Dạng thù hình của tiểu phân nano MGF

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hỗn dịch nhỏ mắt nano mangiferin (Trang 62 - 66)

3.5.1.1. Hình dạng tiểu phân

Để quan sát hình ảnh tiểu phân nano MGF, chúng tôi đã sử dụng kính hiển vi điện tử quét (SEM) với mẫu là tủa MGF thu đƣợc sau quá trình bào chế, dàn mỏng và để khô trong điều kiện nhiệt độ phòng. Quan sát mẫu dƣới những độ phóng đại khác nhau, kết quả cho thấy hầu nhƣ các tiểu phân đều có hình que, kích thƣớc

52

trong vùng nanomet (hình 3.8). Tuy nhiên trên hình ảnh có hiện tƣợng dính, kết tụ giữa các tiểu phân. Nhằm hạn chế tình trạng này chúng tôi đã tiến hành quan sát trên kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) với mẫu là tủa MGF thu đƣợc sau khi bào chế, đƣợc phân tán trong nƣớc sau đó làm khô trong môi trƣờng chân không.

Trên hình ảnh TEM (hình 3.9), có thể nhận thấy các tiểu phân có hình khối rõ ràng, chủ yếu là hình que, có góc cạnh. Hầu hết các tiểu phân đều có kích thƣớc < 1 micromet. Kết quả quan sát trên kính hiển vi điện tử (SEM và TEM) khá phù hợp với kết quả đo trên máy Zetasizer ZS90, mẫu đo đƣợc có kích thƣớc trung bình 421,6 nm; PDI là 0,121.

Hình 3.8: Tiểu phân nano MGF quan sát trên kính hiển vi điện tử quét

53

3.5.1.2. Cấu trúc tiểu phân

Kết quả chụp ảnh TEM cho thấy đa phần tiểu phân có hình que, có góc cạnh cho phép dự đoán tiểu phân MGF sau khi bào chế có dạng tinh thể. Để xác định rõ hơn, chúng tôi đã thực hiện 2 phƣơng pháp phân tích thông dụng là quét nhiệt lƣợng vi sai và phân tích nhiễu xạ tia X.

Quét nhiệt lượng vi sai

Mẫu dùng để phân tích gồm nguyên liệu và tiểu phân nano MGF thu đƣợc sau khi bào chế, đƣợc làm khô ở nhiệt độ phòng. Các thông số của quá trình quét nhiệt lƣợng vi sai đã đƣợc nêu ở mục 2.2.10.

Hình 3.10:Giản đồ phân tích nhiệt lượng vi sai của (a) mẫu nguyên liệu MGF; (b) mẫu tiểu phân nano MGF

Trên giản đồ năng lƣợng theo nhiệt độ (hình 3.10), mẫu nguyên liệu MGF có một píc thu nhiệt duy nhất (Tonset = 268,64oC), píc có dạng sắc nhọn cho thấy MGF ở dạng tinh thể. Tuy nhiên trên giản đồ nhiệt của mẫu tiểu phân nano MGF xuất hiện píc thu nhiệt sớm hơn với Tonset = 251,87oC; sau đó có thêm một píc thu nhiệt với tín hiệu yếu hơn rất nhiều ở Tonset = 266,29oC. Sự khác biệt về số lƣợng và vị trí píc thu nhiệt giữa 2 mẫu phân tích chứng tỏ có sự thay đổi về cấu trúc của tiểu phân nano MGF khi bào chế. Phân tích kĩ hơn cho thấy: píc thu nhiệt của mẫu tiểu phân

a

54

nano (Tonset = 251,87oC) có hình dạng sắc nhọn gợi ý rằng tại đây diễn ra quá trình thu nhiệt của dạng cấu trúc tinh thể, trong khi đó píc thu nhiệt xuất hiện muộn hơn với Tonset = 266,29oC có thể của một dạng cấu trúc khác.

Nhƣ vậy có sự thay đổi về cấu trúc của MGF khi bào chế bằng phƣơng pháp kết tủa do thay đổi dung môi, tiểu phân nano MGF tạo ra có cấu trúc tinh thể khác với nguyên liệu.

Nhiễu xạ tia X

Hình 3.11:Phổ nhiễu xạ tia X của (a) mẫu nguyên liệu MGF, (b) mẫu tiểu phân nano MGF

Mẫu nguyên liệu và mẫu tiểu phân MGF sau khi bào chế đƣợc phân tích DSC đồng thời đƣợc ghi phổ nhiễu xạ tia X với các thông số đã nêu ở mục 2.2.9.

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample MGF-NL

File: Nam DH Duoc mau MGF-NL.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 49.990 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5.000 ° -

Li n (C ps) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2-Theta - Scale 10 20 30 40

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample MGF nano

File: Nam DH Duoc mau MGF nano.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 49.990 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 11 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5.000 °

Li n (C ps) 0 100 200 300 400 500 600 2-Theta - Scale 10 20 30 40 a b

55

Phân tích phổ nhiễu xạ cho kết quả tƣơng đồng với dữ liệu DSC ở trên. Trên phổ đồ mẫu nguyên liệu (hình 3.11a) có các đỉnh nhiễu xạ với các giá trị góc 2θ khoảng 11o, 12o, 14o, 21o cho thấy nguyên liệu MGF tồn tại ở dạng tinh thể. Tuy nhiên các đỉnh nhiễu xạ của nguyên liệu không quan sát đƣợc trên phổ đồ của mẫu tiểu phân nano, thay vào đó là sự xuất hiện các cực đại nhiễu xạ ở vị trí góc 2θ khoảng 12o, 17o, 24o, 28o (hình 3.11b). Việc xuất hiện các cực đại nhiễu xạ ở vị trí khác cho thấy tiểu phân MGF bào chế đƣợc hầu nhƣ không còn dạng tinh thể của nguyên liệu mà tồn tại chủ yếu ở dạng tinh thể có cấu trúc khác.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế hỗn dịch nhỏ mắt nano mangiferin (Trang 62 - 66)