Tác dụng giải lo âu của cao chiết ban di thực trên chuột chịu stress do

Một phần của tài liệu Đánh giá độc tính và tác dụng giải lo âu, chống trầm cảm của cao chiết ban di thực (hypericum perforatum l ) trên động vật thực nghiệm (Trang 40 - 45)

chuột chịu stress do nuôi cô lập

3.1.1. Tác dụng giải lo âu của cao chiết ban di thực trên chuột chịu stress do nuôi cô lập cô lập

Mô hình không gian mở

Ảnh hưởng trên thời gian vào vùng trung tâm của imipramin, chế phẩm Laif và cao chiết ban di thực ở hai nhóm chuột nuôi bầy đàn và chuột chịu stress do cô lập được trình bày ở hình 3.1.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian vào vùng trung tâm của chuột đã gây stress cô lập

* Nhận xét:

- Trên chuột chịu stress do cô lập biểu hiện giảm khả năng khám phá, thể hiện ở sự giảm có ý nghĩa thời gian chuột lưu lại vùng trung tâm so với nhóm bầy đàn (p < 0,01).

- Imipramin liều 8 mg/kg làm tăng khả năng khám phá của chuột rõ rệt, làm tăng có ý nghĩa thời gian chuột lưu lại vùng trung tâm so với nhóm chứng chịu stress do nuôi cô lập (p < 0,01).

- Laif liều 1000 mg/kg không ảnh hưởng tới khả năng khám phá của chuột, không làm thay đổi có ý nghĩa thời gian chuột lưu lại vùng trung tâm so với nhóm chứng chịu stress do nuôi cô lập (p > 0,05).

- Tác dụng của cao chiết ban di thực phụ thuộc vào liều, thể hiện ở mức liều 480 mg/kg làm tăng khả năng khám phá của chuột, làm tăng có ý nghĩa thời gian chuột lưu lại vùng trung tâm so với nhóm chứng chịu stress do nuôi cô lập (p < 0,05); liều 240 mg/kg không thể hiện tác dụng này. Tác dụng này tương đương imipramin.

Mô hình chữ thập nâng cao

Tác dụng của imipramin, chế phẩm Laif và cao chiết ban di thực ở hai nhóm chuột nuôi bầy đàn và chuột chịu stress do cô lập trên mô hình chữ thập nâng cao được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian lưu lại tay hở và số lần di chuyển vào tay hở của chuột đã gây stress cô lập

Chuột/mẫu thử n Thời gian lƣu lại tay hở (giây) Số lần vào tay hở Tổng số lần vào tay kín và tay hở 1 Bầy đàn- nước 10 93,7 ± 2,72 6,40 ± 0,45 18,70 ± 0,91 *p2-1 = 0,038 *p2-1 = 0,037 p2-1 = 0,237 2 Cô lập- nước 14 66,50 ± 11,57 3,93 ± 0,88 16,21 ± 1,59 3 Cô lập- Imipramin 8 mg/kg (tiêm) 9 105,44 ± 12,10 6,56 ± 0,77 16,44 ± 2,14 *p2-3 = 0,036 p2-3= 0,050 p2-3 = 0,931 4 Cô lập- Laif 1000 mg/kg 10 83,40 ± 12,35 6,10 ± 0,28 15,60 ± 0,76 p2-4 = 0,337 *p2-4 = 0,032 p2-4 = 0,732 5 Cô lập- cao ban

240 mg/kg

11 107,45 ± 10,74 9,36 ± 1,36 19,82 ± 2,16 *p2-5 = 0,019 **p2-5 = 0,002 p2-5 = 0,183

p3-5 = 0,902 p3-5 = 0,107 6 Cô lập- cao ban

480 mg/kg

12 102,08 ± 8,08 8,17 ± 0,73 19,50 ± 1,22 *p2-6 = 0,019 **p2-6 = 0,001 p2-6 = 0,124

p3-6 = 0,813 p3-6 = 0,149

Ghi chú: ** p < 0,01; * p < 0,05 so với nhóm chứng chịu stress

* Nhận xét:

- Trên chuột chịu stress do cô lập biểu hiện trạng thái lo âu rõ rệt, thể hiện ở sự giảm có ý nghĩa số lần di chuyển vào tay hở và thời gian lưu lại tay hở so với nhóm bầy đàn (p < 0,05).

