Một vài nét về thực trạng tình hình vắc-xin tại các Trung

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế dự phòng huyện củ chi, TP hồ chí minh năm 2013 2014 (Trang 31)

tâm Y tế dự phòng

Chương trình TCMR tại Việt Nam: Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước ghi nhận 22 trẻ gặp tai biến nặng sau tiêm vắc-xin (phần lớn là vắc- xin viêm gan B và Quinvaxem), trong đó có 13 trẻ tử vong. Điều lưu ý, 40% ca tử vong sau tiêm vắc-xin Quinvaxem vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp tai biến do chất lượng vắc-xin.

22

Phản ứng sau tiêm chủng xảy ra với bất kỳ loại vắc-xin có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể tử vong do cơ địa trẻ quá mẫn cảm, gây “Sốc phản vệ” kể cả trường hợp được cấp cứu kịp thời ở cơ sở y tế. Thông thường hay gặp là phản ứng nhẹ như sốt, trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ bú, sưng đau chỗ tiêm, tiêu chảy…xảy ra trong vòng 24- 48 giờ, sau đó tự khỏi.

Nguyên nhân của phản ứng sau tiêm, có thể do sai sót trong quy trình tiêm, bảo quản vắc-xin, chất lượng vắc-xin, do cơ địa trẻ trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật phát sinh của trẻ, hoặc không thể xác định được nguyên nhân. Theo thông báo của Bộ y tế tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng của Việt Nam không cao hơn so với thống kê báo cáo của WHO. Qua đó tỷ lệ phản ứng nặng trên 1 triệu liều sử dụng: vắc-xin BCG là 0,49; vắc-xin Sởi là 0,21; vắc-xin VAT là 0,03; vắc-xin VGB là 0,86. Theo WHO thì “Sốc” phản vệ đối với vắc-xin VGB là 1 đến 2 trường hợp/1 triệu liều sử dụng.

Như vậy, tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm của Việt Nam nằm trong giới hạn cho phép. Dù vậy các chuyên gia Y tế Việt Nam cũng thừa nhận đây là sự cố nghiêm trọng trong lịch sử tiêm chủng ở nước ta từ trước tới nay. Bộ Y tế nhận định đây là một sự cố hy hữu đáng tiếc và bất thường đặc biệt nghiêm trọng vì gây tử vong cùng lúc 3 trẻ sơ sinh. Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm minh các trường hợp xai xót nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tai biến sau tiêm chủng.

Qua những biến cố do tiêm vắc-xin, các bậc phụ huynh nhất là các bà mẹ tỏ ra hoang mang và phân vân không biết có nên đưa con đi tiêm vắc- xin không? Nhất là vắc-xin phòng VGB tiêm 24h sau sinh. Chúng ta những người làm công tác y tế cần chia sẽ nỗi đau mất mát con của các bà mẹ. Nhưng Bộ Y tế và WHO đều khẳng định cần tiêm chủng vắc- xin VGB trong vòng 24h sau sinh để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu.

23

Gần đây một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu gia đình trẻ sơ sinh phải ký cam kết trước khi tiêm. Điều này Bộ Y tế đã có văn bản chấn chỉnh việc làm này vì không đúng với quy trình trong chương trình TCMR đề ra. Trách nhiệm này thuộc về ngành Y tế phải làm tốt công tác tiêm chủng.

Riêng đối với vắc-xin VGB cần nhận thức đầy đủ nếu không tiêm chủng 24h sau sinh như quy trình lâu nay thực hiện trên phạm vi toàn quốc, thì hằng năm dự kiến sẽ có 80.000 trẻ sẽ bị nhiễm virus viêm gan B (siêu vi khuẩn) mãn tính và hậu quả về sau sẽ có khoảng 20.000 người bị xơ gan, ung thư gan và nhiều hệ lụy khác về chất lượng sống, kinh phí điều trị tốn kém nhưng hiệu quả hạn chế. Do đó, cần tư vấn đầy đủ cho bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Đồng thời phải tổ chức khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm để loại trừ những trường hợp chống chỉ định.

