II. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH
2. Công tác trả lương cho người lao độ ng
2.4.2 Lương kinh doanh (VLD2)
Lương kinh doanh trả cho từng người lao động chỉ được tạm chi hàng tháng do Giám đốc chi nhánh quyết định và chỉ được thanh toán khi quyết toán tiền lương hàng
28
năm. Lương kinh doanh tạm chi hàng tháng cho người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của chi nhánh .
Công thức tính :
VLD2 = HSLKD x HSĐC x HSHTCV x MLKDBQ Trong đó :
- VLD2 : Lương kinh doanh của từng người lao động
- HSLKD : Hệ số lương kinh doanh của từng người lao động - HSĐC : Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh
- HSHTCV : Hệ số mức độ hoàn thành công việc
- MLKDBQ : Mức lương kinh doanh bình quân một hệ số tại chi nhánh Phân tích công thức tính lương kinh doanh :
Hệ số lương kinh doanh của từng người lao động được xác định :
• Chức danh công việc đảm nhận đòi hỏi cấp trình độ được đào tạo
• Hiệu quả chất lượng công tác
• Thâm niên công tác
Hệ số lương kinh doanh của người lao động trong chi nhánh được xác định cụ thể trong bảng 4, bảng 5 dưới đây :
Bảng 4 :Bảng hệ số lương kinh doanh chức vụ tại chi nhánh
STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2 3 4 5 6 Giám đốc Phó giám đốc
Trưởng phòng và tương đương Phó Trưởng phòng và tương đương Giám đốc phòng giao dịch Phó giám đốc phòng giao dịch 8,75 8,15 5,25 4,80 5,70 4,95 9,75 9,15 6,75 6,30 7,20 6,45 - - 8,25 7,80 8,70 7,95
29
( Nguồn phòng hành chính nhân sự )
Bảng 5 : Bảng hệ số luơng kinh doanh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ
Bảng 5-1 :Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ
STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2 3 4 5 6
Chuyên viên cao cấp , kinh tế viên cao cấp Chuyên viên chính , kinh tế viên chính Chuyên viên , kinh tế viên
Cán sự , kỹ thuật viên , thủ kho , thủ quỹ Văn thư, phục vụ , tạp vụ , bảo vệ
Lao động phổ thông chưa qua đào tạo
10,80 7,75 4,35 3,00 2,95 1,50 12,80 8,75 5,85 5,00 4,70 3,95 - 9,75 7,35 6,00 5,70 4,95 Bảng 5-2 : Bảng lương lái xe STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1 2
Lái xe con , xe dưới 20 ghế Lái xe từ 20 ghế đến dưới 40 ghế 3,10 3,70 4,10 4,70 5,10 5,70 ( Nguồn phòng hành chính nhân sự )
Trong bảng 4 : Bảng hệ số lương kinh doanh chức vụ thì:
- Với các chức danh Giám đốc, phó giám đốc: thì có 2 bậc lương kinh
doanh :
Bậc 1: áp dụng đối với trường hợp có thời gian bổ nhiệm dưới 3 năm
30
Bâc 2: áp dụng đối với trường hợp có thời gian bổ nhiệm từ 3 năm trở lên
- Với các chức danh còn lại: thì có 3 bậc lương kinh doanh:
Bâc1: Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 6 năm .
Bâc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 9 năm
Bâc 3 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên từ 9 năm trở lên và trường hợp được hưởng ngạch lương Kinh tế viên chính .
Trong bảng 5: Bảng hệ số lương kinh doanh viên chức chuyên môn, thừa hành, phục vụ thì :
- Chức danh kinh tế viên cao cấp có: 2 bậc lương kinh doanh
Bậc 1: Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên cao cấp dưới 6 năm
Bâc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian giữ ngạch lương Kinh tế viên cao cấp từ 6 năm trở lên
- Chức danh Kinh tế viên chính : có 3 bậc lương kinh doanh :
Bâc 1 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng lương Kinh tế viên chính có thời gian dưới 6 năm
Bậc 2 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng lương Kinh tế viên chính từ 6 năm đến dưới 12 năm
Bậc 3 : Áp dụng đối với trường hợp hiện hưởng lương Kinh tế viên chính từ 12 năm trở lên
- Chức danh Kinh tế viên: Có 3 bậc lương kinh doanh :
Bậc 1: Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên dưới 6 năm
Bậc 2: Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên từ 6 năm đến dưới 9 năm
31
Bậc 3: Áp dụng đối với trường hợp giữ ngạch lương Kinh tế viên
từ 9 năm trở lên .
