Kiến nghị với ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Chính sách marketing đối với hoạt động huy động vốn tại khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 99 - 102)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống NHTM, có nhiệm vụ định hướng hoạt động cho các NHTM. Do vậy, NHNN có ảnh hướng rất lớn đến mọi mặt hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Để thực hiện được các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM, đòi hỏi NHNN cần phải tiếp tục thực hiện một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, như sau:

4.3.1.1. Tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hệ thống ngân hàng

Bất kỳ một thay đổi nào trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với các chinh sách huy động vốn của các NHTM. Những ảnh hưởng này có thể theo hai chiều hướng trai ngược nhau hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát phù hợp, đảm bảo kắch thắch đầu tư, mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng đều đặn, giá trị đồng nội tệ ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân

hàng mở rộng khả năng huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhờ đó mà hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ được nâng cao. Ngược lại, môi trường kinh tế vĩ mô thường xuyên bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, hiệu quả huy động vốn giảm.

Để góp phần đưa nền kinh tế nước ta đi vào thế phát triển ổn định, gia tăng nguồn vốn huy động, Chắnh phủ và các ngành hữu quan cần làm tốt công tác quản lý ổn định vĩ mô nền kinh tế. Duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện ở bất kỳ hình thức nào cũng đều sử dụng vào các mục tiêu kinh tế.

Bên cạnh đó, phát triển và quản lý tốt thị trường vốn ở qui mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Kiện toàn về mặt tổ chức, thể chế và đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa của nhà nước là những bước đi cần thiết để thị trường vốn sớm được hoàn thiện và phát huy tác dụng.

Chắnh vì thế để nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTM, Chắnh phủ cần chỉ đạo NHNN và Bộ Tài chắnh điều hành, thực thi chắnh sách tiền tệ, chắnh sách tài khoá một cách hợp lý sao cho có thể tiếp tục kiềm chế lạm phát ở mức một con số, ổn định giá trị đồng nội tệ. Có làm được như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô mới ổn định, mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của các NHTM.

4.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh

Hiện nay, các NHTM Việt Nam vẫn đang sử dụng lãi suất là hình thức cạnh tranh chủ yếu trong hoạt động huy động vốn chứ không phải cạnh tranh giành ưu thế với khách hàng bằng chắnh chất lượng hoạt động của ngân hàng. Điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước với

quốc doanh. Các NHTM quốc doanh đang chiếm ưu thế hơn hẳn so với các NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài vì thế các ngân hàng này phải sử dụng lãi suất như là một công cụ chủ yếu để thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các NHTM nước ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chắnh, hiểu biết rõ pháp luật Việt Nam, cũng như sự lớn mạnh về cả số lượng lẫn quy mô của các NHTM cổ phần, các NHTM tư nhân. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chắnh sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước, giữa các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Hoạt động ngân hàng được xem là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, vì vậy Chắnh phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động này. Cần phải tạo ra quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh đa dạng và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các NHTM.

4.3.1.3. Điều chỉnh mức vốn pháp định của các TCTD phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng là rất cần thiết khi thị trường Việt Nam đang dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, bởi nó đảm bảo các ngân hàng sẽ có lượng vốn cần thiết để kinh doanh cũng như đảm bảo các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động. Thực tế, cạnh tranh trên thị trường tài chắnh Ờ ngân hàng trong những năm trở lại đây đã gay gắt hơn so với trước, nhất là khi thị trường nội địa rộng cửa hơn cho ngân hàng nước ngoài. Như vậy, nếu không tăng vốn điều lệ, các ngân hàng trong nước sẽ khó nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

4.3.1.4. Tăng cường thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD

Thanh tra là giải pháp mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm của TCTD, làm cho các TCTD hoạt động lành mạnh và hiệu quả. Nhất là trong thời gian gần đây, việc chấp hành các qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD chưa thực hiện đúng. Vì vậy, cần có sự thanh tra, giám sát của NHNN.

Bên cạnh việc thanh tra, giám sát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng. Việc công khai thông tin, một mặt giúp cho hoạt động của các ngân hàng lành mạnh hơn, mặt khác, giúp các khách hàng của ngân hàng theo dõi được hoạt động của ngân hàng, từ đó yên tâm đầu tư, gửi tiền.

Trong thời gian tới, đề nghị NHNN tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tắn dụng, ngân hàng. Cần theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động của các TCTD, xử lý đúng kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền. Khi có biểu hiện biến động lớn gây xáo động thị trường cần sử dụng biện pháp hành chắnh đủ mạnh và kịp thời để ngăn chặn, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ Ờ ngân hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Chính sách marketing đối với hoạt động huy động vốn tại khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 99 - 102)