Qua phân tích trên chúng ta những người làm công tác y tế cần truyền thông cho các bà mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng hiểu về lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh hướng tới thay đổi hành vi đưa trẻ đi tiêm chủng theo quy định, tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất! Mặc khác ngành Y tế cũng cần chấn chỉnh quy trình tiêm chủng để mang lại lòng tin cho nhân dân trong chương trình TCMR. [17]

1.3. CÁC LOẠI VẮC- XIN ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM:

Hiện nay nhu cầu vắc-xin phòng bệnh ngày càng được người dân quan tâm và thực hiện tốt hơn. Đảng và Nhà nước đưa công tác phòng bệnh cho người dân lên hàng đầu.

Chính vì vậy song song các chương trình phục vụ theo nhu cầu của người dân, nhà nước có chương trình tiêm chủng miễn phí cho Trẻ em và Bà mẹ mang thai gọi là chương trình TCMR.

24

1.3.1 Các loại vắc-xin sử dụng trong chương trình TCMR Bảng 1.3. Danh mục vắc-xin trong chương trình TCMR Bảng 1.3. Danh mục vắc-xin trong chương trình TCMR

STT Vắc xin Liều lượng

1 BCG( vắc-xin ngừa Lao) 0,1ml

2 DPT-VGB-Hib (Bạch hầu, Uốn ván, Ho

gà, Hib) 0,5ml

3 VGB(Viêm gan B) 0,5ml

4 OPV (vắc-xin ngừa bại liệt) Giọt

5 Sởi 0,5ml

6 VAT (vắc-xin ngừa Uốn ván) 0,5ml

7 Jevax (Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản B)

0,5ml (trẻ từ 1-3 tuổi) 1 ml (trẻ > 3 tuổi)

8 Thương hàn 0,5ml

9 Tả 0,5ml

1.3.2 Lịch tiêm chủng trong chương trình TCMR Quốc gia

Lịch tiêm chủng cho Trẻ em:

Bảng 1.4. Lịch tiêm chủng cho trẻ (0-18 tháng) trong chương trình TCMR (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tháng tuổi

của trẻ Vắc-xin sử dụng

1 Sơ sinh - BCG

- Viêm gan B (VGB) mũi 0 trong vòng 24 giờ 2 Đủ 02 tháng - DPT-VGB-Hib mũi 1 - OPV lần 1 3 Đủ 03 tháng - DPT-VGB- Hib mũi 2 - OPV lần 2 4 Đủ 04 tháng - DPT-VGB- Hib mũi 3 - OPV lần 3 5 Đủ 09 tháng - Sởi mũi 1 6 Đủ 18 tháng - DPT mũi 4 - Sởi mũi 2

25

Từ năm 2009 đến nay, chương trình TCMR đã đưa loại vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem vào chương trình TCMR. Đây là vắc-xin phòng 5 bệnh: Bạch Hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B và Viêm màng não mủ do Hib, với loại vắc-xin mới này, thay vì trẻ phải tiêm 3 mũi thì phòng được 5 bệnh nay chỉ tiêm 1 mũi phòng được 5 bệnh. Lịch tiêm chủng của Quinvaxem là 3 mũi 1 cho trẻ đủ 2 tháng, mũi 2 và mũi 3 tiêm cách nhau 1 tháng.

Lịch tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản B, Tả, Thương hàn tại các vùng nguy cơ.

Bảng 1.5. Lịch tiêm chủng cho trẻ em (1-10 tuổi) trong chương trình TCMR

STT Loại vắc-xin Tuổi của trẻ Lần tiêm, uống

1 Viêm não Nhật Bản B Trẻ em từ 1-5 tuổi Lần 1(≥1 tuổi) Lần 2 (sau lần 1 từ 1 đến 2 tuần) Lần 3 (1 năm sau lần 2)

2 Tả (uống) Trẻ em từ 2-5 tuổi (≥ 2 tuổi)Lần 1

Lần 2 (sau lần 1

từ 1 đến 2 tuần)

3 Thương hàn Trẻ em từ 2-10 tuổi Tiêm 1 lần

Lịch tiêm vắc-xin phòng Uốn ván cho phụ nữ mang thai.