- Chức danh Cán sự , thủ kho , thủ quỹ : Có 3 bậc lương kinh doanh
Bâc 1: Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng dưới 6 năm
Bậc 2: Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 6 năm đến dưới 10 năm
Bậc 3: Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 10 năm trở lên .
- Chức danh văn thư , phục vụ , bảo vệ , lái xe…: Có 3 bậc lương kinh
doanh
Bậc 1 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng dưới 4 năm .
Bậc 2 : Áp dụng đối với trường hợp có thời gian xếp lương ở ngạch lương hiện hưởng từ 4 năm đến dưới 6 năm
Bậc 3 : Áp dụng đối với các trường hợp có thời gian giữ ngạch lương hiện hưởng từ 6 năm trở lên .
Tóm lại việc xếp chuyển bậc lương kinh doanh đã thể hiện được sự đãi ngộ đối với những lao động làm việc lâu năm trong chi nhánh .
Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh : Được áp dụng đối với các cán bộ quản lý bởi tính chất phức tạp và đặc thù trong công việc họ phải đảm nhận . Trường hợp đặc biệt là cán bộ tin học chuyên trách nếu có bằng kỹ sư tin học , được hưởng hệ
số điều chỉnh: tối đa 1,5 ( dùng để thu hút các cán bộ tin học có trình độ cao về làm
việc trong chi nhánh ) . Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh tại chi nhánh được xác định cụ thể trong bảng 6 sau :
Bảng 6 : Bảng hệ sốđiều chỉnh lương kinh doanh
32 1 2 3 4 5 6 Giám đốc Phó giám đốc
Trưởng phòng và tương đương Phó trưởng phòng và tương đương
Giám đốc PGD Phó giám đốc PGD 1,40 1,30 1,20 1,10 1,35 1,25 ( Nguồn phòng hành chính nhân sự )
Xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động
HSHTCV = HSHTCTKH x HSCHNQ Trong đó :
- HSHTCV : Hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động - HSHTCTKH : Hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động - HSCHNQ : Hệ số chấp hành nội quy của từng người lao động
Tuy nhiên hiện nay chi nhánh chưa xây dựng xong các chỉ tiêu để xác định hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động nên khi trả lương kinh doanh cho người lao động thì HSHTCTKH được tính bằng 1
Hệ số chấp hành nội quy nội quy lao động của từng người lao động được xác định như sau :
- Xác định điểm thực hiện : theo các tiêu chí cho điểm và khung điểm sau :
• Chấp hành thời giờ làm việc :
Điểm tối thiểu : 0 điểm
Điểm tối đa :10 điểm
• Vi phạm trật tự trong cơ quan, an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc và bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ trong kinh doanh nhưng không
33
gây hậu quả; vi phạm nội quy, quy chế điều hành đã được người sử dụng lao động nhắc nhở và chứng minh có vi phạm :
Điểm tối thiểu : 0 điểm
Điểm tối đa : 10 điểm
• Vi phạm quy trình nghiệp vụ có sai sót đã được kiểm tra phát hiện do nguyên nhân chủ quan nhưng không đến mức phải kỷ luật bằng văn bản :
Điểm tối thiểu : 0 điểm
Điểm tối đa : 10 điểm
- Hệ số chấp hành nội quy lao động : Căn cứ vào kết quả chấm điểm thực hiện nội quy lao động , sẽ xác định khoảng điểm tương ứng với khung hệ số chấp hành nội quy lao động từ : 0,8 – 1 điểm .
- Hệ số mức độ hoàn thành công việc của người lao động về bản chất thì giống với hiệu quả chất lượng công tác dùng làm căn cứ để tính hệ số lương kinh doanh của người lao động đều dùng để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Thế nhưng hiệu quả chất lượng công tác dùng để đánh giá hiệu quả thực hiên công việc của một nhóm người lao động có cùng chức vụ .Tiêu thức dùng để đánh giá hiệu quả chất lượng công tác đó là :
• Tư duy , chủ động sáng tạo của người lao động
• Tính nhạy bén khi xử lý công việc của người lao động
• Trách nhiệm và mức độ ảnh hưởng trong công việc của người lao động Tiêu thức dùng để đánh giá hiệu quả chất lượng công tác này mang tính chủ quan không thực sự đánh giá rõ được hiệu quả chất lượng công tác.