- Imipramin liều 8 mg/kg thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt, làm tăng có ý nghĩa thời gian và số lần lưu lại tay hở so với nhóm chứng chịu stress do cô lập (p < 0,05). - Laif liều 1000 mg/kg làm tăng có ý nghĩa số lần lưu lại tay hở so với nhóm chứng chịu stress (p < 0,05) và có xu hướng tăng thời gian lưu lại tay hở so với nhóm chứng chịu stress tuy nhiên sự khác biệt chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Cao chiết ban di thực ở các mức liều 240 mg/kg và 480 mg/kg thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt, làm tăng có ý nghĩa thời gian và số lần lưu lại tay hở so với nhóm chứng chịu stress do cô lập (p < 0,05 và p <0,01 tương ứng). Tác dụng này tương đương với imipramin.

3.1.2. Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên chuột chịu stress do nuôi cô lập

Mô hình tương tác cộng đồng

Tác dụng của imipramin, chế phẩm Laif và cao chiết ban di thực ở hai nhóm chuột nuôi bầy đàn và chuột chịu stress do cô lập trên mô hình tương tác cộng đồng được trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.2.

Hình 3.2. Ảnh hưởng của mẫu thử lên số lần vào buồng có chuột/ buồng không có chuột của chuột đã gây stress cô lập

(** p < 0,01; * p < 0,05 so với nhóm chứng chịu stress) * Nhận xét:

Ở tất cả các lô: chuột bầy đàn, chuột chịu stress do nuôi cô lập, chuột chịu stress do cô lập sau khi dùng imipramin liều 8 mg/kg hoặc chế phẩm Laif liều 1000 mg/kg hoặc cao chiết ban di thực liều 240 mg/kg, 480 mg/kg đều có số lần bước

vào buồng có chuột đồng loại và buồng không có chuột không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian vào buồng có chuột/ buồng không có chuột của chuột đã gây stress cô lập

Chuột/mẫu thử n Thời gian vào buồng có

chuột

Thời gian vào buồng không có chuột p 1 Bầy đàn- nước 12 328,75 ± 33,74 165,58 ± 24,84 **p1 = 0,001 2 Cô lập- nước 11 190,18 ± 28,06 248,45 ± 36, 43 p2 = 0,220 3 Cô lập- Imipramin 8 mg/kg (tiêm) 11 258,73 ± 17,86 158,73 ± 16,57 **p3 = 0,001 4 Cô lập- Laif 1000 mg/kg 10 297,70 ± 27,67 161,80 ± 33,29 **p4 = 0,006

5 Cô lập- cao ban 240 mg/kg

13 271,62 ± 20,04 172,23 ± 22,46 **p5 = 0,003

6 Cô lập- cao ban 480 mg/kg

11 265,64 ± 14,50 189,18 ± 15,98 **p6 = 0,002

Ghi chú: ** p < 0,01; * p < 0,05 so với nhóm chứng chịu stress

* Nhận xét:

- Chuột nuôi bầy đàn có thời gian bước vào buồng có chuột đồng loại nhiều hơn so với thời gian bước vào buồng không có chuột, sự khác biệt này đạt mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

- Đối lập với chuột bầy đàn, chuột chịu stress do nuôi cô lập có thời gian bước vào buồng có chuột đồng loại và buồng không có chuột không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chuột cô lập có xu hướng sử dụng nhiều thời gian ở buồng không có chuột hơn buồng có chuột đồng loại.

- Chuột chịu stress do cô lập sau khi dùng imipramin liều 8 mg/kg hoặc chế phẩm Laif liều 1000 mg/kg có thời gian bước vào buồng có chuột nhiều hơn thời gian bước vào buồng không có chuột và sự khác biệt này đạt mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

Một phần của tài liệu Đánh giá độc tính và tác dụng giải lo âu, chống trầm cảm của cao chiết ban di thực (hypericum perforatum l ) trên động vật thực nghiệm (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)