Bảng1.6: Lịch tiêm chủng Uốn ván cho Bà mẹ mang thai

STT Loại vắc-xin Thời gian tiêm

1 UV 1 Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao 2 UV 2 Ít nhất 1 tháng sau mũi 1

3 UV 3 Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau 4 UV4 Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau 5 UV 5 Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

26

1.4. VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huyện Củ Chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 35km về hướng Tây Bắc, diện tích đất tự nhiên 434,9km2, dân số 388.881 người. Huyện có 20 xã và một Thị Trấn. Phía Bắc giáp huyện Dầu Tiếng, Bến Cát (Bình Dương), Phía Tây giáp Trảng Bàng (Tây Ninh), Phía Nam giáp Đức Hòa (Long An) và Phía Đông giáp huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có đường Xuyên Á suốt chiều dài của huyện từ Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nối liền với tỉnh Tây Ninh, đường Tỉnh lộ 8 nối với Tỉnh Bình Dương và Long An. Huyện có hệ thống kênh nội đồng dẫn nước tưới cho các đồng ruộng. Sự hình thành nhanh chóng các khu công nghiệp đã thu hút phần lớn dân nhập cư vào làm việc. Từ bối cảnh chung về kinh tế - văn hóa - xã hội phát sinh ra vấn đề vệ sinh môi trường, bệnh truyền nhiễm. Từ những năm 1980 đến nay nhờ có chương trình TCMR các dịch, bệnh truyền nhiễm có vắc-xin dự phòng đã giảm đáng kể.

1.4.1. Giới thiệu đôi nét về Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Củ Chi

Trung tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế huyện Củ Chi dưới sự quản lý chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra của Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh về chuyên môn; và sự quản lý, chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Củ Chi trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế trên địa bàn huyện.

Cơ cấu làm việc: Trung tâm có 3 phòng chức năng và 8 khoa chuyên môn.

27

HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

BV ĐKKVCC

BV HUYỆN

CC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.2 BẢN ĐỒ HỆ THỐNG Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Trung tâm y tế Dự phòng huyện Củ Chi tọa lạc tại tỉnh lộ 8, ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, cách xa trung tâm hành chính huyện khoảng 12km, Trung tâm có mạng lưới y tế 21 TYT xã, Thị trấn.

28

Hình 1.4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG HUYÊN CỦ CHI

29

1.4.2. Chức năng nhiệm vụ:

Là đơn vị hành chánh - sự nghiệp, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về Y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn huyện.

1.4.3. Nhân lực

Tổng số cán bộ công chức và người lao động của Trung tâm Y tế Dự Phòng huyện Củ Chi tính đến cuối năm 2014 là 271 người, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Theo đó, về trình độ chuyên môn có:

 Sau đại học: 4 người

 Đại học: 44 nhân viên

 Cao đẳng: 06 nhân viên

 Trung học: 181 nhân viên

 Sơ học: 26 nhân viên

 Cán bộ ngành khác: 10 nhân viên

Hiện nay 21/21 TYT đều có Bác sĩ, riêng TYT Phú Mỹ Hưng có 02 Bác sĩ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

1.4.4 Hoạt động khám chữa bệnh:

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu chất lượng cao và chuyên nghiệp nhất cho người dân thông qua các chương trình y tế Quốc Gia. Thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế xã, Thị Trấn.

Ngoài ra, thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên công ty, trường học; khám bổ túc hồ sơ xin việc làm, lái xe, lập di chúc v.v...

30

1.4.5. Tình hình nhân sự, chức năng, nhiệm vụ Khoa Dược:

- Nhân sự: Khoa Dược có 09 biên chế, trong đó có 01 dược sĩ đại học, 08 dược sĩ trung học, được bố trí nhiệm vụ một cách hợp lý, dược sĩ trung học quản lý kho vắc-xin và dược sĩ đại học phụ trách công tác dược tại Trung tâm và 21 TYT xã, Thị Trấn, các TYT xã đều có biên chế dược sĩ trung học, với đội ngũ nhân sự tương đối đầy đủ, cộng thêm trang thiết bị về dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin đã cung cấp đầy đủ vắc-xin cho 21 TYT xã, Thị Trấn thực hiện tiêm chủng hàng tháng.