Còn hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động dùng để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của từng người lao động . Tiêu thức dùng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động đó là :
- Hệ số chấp hành nội quy của từng người lao động
34
Các căn cứ dùng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng người lao
động có thể định lượng một cách rõ ràng đảm bảo được sự khách quan khi đánh giá
hiệu quả thực hiện công việc của từng người lao động
Mức lương kinh doanh bình quân 1 hệ số: Do NHNN & PTNN Việt Nam
quy định. Năm 2008, mức lương kinh doanh bình quân 1 hệ số của chi nhánh =
650.000 đồng/hệ số/tháng.
Ví dụ minh họa : Bà Nguyễn Thị Thoa giám đốc phòng giao dịch trong tháng X được nhận 100% lương kinh doanh :
- Do đã có hơn 9 năm hưởng lương Kinh tế viên nên hệ số lương kinh doanh của bà được xếp vào bậc 3 : HSLKD = 8,7.
- Với chức danh là giám đốc phòng giao dịch nên bà được hưởng hệ số điều chỉnh hệ số luơng kinh doanh là : HSĐC = 1,35.
- Với việc không vi phạm nội quy lao động nào trong tháng này nên hệ số mức độ hoàn thành công việc của bà sẽ là : HSHTCV = 1.
Như vậy lương kinh doanh mà bà Nguyễn Thị Thoa được hưởng sẽ là ( nếu được chi 100% ) sẽ là :
VLD2 = 8,7 x 1,35 x 1 x 650.000 = 7.634.250 đồng Nhận xét :
Lương kinh doanh trả cho người lao động có ưu điểm đó là:
- Khuyến khích người lao động tích cực học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hệ số lương kinh doanh của mình
- Khuyến khích được cán bộ công nhân viên trong các phòng ban, nghiệp vụ, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh phối hợp có hiệu quả với nhau để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên lương kinh doanh trả cho người lao động tại chi nhánh cũng có những nhược điểm như :
35
- Tiêu thức để đánh giá hiệu quả chất lượng công tác dùng làm cơ sở để đánh giá hệ số lương kinh doanh của người lao động mang tính chủ quan rất khó để đánh giá một cách công bằng .
- Chi nhánh chưa xác định được chỉ tiêu để xác định hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động nên khi tính lương kinh doanh trả cho người lao động hệ số này được tính bằng 1. Việc này sẽ dần tới tình trạng một số cán bộ trong chi nhánh không cố gắng hoàn thành tốt các kế hoạch được giao nhưng vẫn được hưởng lương kinh doanh như những cán bộ hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Điều này dẫn tới sự không công bằng trong trả lương kinh doanh cho người lao động trong chi nhánh .
- Hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động được xác định bởi 2 hệ số là : Hệ số mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động và hệ số chấp hành nội quy lao động của người lao động đó.Cách xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động này ở chi nhánh không hợp lý ở chỗ đó là coi việc chấp hành nội quy của người lao động quan trọng như việc người lao động hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Điều này dẫn tới tình trạng người lao động có thể quá chú ý đến việc chấp hành nội quy mà không chú ý nhiều đến việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà mình được giao.
- Việc khuyến khích người lao động tích cực làm việc bị hạn chế vì lương kinh doanh của người lao động phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động thế nhưng chi nhánh chỉ mới tính tới hệ số chấp hành nội quy mà chưa tính tới hệ số hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của từng người lao động.Mặc dù trong khi tính hệ số lương kinh doanh của người lao động có căn cứ vào hiệu quả chất công tác nhưng hiệu quả chất lượng công tác này dùng để tính chung cho một nhóm người lao động có cùng chức vụ chứ không phải để xác định hiệu quả chất lượng công tác của từng người lao động. Hơn nữa tiêu thức dùng để đánh giá hiệu quả chất lượng công tác lại mang tính chủ quan rất khó để đánh giá một cách công bằng. Do đó đã hạn chế việc khuyến khích người lao động tích cực làm việc và có trách nhiệm với công việc của mình
36