Theo số liệu được Ireland công bố những năm trước khi khủng hoảng như sau:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ công/GDP (%) 31,2 31,2 26,7 22,8 21,1 64,8 94,2
Dựa vào số liệu thống kê, ta thấy tỉ lệ Nợ công/GDP từ năm 2008 trở về trước đều không quá 35%, đến năm 2009 và 2010 đều tăng mạnh, lần lượt là 64.8% và 94.2%, đều vượt qua ngưỡng an toàn (> 60%) nên nguy cơ khủng hoảng nợ công rất lớn, thêm vào đó là tình hình bất ổn của hệ thống ngân hàng, bong bóng bất động sản và tình trạng thâm hụt ngân sách, từ đó dẫn đến khủng hoảng.
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP của Ireland
Năm Nợnước ngoài
(Tỉ USD)
GDP
(Tỉ USD) Nợnước ngoài/GDP (%)
2004 1052 185 5.68 2005 1336 201 6.63 2006 1763 221 7.95 2007 2267 259 8.73 2008 2355 266 8.84 2009 2384 227 10.5
25
Tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP của Ireland cũng gia tăng đáng kể qua các năm, trong khi các nước trong PIGS khác (Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP chỉ dao động trên dưới 2% thì tỉ lệ nợ nước ngoài/GDP của Ireland lại đi lên và tăng mạnh từ 4.15% năm 2002 đến 10.5% năm 2009.
Tình trạng thâm hụt ngân sách:
Từ năm 2008 đến năm 2010, giá nhà ở Ireland giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động. Hệ thống ngân hàng, theo đó có nguy cơ đổ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao. Vào hạ tuần tháng 9/2010, Ireland đã bơm gần 23 tỷ EUR vào ngân hàng Anglo Irish. Chính phủ Ireland đã bơm khoảng 50 tỷ euro cho hệ thống ngân hàng nhưng vẫn không thể cứu vãn tình hình và khiến thâm hụt ngân sách của nước này ở mức kỷ lục (chiếm tới 32% GDP năm 2010).
Với kế hoạch trên, Ireland hy vọng sẽ giảm mức thâm hụt ngân sách từ 32% GDP về 3% GDP (theo Hiệp ước Tăng trưởng và Ổn định của châu Âu), phấn đấu đạt mức tăng
26
trưởng trung bình 2,75% trong giai đoạn 2011-2014, đặc biệt giảm tỷ lệ thất nghiệp từ trên 13% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2014.
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công
Các ngân hàng nước này ngày càng phải gánh nhiều nợ xấu sau khi đã tăng cho vay quá mạnh trong thời kỳ kinh tế nước này tăng trưởng mạnh và bong bóng bất động sản phình to. Khi thị trường bất động sản nước này sụp đổ, nhiều phần trong các khoản cho vay bất động sản này trở thành nợ xấu và các ngân hàng đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tương tự như trường hợp của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của mình, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA (National Asset Management Agency) vào năm 2009 để nhận hầu hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland.
Các ngân hàng của Ireland sẽ “bán” lại các khoản nợ xấu này cho chính phủ để đổi lấy trái phiếu chính phủ. Như vậy, nói cách khác Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này, những khoản nợ tư nhân, thành “tài sản tệ hại” (toxic assets) mà chính phủ phải quản lý, nghĩa là trở thành tài sản công (nhưng đang liên tục mất giá) và lấy tiền của ngân sách để bù đắp cho các tổn thất của nó. NAMA có trách nhiệm quản lý các tài sản này và cố gắng đem lại lợi nhuận tốt nhất cho ngân sách.
Điều này chỉ có thể xảy ra khi thị trường nhà hồi phục, nếu không, bản thân NAMA sẽ tiếp tục cần cứu giúp để có thể tồn tại và tiền cứu giúp lại sẽ phải đến từ ngân sách. Trước sau gì thì cách thức dùng tiền chính phủ để duy trì các tài sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bơm vốn để vực dậy khu vực ngân hàng của Ireland cũng sẽ buộc nước này phải liên tục đi vay mượn và chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ không còn khả năng chi trả nữa và phải đến cầu viện nước ngoài.
Vì vậy, khủng hoảng nợ của Ireland thực tế là do chính phủ phải đi cứu trợ cho hệ thống ngân hàng nước này, khiến nợ xấu từ khu vực tư nhân tạo thành gánh nặng nợ nần của chính phủ và cuối cùng chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU và IMF để có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình.
Tác động của nợ công đến tình hình tài chính tiền tệ
Uy tín tín dụng trên thị trường quốc tế giảm:
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 19/07/2010 cắt giảm một bậc xếp hạng của Ireland từ Aa1 xuống Aa2 và nâng chi phí cho vay của nước này.
Ngày 6/10/2010 công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch đã hạ mức tín nhiệm của Ireland từ A+ xuống AA- và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng ở nước này tiếp tục giảm. Người tiêu dùng giảm sút lòng tin đối với đồng nội tệ hay chính sách công của chính phủ thì hành vi tiêu dùng, hành vi tiết kiệm hay hành vi đầu tư của họ cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Đến tháng 11/2010, S&P hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Ireland 2 bậc từ mức A xuống AA-, triển vọng ngắn hạn bị điều chỉnh giảm xuống A-1 từ mức A-1+.
