TÀI CHÍNH TRÊN TOÀN CẦU NGÀY NAY
Ngày nay, trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung thì mới chỉ có dịch vụ tài chính thực sự mang tính toàn cầu. Các thị trường tài chính chuyển dịch nhanh chóng được hỗ trợ đắc lực từ công nghệ thông tin khiến giao dịch tài chính vượt khỏi biên giới các quốc gia và làm cho hoạt động đầu tư quốc tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các quy định hạn chế của các Chính phủ đã được
dỡ bỏ tại hầu hết các trung tâm tài chính lớn và người nước ngoài được khuyến khích đầu tư. Điều này đã tạo ra một bức tranh toàn cảnh năng động với hàng loạt cơ hội đầu tư. Nhưng cũng chính vì thế mà Chính phủ các nước một phần lại chịu sự tác động không nhỏ trong quá trình quản lý nguồn tài chính công của mình.
Điều này không có gì mới từ khi chiến tranh Thế giới lần
thứ hai kết thúc, nhiều Chính phủ đã nới lỏng hạn chế đồng tiền của mình để kêu gọi sự đầu tư, phát triển và hình thành nên một thị trường tài chính khổng lồ trên toàn cầu ngày nay.
Trao đổi xuyên biên giới
Các thị trường tài chính khác cũng nhanh chóng đi theo tiền lệ này. Các thị trường trái phiếu Chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu đều bắt đầu xây dựng các đường dẫn dựa trên công nghệ mới có tốc độ nhanh hơn. Bốn mươi năm trước đây, Gordon Moore, một trong những người sáng lập người khổng lồ sản xuất phần mềm Intel, đã trình bày luận điểm của mình (Định luật Moore) cho rằng tốc độ xử lý vi mạch có thể tăng lên gấp đôi sau mỗi hai năm. Các bộ xử lý vi mạch mới có tốc độ nhanh hơn có khả năng làm gia tăng
40
nhanh chóng những giao dịch tài chính trên toàn cầu. Cho nên, các nguồn vốn cũng được dịch chuyển đi khắp nơi, không những ngồn vốn tư nhân mà còn là nguồn vốn công của các Chính phủ thông qua các kênh đầu tư, liên kết, …
Chu kỳ truyền thống
Thế nhưng theo truyền thống, nền kinh tế toàn cầu đã từng trải qua nhiều thời kỳ dài phát triển thịnh vượng trước khi lâm vào khủng hoảng có tính chu kỳ. Những đợt suy thoái này thường được châm ngòi bởi bong bóng tài sản nổ tung ở một nơi, một Chính phủ hay quốc gia nào đó. Và tính chu kỳ này cũng không thay đổi cho đến thập niên đầu của thế kỷ 21 này.
Khi nền kính tế toàn cầu rối loạn, khủng hoản nợ công xuất hiện
Khi nền kinh tế toàn cầu bất ổn thì cũng là lúc nền tài chính toàn cầu diễn ra phức tạp với sức công phá nặng nề, đây là nỗi ám ảnh không chỉ dành cho giới đầu tư tư nhân và cho cả Chính phủ trong quá trình quản lý nợ công của mình. Việc ngăn chặn sự tàn phá khủng khiếp của các cuộc khủng hoảng tài chính này không còn nằm trong phạm vi hay khả năng của một quốc gia mà trở thành trách nhiệm và sự nỗ lực chung của tất cả các nước, không những trong khu vực mà là trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, tùy theo đặc thù của nền kinh tế như mức độ hội nhập và trình độ phát triển mà có thể có những giải pháp riêng. Trong đó, các giải pháp liên quan đến hệ thống thông tin tài chính giữa các thị trường tài chính với nhau, giữa các Chính phủ, các tổ chức tài chính lớn trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ dừng ở đó, việc chia sẻ thông tin về khủng hoảng tài chính cũng cần phải được thực hiện đến các thành phần kinh tế, người dân trong phạm vi một quốc gia là cần thiết khi chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công hay trong quá trình quản lý tài chính công của mình một cách thông minh khi hội nhập vào tiến trình chung này. Bởi lẽ, khi mọi biên giới đã được hạ xuống bất luận chúng ta thích hay không thích thì những công ty siêu khổng lồ, những gói viện trợ làm cho chúng ta không có được tự do sẽ tiến vào nuốt chửng tất cả các doanh nghiệp địa phương và cũng sẽ phớt lờ các lợi ích của người dân chúng ta để tìm kiếm sự ảnh hưởng hay tác động. Và mối quan tâm duy nhất của họ là kiếm được nhiều tiền, cho đến khi họ muốn rút ra để giảm lỗ hoặc tối đa hóa lợi nhuận mà không hề cảm thấy tội lỗi, nếu như việc rút nguồn vốn ấy là đột ngột gây ra một sự rối ren về kinh tế, xã hội và phá sản hàng loạt. Để lại cho Chính phủ chúng ta những khoản nợ phát sinh để bình ổn nền kinh tế và xã hội sau đó. Đây là điều mà Chính phủ phải nhìn nhận, đánh giá để xây dựng một mối liên kết nhất định, đủ để tin tưởng trong quá trình hội nhập ngày nay nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể có trong tương lai – khủng hoảng nợ công – tác động đến chính trị và xã hội của chúng ta.
41
Quản lý tài chính công như thế nào để rồi dẫn đến khủng hoảng nợ công của một quốc gia, một khu vực thì không phải ngày nay mới xảy ra để chúng ta nghiên cứu, tìm cách hạn chế, giải quyết những tác động của nó đối với sự phát triển nói chung, mà trong lịch sử các hình thái kinh tế - xã hội tồn tại cũng đã xảy ra đối với các mô hình nhà nước tương ứng. Đây là điều mà các nhà quản lý kinh tế, quản lý nhà nước đã và đang phải làm. Thế nhưng, việc nghiên cứu và vận dụng đến đâu để mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội là không đơn giản, vì mỗi thời mỗi khác, mỗi quốc gia mỗi khác và mức độ, cường độ cũng khác nhau cho dù nó có cùng công thức chung đi chăng nữa.
Cho nên, việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có sâu rộng đến đâu thì cũng không thể đưa ra được một giải pháp, một phương án tối ưu và toàn diện cho quá trình quản lý nợ công, hạn chế sự tác động của khủng hoảng nợ công đối với một Chính phủ ở một quốc gia nhất định được. Vấn đề là chúng ta vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn để mang lại một kết quả tương đối, nhất định mà thôi.
---
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - PGS.TS Dương Thị Bình Minh 2. KINH DOANH TOÀN CẦU NGÀY NAY – GS.TS Nguyễn Đông Phong 2. KINH DOANH TOÀN CẦU NGÀY NAY – GS.TS Nguyễn Đông Phong 3. TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG HIỆN THỰC – Mahathir Mohamad 4. CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Song Hong Binh
5. Tạp chí, bài báo, … đã được đăng trên mạng Internet của các Chuyên gia phân tích tài chính trong và ngoài nước. tích tài chính trong và ngoài nước.