- Chức năng:

Khoa Dược là một bộ phận quản lý xuyên suốt quá trình tiếp nhận, bảo quản, phân phối thuốc các chương trình sức khỏe; Quản lý, tiếp nhận, phân phối vật tư hóa chất chống dịch; Quản lý kho vắc-xin; Kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc, vật tư, hóa chất, vắc-xin…chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc Trung tâm trong quá trình quản lý.

Chính vì thế khoa Dược là một bộ phận độc lập và không thể thiếu trong tổ chức Trung Tâm y tế dự phòng, Trưởng khoa có chức năng quản lý

Trưởng khoa dược

Nhân viên Nghiệp vụ dược

Nhân viên Hành chánh, thống kê kho

o (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân viên kho Dược (Thủ kho)

Kho Dược 1 (Các chương trình; Máy móc, trang thiết bị)

Kho Dược 2 (Vắc-xin TCMR; Vắc-xin dịch vụ) Kho Dược 3 (Hóa chất, vật tư chống dịch)

Cấp phát thuốc lao da liễu Tâm thần Máy móc, trang thiết bị)

31

và tham mưu cho cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược và trang thiết bị y tế cho Trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế có chất lượng trong công tác khám chữa bệnh, dự phòng các bệnh truyền nhiễm, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc và vắc-xin hợp lý.

- Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng trong đó dự trù, cung ứng thuốc, hóa chất…Khoa còn hướng dẫn cho nhân viên y tế về nguyên tắc kê đơn thuốc, tạo điều kiện để cho nhân viên đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng danh mục thuốc, vắc-xin, hóa chất, y dụng cụ cho các chương trình y tế và dịch vụ, cũng như yêu cầu khám chữa bệnh khác (dịch bệnh, thiên tai, thảm họa…)

Quản lý, theo dõi việc nhập, cấp phát thuốc, vắc-xin, hóa chất, vật tư y tế…

1.4.6 Tình hình nhân sự, chức năng, nhiệm vụ khoa Kiểm soát dịch bệnh: - Nhân sự: Tổng số 14 nhân sự, sau đại học 01, đại học 02, điều - Nhân sự: Tổng số 14 nhân sự, sau đại học 01, đại học 02, điều dưỡng trung học 07, Y sĩ 04.

Phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, trong đó có 01 bác sĩ chịu trách nhiệm chính về tiêm chủng, phân công nhân sự giám sát và mang vắc- xin đến TYT trong ngày tiêm chủng.

- Chức năng, nhiệm vụ:

Đây là khoa chịu trách nhiệm công tác phòng chống dịch, bệnh và tiêm chủng trên địa bàn huyện, bộ mặt chính của Trung tâm.

Phụ trách tập huấn cho nhân viên TYT và cộng tác viên về công tác chống dịch và tiêm chủng an toàn dưới sự chỉ đạo của TTYTDP Thành phố.

Hàng tháng tổng hợp dự trù vắc-xin TYT, lên lịch mang vắc-xin và giám sát buổi tiêm chủng tại TYT.

32

Khoa Dược và khoa Kiểm soát dịch bệnh có sự liên hệ chặt chẽ về nhu cầu sử dụng, bảo quản, phân phối vắc-xin.

Thường xuyên phối hợp dõi kiểm tra chấn chỉnh kịp thời những sai sót.

33

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Khoa Dược Trung tâm y tế dự phòng huyện Củ Chi, liên quan đến hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắc-xin thông qua:

- Vắc-xin được quản lý sử dụng trong chương trình TCMR tại TTYTDP Huyện Củ Chi.

- Hoạt động tồn trữ, bảo quản vắc-xin tại TTYTDP Huyện Củ Chi.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014.

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế dự phòng huyện Củ Chi.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hồi cứu các dữ liệu liên quan đến hoạt động tình hình sử dụng vắc- xin trong năm 2013-2014 có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu:

- Các kế hoạch, báo cáo về vắc-xin: Sổ quản lý vắc-xin; sổ quản lý trang thiết bị, số thai phụ và số trẻ sinh trong năm; các biểu mẫu thu thập số liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tồn trữ và quản lý sử dụng vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại trung tâm y tế dự phòng huyện củ chi, TP hồ chí minh năm 2013 2014 (Trang 31)