỉ đạo khắc khe và bắt buộc thực hiện các quy định của Bộ y tế đã ban hành đảm bảo vắc- xin không bị hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
Nhiệt độ, độ ẩm kho được ghi chép đầy đủ hàng ngày (sáng 7h-12h chiều 13h-17h kể cả ngày nghỉ)
Ghi nhận hàng ngày nhiệt độ kiểm tra trên bảng theo dõi nhiệt độ tủ vắc-xin không vượt quá +20C đến +80C. Việc bảo quản vắc-xin phải tuân theo các qui định về dây chuyền lạnh và bảo quản vắc-xin của Viện Vệ sinh Dịch Tể Trung Ương. [10]
Về trang thiết bị bảo quản vắc-xin, TTYTDP Thành phố cấp đầy đủ và có lịch bảo trì cụ thể, nhiệt kế đo độ lạnh được kiểm định đảm bảo chính xác. Công tác kiểm tra nhiệt độ tại các tủ lạnh bảo quản vắc-xin vẫn được tiến hành thường xuyên 2 lần/ngày trong tất cả các ngày trong tuần tại Trung tâm và các ngày TCMR tại 21 TYT. Tuy nhiên công tác này còn mang tính đối phó, chỉ có kho chính tại Trung tâm ghi chép đầy đủ, trong khi đó tại các TYT do không lưu giữ vắc-xin nên thường không kiểm tra nhiệt ngày nghỉ, ngoài ra việc kiểm tra nhiệt độ nhiều khi chỉ ghi 1lần trong ngày (chiếm tỷ lệ 2%) nguyên nhân là do nhân viên y tế được phân công giám sát nhiệt độ chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo quản vắc- xin.
Để việc quản lý vắc-xin được tốt. TTYTDP huyện Củ Chi thường xuyên kiểm tra đột xuất quy trình bảo quản vắc-xin và xử lý nghiêm các trường hợp sai sót.
64
Tóm lại:
Bộ máy hoạt động, phương tiện vận chuyển, bảo quản vắc-xin tại TTYTDP huyện Củ Chi ổn định, trong quá trình kiểm tra chưa phát hiện phương tiện hư hỏng ảnh hưởng chất lượng vắc-xin; đội ngũ nhân viên y tế lâu năm cũng đã quen việc và có kinh nghiệm. Ban Giám Đốc chỉ đạo xuyên suốt việc duy tu, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền lạnh, vệ sinh từ kho chính đến 21 TYT xã/ Thị Trấn. Thường xuyên kiểm tra giám sát nhiệt độ bảo quản vắc-xin; tập huấn và tái tập huấn cho nhân viên y tế tham gia chương trình TCMR, cập nhật thông tin, kiến thức mới về các loại vắc-xin trong và ngoài TCMR để sớm đưa vào chương trình can thiệp phòng bệnh trong cộng đồng.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN:
Từ những phân tích nêu trong đề tài rút ra được các kết luận về tình hình sử dụng vắc xin tại TTYTDP Củ Chi như sau:
- Huyện Củ Chi là một huyện nông nghiệp và trên đường hội nhập công nghiệp hóa, nhiều thành phần kinh tế, đời sống nhân dân tương đối ổn định, các hoạt động triển khai về y tế gặp nhiều thuận lợi, mặt bằng sức khỏe và mô hình bệnh tật cũng không có gì đặc biệt, trong năm 2013 mặc dù có nhiều địa phương bị tai biến do vắc-xin VGB, Quinvaxem, nhưng Huyện Củ Chi vẫn triển khai tốt công tác tiêm chủng, người dân thực hiện tiêm vắc-xin khác thay thế tại các điểm tiêm dịch vụ, để đảm bảo tính miễn dịch cho trẻ, còn lại số ít được tiêm bù khi có vắc-xin. Chính vì vậy nên tỷ lệ tiêm chủng cuối năm 2013 đạt 90.06%. Năm 2014 thì tỷ lệ này vượt lên 97.38%. Điều này chứng tỏ hiệu quả triển khai công tác tiêm chủng của ngành y tế Huyện.
Sự chỉ đạo xuyên suốt về y tế của các cấp chính quyền từ huyện đến xã, bên cạnh đó sự nhận thức và tham gia của người dân đã góp phần rất lớn trong công tác phòng bệnh.
- TTYTDP Huyện Củ Chi được trang bị đầy đủ hệ thống dây chuyền lạnh từ huyện đến xã; thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo quản vắc-xin tại các đơn vị y tế.
- Phương tiện thông tin đại chúng đã tiếp cận vùng sâu, vùng xa qua hệ thống loa không dây từ huyện đến xã, ấp và đặt biệt trên mạng thông tin điện tử (Vì huyện Củ Chi đang trên đường củng cố và hoàn thiện một huyện Nông thôn mới của Trung ương và Thành phố).
66
* Tồn tại:
- Địa bàn huyện rộng, dân số đông, dân nhập cư chiếm 1/3 dân số.Từ trung tâm huyện đi đến xã xa nhất cũng bằng từ huyện đến Thành phố Hồ Chí Minh, do vậy phương tiện vận chuyển và công tác bảo quản vắc-xin