27
Những nhà đầu tư đã mua trái phiếu của Ireland đều bán ra ồ ạt bởi gói cứu trợ trị giá khoảng 100 tỷ USD mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cam kết sẽ dành cho Ireland dường như không đủ sức phục hồi niềm tin cho thị trường. Với mức lãi suất khá cao, Ireland gần như không thể phát hành trái phiếu mới. Hơn nữa, chi phí bảo lãnh cho trái phiếu của các nước này cũng tăng vọt. Hợp đồng bảo hiểm khả năng vỡ nợ (CDS) kỳ hạn 10 năm của trái phiếu chính phủ Ireland đã lên tới mức 595 điểm phần trăm. Như vậy, cứ 10 triệu Euro nợ dài hạn của Ireland sẽ mất 595.000 Euro phí bảo lãnh (cao nhất so với các nước trong khu vực).
Trái phiếu Ireland còn gặp khó vì một trong những trung tâm thanh toán lớn nhất châu Âu là LCH.Clearnet gần đây liên tục tăng phí đánh vào giao dịch trái phiếu của nước này, với lý do chi phí vay vốn của Ireland tăng. Điều này càng khiến các ngân hàng của Ireland, vốn sử dụng trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho hoạt động, càng phụ thuộc vào nguồn vốn từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tốc độtăng trưởng GDP giảm:
Mức tăng trưởng GDP bình quân ở Ireland từ 3.5% đến 8% trong giai đoạn 2004 – 1/2008, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng từ 2/2008 đến này tốc độ tăng GDP giảm mạnh, giảm 1% năm 2010, 7,6% năm 2009 và 3,5% năm 2008.
Nguyên nhân chủ yếu do mọi chi phí ở Ireland, từ tiền lương tới vật liệu đầu vào, cùng tăng. Cùng với đó, nền kinh tế này chuyển từ chỗ phát triển bùng nổ nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu sang phát triển bong bóng nhờ các giao dịch mua bán nhà đất và các dự án xây dựng. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng cho vay không kiểm soát trong thời kỳ thị trường nhà đất tăng chóng mặt, và tới năm 2009, thua lỗ từ những khoản nợ xấu bắt đầu chất cao như núi, buộc Dublin phải chi hàng chục tỷ Euro để cứu các ngân hàng…khiến tốc độ tăng GDP giảm mạnh.
Nền kinh tế đã thoát suy thoái trong quý III năm 2009, với GDP tăng trưởng 0,3% trong quý này, tăng trưởng GDP thực tế của Ireland đã giảm mạnh, dự báo chỉ đạt 2,75% mỗi năm trong thời gian từ năm 2011-2014.
Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Ireland (ESRI) ngày 20/1 đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP nước này năm 2011 từ 2,25% hồi tháng 10/2010 xuống 1,5%. ESRI cho
28
rằng, kinh tế Ireland sẽ chỉ tăng trưởng trở lại trong năm 2012 với mức tăng GDP dự kiến là 2,25%. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách của Ireland được dự báo sẽ ở mức 9,6% GDP năm 2011 và 7,8% GDP năm 2012.
Thất nghiệp và lạm phát:
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở Ireland năm 2007 là gần 5%. Sau đó tỷ lệ này đã tăng lên đến 11.8% năm 2009 và 13.7% năm 2010. Dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tại Irelavà sẽ chạm ngưỡng 13,5% năm 2011 và 13% năm 2012.
Năm 2008, tỉ lệ lạm phát của Ireland là 4.06%. Từ 1/2009 đến 1/2010, Ireland có tỉ lệ tăng trưởng lạm phát âm, cụ thể tỉ lệ lạm phát trong năm 2009 là -4.46%. Đầu năm 2010, lạm phát chỉ gia tăng nhẹ từ 0% – 1%,do vậy tỉ lệ lạm phát trung bình năm 2010 là – 0.93%. Những tháng đầu năm 2011, tỉ lệ lạm phát có gia tăng, trung bình lạm phát 3 tháng đầu năm là 2.51%.
29
Các biện pháp đối phó với khủng hoảng
Cắt giảm chi tiêu:
Quốc hội Ireland tối ngày 7/12/2010 đã thông qua chính sách thắt lưng buộc bụng năm 2011 trong lúc chuẩn bị nhận viện trợ tài chính 85 tỉ euro từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, nước này sẽ tăng thuế với tất cả người lao động và cắt giảm phúc lợi xã hội, nhằm tiết kiệm khoảng 6 tỷ euro vào năm tới. Trợ cấp cho trẻ em từ chính phủ sẽ giảm 40 euro/tháng, trợ cấp thất nghiệp giảm 8 euro/tuần. Những người nhận lương hưu trên 12.000 euro/năm sẽ bị cắt giảm. Thuế đánh trên xăng dầu tăng. Tuy nhiên, thuế đối với phí du lịch giảm nhằm thu hút du khách. Ngoài ra, viên chức công bị cắt giảm lương. Thủ tướng bị giảm 14.000 euro/năm, các bộ trưởng sẽ bị cắt 10.000 euro/năm. Tổng thống nước này cũng tự nguyện giảm lương trong năm 2011 xuống mức như người mới được bổ nhiệm, khoảng 250.000 euro/năm.
Ngân sách năm 2011 là ngân sách hạn hẹp nhất trong kế hoạch thắt lưng buộc bụng 4 năm tới của Ireland nhằm tiết kiệm 15 tỉ bảng Anh, gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nước này, nhằm đưa thâm hụt ngân sách về giới hạn trần 3% GDP của EU vào năm 2014.