NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Khủng khoản nợ công và những tác động (Trang 30 - 32)

Khi khu vực kinh tế tư nhân không đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng. Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khoá mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt. Việc sử dụng chính sách tài khoá mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên. Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới

nguy cơ mất khả năng trả nợ của Chính phủ, nếu tổng số nghĩa vụ nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công.

Nhìn chung, trang trải thâm hụt ngân sách bằng vay trong nước hay vay nước ngoài đều có những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường kinh tế vĩ mô. Ở các nước đang phát triển, thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháp hỗn hợp giữa vay trong nước và vay nước ngoài. Kết cấu hỗn hợp này phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn vốn trong nước, lãi suất và các điều kiện vay nước ngoài.

30

Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn vay trong nước, khi đó một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ. Việc huy động này sẽ tác động đến thị trường vốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao. Lãi suất tăng đến lượt nó làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, có thể dẫn đến “hiệu ứng kéo lùi đầu tư” (crowding-out effect).

Trong trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, tác động kéo lùi đầu tư có thể được hạn chế, do Chính phủ sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngoài thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước. Việc sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, vay nước ngoài lại có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế. Trong thời gian đầu, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Mặc dù sẽ có những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cán cân thương mại, song những tác động này chỉ trong ngắn hạn. Còn trung và dài hạn thì việc Chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước.

Xét về mặt này, vay trong nước an toàn hơn vay nước ngoài, vì trong trường hợp gánh nặng nợ trong nước vượt quá khả năng thu ngân sách, chính phủ vẫn còn một phương sách cuối cùng là phát hành tiền để trang trải các khoản nợ và chấp nhận các rủi ro về tăng lạm phát, trong khi không thể làm như vậy đối với các khoản nợ nước ngoài.

Khủng hoảng nợ công có thể xảy ra sẽ biểu hiện qua:

Một là, xuất khẩu giảm: Cuộc khủng hoảng nợ kéo theo một loạt hệ quả tất yếu: tăng

trưởng GDP giảm sút, thất nghiệp tăng cao đăc biệt lạm phát tăng cao cũng là vấn đề nan giải. Dưới tác động của nợ công làm cho xuất khẩu và tăng trưởng GDP suy giảm.

Hai là, giá vàng bùng nổ: Khi xảy ra khủng hoảng nợ công kéo theo đó là sự bất ổn về sức mạnh của đồng tiền. Nơi trú ẩn an toàn của tài sản là vàng, vàng luôn là tiền thật trước khủng hoảng nợ công. Và khi người dân đổ xô mua vàng tất yếu sẽ là cho giá vàng tăng cao.

Ba là, những biến động khó lường về tỷ giá ngoại tệ, từ đó tạo ra những rủi ro nhất định

trong việc vay và trả vốn bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như trong hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại.

Bốn là, lạm phát tăng cao: Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều

chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vì trong tính toán chỉ tiêu của chính phủ, người ta tinh toán các khoản trả lải vay theo lãi suất danh nghĩa trong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ nên tính theo lãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỉ lệ lạm

31

phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này là rất lớn.

Một phần của tài liệu Khủng khoản nợ công và những tác động (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)